Vì một ASEAN yên bình và hạnh phúc
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 18 đến 19-9-2008, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN lần thứ 3 về Hiệp đinh tương trợ tư pháp hình sự. Đây là một Hội nghị quốc tế quan trọng với tổng số 120 đại biểu tham dự, trong đó, có gần 50 đại biểu các nước ASEAN và Ban Thư ký Hiệp định.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh: Sự nhất trí cao và sự đồng thuận giữa cơ quan chức năng các nước ASEAN trong nhận thức và hành động là điều kiện thuận lợi để triển khai Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự. Tại Hội nghị, một lần nữa, Việt Nam muốn khẳng định rằng, việc tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng của các nước ASEAN trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự nhằm đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm là lĩnh vực hợp tác rất quan trọng, góp phần bảo vệ hoà bình và an ninh, trật tự, trong khu vực và trên thế giới. Bộ Công an Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục góp phần thiết thực và quan trọng vào nhiệm vụ phòng, chống tội phạm trong ASEAN, vì một ASEAN yên bình và hạnh phúc.
Là thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam rất quan tâm và nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với các nước ASEAN nói chung và hợp tác trong lĩnh vực tư pháp về hình sự nói riêng. Ngày 29-11-2004 tại Kua-la lăm-pơ, được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thượng tướng Lê Thế Tiệm đã ký “Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN”. Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự giữa các nước Đông Nam Á, thể hiện sự nhất trí và quyết tâm chung của các nước ASEAN trong việc hợp tác phòng, chống tội phạm trong khu vực, nhất là tội phạm xuyên quốc gia. Hiệp định được xây dựng theo sáng kiến của Ma-lai-xi-a, gồm 32 điều quy định phạm vi, giới hạn tương trợ tư pháp về hình sự, hình thức, nội dung và việc thực hiện yêu cầu tương trợ, cơ quan trung ương, bảo mật, thu thập chứng cứ, quyền từ chối cung cấp chứng cứ, sự có mặt của một người tại quốc gia yêu cầu, bảo đảm an toàn, quá cảnh người bị giam giữ, khám xét và tịch thu, trả lại chứng cứ, tống đạt giấy tờ, tương trợ thủ tục tịch thu, sửa đổi, giải quyết tranh chấp, bảo lưu, phê chuẩn, gia nhập, hiệu lực và lưu chiểu Hiệp định. Hiệp định không áp dụng đối với vấn đề dẫn độ tội phạm, chuyển giao người bị kết án, chuyển giao bản án hình sự, công nhận và cho thi hành bản án hình sự.
Đến nay, Hiệp định này đã được tất cả các quốc gia thành viên ASEAN ký kết và 6 quốc gia phê chuẩn là Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Lào và In-đô-nê-xi-a; hiện còn 4 quốc gia Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Phi-lip-pin đang hoàn tất các thủ tục phê chuẩn.
Theo thông lệ, hằng năm, các nước ký kết Hiệp định đăng cai tổ chức Hội nghị quan chức cao cấp theo thứ tự luân phiên (ưu tiên các nước đã phê chuẩn Hiệp định) nhằm tổng kết, đánh giá quá trình ký kết, tham gia Hiệp định; qua đó, xác định những khó khăn, vướng mắc và bàn các biện thúc đẩy thực thi Hiệp định.
Hội nghị lần thứ nhất được tổ chức tại Kua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), từ ngày 15-1 đến ngày 19-1-2006, đã chứng kiến hai nước Thái Lan và Mi-an-ma gia nhập Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN.
Hội nghị lần thứ hai tổ chức tại Xin-ga-po năm 2007, đã đề cập và thảo luận nhiều vấn đề, trong đó phải kể đến báo cáo về vai trò và chức năng của Ban Thư ký cũng như các hoạt động đã tiến hành liên quan đến Hiệp định từ sau hội nghị lần thứ nhất tại Ma-lai-xi-a. Theo đó, Ban Thư ký đã thiết lập trang Web và đăng ký Hiệp định với Liên hợp quốc vào ngày 3-10-2005… Các báo cáo quốc gia cũng thể hiện sự nỗ lực của các cơ quan có thẩm quyền trong việc triển khai thực thi Hiệp định hoặc tiến tới phê chuẩn Hiệp định. Nhiều giải pháp tăng cường triển khai thực hiện Hiệp định đã được đề ra, trong đó có việc thành lập Nhóm chuyên viên ASEAN về Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự.
Để tổ chức Hội nghị và triển khai thực hiện “Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN”, trong thời gian vừa qua, lực lượng Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung nghiên cứu, nắm vững nội dung của Hiệp định, đặc biệt so sánh, vận dụng thực hiện theo hệ thống pháp luật hình sự của Việt Nam như Bộ Luật Hình sự năm 1999; Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003; Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 và nhiều Điều ước quốc tế quan trọng khác liên quan đến hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật trong nước, tập trung triển khai thực hiện Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, trong đó, có tương trợ tư pháp về hình sự tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện Hiệp định này; đồng thời tổ chức tuyền truyền, phổ biến và tập huấn cho lực lượng chuyên trách trong việc triển khai thực hiện Hiệp định./.
Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới  (18/09/2008)
Hội nghị toàn quốc Người cao tuổi làm kinh tế giỏi lần thứ II  (18/09/2008)
400 doanh nghiệp dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản  (18/09/2008)
FED cấp khoản vay khẩn cấp 85 tỉ USD cứu AIG  (18/09/2008)
Việt Nam có thể vào "Top 5" về xuất khẩu dệt may  (18/09/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên