Quan hệ Việt Nam - EU phát triển nhanh chóng
Trong thời gian thăm Bỉ từ ngày 17 đến 18-9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã thăm Ủy ban châu Âu (EC), làm việc với Ủy viên Đối ngoại và an ninh chung, bà Benita Ferrero Waldner và Ủy viên thương mại Peter Mandelson.
Trong các cuộc làm việc, hai bên hài lòng đánh giá cao sự phát triển nhanh chóng và tích cực trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU gần 20 năm qua. Quan hệ hợp tác từ chỗ chủ yếu là hỗ trợ phát triển, đã phát triển sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đưa EU trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Phó Thủ tướng cảm ơn EU đã ủng hộ Việt Nam trong nhiều năm qua, dành cho Việt Nam nguồn ODA quan trọng trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, tích cực ủng hộ Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với EU, mong muốn xây dựng với EU "Quan hệ đối tác bình đẳng, toàn diện, lâu dài vì mục tiêu cùng phát triển".
Để đạt được mục tiêu này, hai bên nhất trí duy trì cơ chế trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, đẩy nhanh đàm phán và sớm ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc phát triển quan hệ hợp tác sâu rộng, toàn diện, hiệu quả và cùng có lợi giữa Việt Nam và EU trong những năm tới.
Phía EU đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo; khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. EU hoan nghênh và đánh giá cao chủ trương của Việt Nam phát triển quan hệ đối tác hợp tác toàn diện với EU, nhất trí cho rằng việc sớm ký kết PCA là bước đi cần thiết hướng tới mục tiêu trên.
Hai bên đã dành nhiều thời gian trao đổi phương hướng, biện pháp lớn nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, coi đây là trọng tâm hợp tác trong những năm tới. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nêu rõ việc EU quyết định không cho một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hưởng Quy chế Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) giai đoạn 2009-2011 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống một bộ phận không nhỏ người lao động ở Việt Nam, đi ngược lại với chiều hướng phát triển tích cực của quan hệ hợp tác Việt Nam - EU.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng đề nghị phía EC không tiến hành rà soát và chấm dứt việc áp thuế chống bán phá giá đối với giầy mũ da của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường và tiếp tục dành ODA cho Việt Nam cả sau năm 2013.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam ủng hộ tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với EU và mong muốn EU trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của ASEAN; hoan nghênh việc hai bên tiến hành đàm phán thành lập Khu vực mậu dịch tự do EU - ASEAN./.
Gần 300 tỉ đồng để di dân khỏi vùng sạt lở đất  (19/09/2008)
100 triệu USD hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai  (19/09/2008)
Báo cáo thường niên - Doanh nghiệp Việt Nam 2007  (19/09/2008)
Phát huy sức mạnh toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm  (19/09/2008)
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm sẽ dự Khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc  (18/09/2008)
Mỹ phát hành 40 tỉ USD trái phiếu hỗ trợ nền kinh tế  (18/09/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên