Vinashin sẽ chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính
Chiều 16-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Chỉ thị số 1479/CT-TTg về việc thực hiện Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Như vậy, chỉ tính riêng từ đầu tháng 8 đến thời điểm hiện nay, Chính phủ đã liên tục có các hoạt động, ý kiến chỉ đạo rốt ráo đối với việc tái cơ cấu tập đoàn này.
Trong chỉ thị ban hành ngày hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu Vinashin rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư, chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu thủy; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân công nghiệp tàu thủy.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Vinashin hiện nay là phải xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư, tập trung sức thực hiện tốt các hợp đồng đóng tàu đang có và các dự án đầu tư cần thiết đang dang dở, chuẩn bị ký kết các hợp đồng đóng tàu cho những năm tiếp theo.
Đồng thời, Vinashin cần chấn chỉnh tổ chức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính, đầu tư và công tác nhân sự, làm tốt công tác tư tưởng, động viên cán bộ công nhân viên đoàn kết nhất trí cùng nhau quyết tâm vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động. Thủ tướng yêu cầu phải bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu công việc, đặc biệt là cán bộ quản lý, điều hành các đơn vị.
Cơ cấu lại tổ chức Tập đoàn trong quý IV/2010
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinashin khẩn trương đánh giá lại chính xác, khách quan, trung thực tình hình hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn, các công ty con, công ty liên kết và các dự án đầu tư của Tập đoàn để có phương án sắp xếp, xử lý cụ thể, phù hợp. Và Bộ cũng phải chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các biện pháp để duy trì, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.
Phương án cơ cấu lại tổ chức Tập đoàn sẽ phải được hoàn thiện để báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngay trong quý IV/2010, theo đúng Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị.
Thủ tướng yêu cầu, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ kiện toàn nhân sự Tập đoàn để ổn định tổ chức, tập trung thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhân sự Hội đồng thành viên của Tập đoàn và trình Thủ tướng chấp thuận để Hội đồng thành viên bổ nhiệm Tổng Giám đốc Tập đoàn này.
Xử lý các khoản nợ, xây phương án vốn cho sản xuất kinh doanh
Đối với công tác tái cơ cấu tài chính, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát Tập đoàn trong việc cơ cấu lại tài chính, xử lý các khoản nợ, đánh giá khả năng trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, cân đối các nguồn trả nợ và xây dựng phương án bảo đảm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
Theo tinh thần này, Bộ Tài chính sẽ xác định lại mức vốn điều lệ của Tập đoàn phù hợp với nhiệm vụ được giao, cấp đủ vốn điều lệ theo đúng quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại các khoản nợ và cho vay mới theo đúng quy định của pháp luật và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp thực hiện tái cơ cấu tài chính của Tập đoàn.
Trước đó, ngày 6/8/2010, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 81-KL/TW về Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong đó có nêu các nội dung như cần khẩn trương đánh giá lại chính xác, khách quan, trung thực tình hình hoạt động của Công ty mẹ Tập đoàn, các công ty con, công ty liên kết, các dự án đầu tư của Tập đoàn để có phương án sắp xếp, xử lý cụ thể, phù hợp; Thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Trưởng Ban; Giao các cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan những cá nhân vi phạm pháp luật theo đúng quy định của pháp luật;... Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, đến nay, Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin đã chính thức được thành lập theo Quyết định số 1470/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành và Vinashin nghiêm túc triển khai ngay các công việc cụ thể nhằm tái cơ cấu tập đoàn này. Ngày 13/7/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra Quyết định số 1078/QĐ-TTg đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin đối với ông Phạm Thanh Bình để kiểm điểm trách nhiệm và thanh tra, điều tra, làm rõ các sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra Quyết định số 1079/QĐ-TTg phân công ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin. Sau một thời gian quyết liệt thực hiện các giải pháp tái cơ cấu Vinashin, đến nay các dự án của Vinashin cũ được chuyển về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã khởi động trở lại.Ở Nhà máy Đóng tàu Dung Quất hơn 1.000 công nhân nghỉ việc (trong tổng số hơn 6.000) đã trở lại làm việc, dự kiến tháng 10/2010 sẽ hạ thủy được tàu chở dầu 104.000 tấn. Nhiều tàu trong đội tàu viễn dương chuyển về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã hoạt động trở lại, khắc phục tình trạng ngưng trệ hàng loạt. Mới đây, Tập đoàn Vinashin đã bán được 4 con tàu đóng mới trị giá gần 110 triệu USD (1 tàu 53.000 tấn, 1 tàu 56.000 tấn, 2 tàu 17.000 tấn) cho khách hàng và chuyển nhượng được một số dự án đầu tư ngoài ngành chính để thu hồi vốn; đang dồn sức hoàn tất những con tàu đang đóng dở dang. Dự kiến,lộ trình phát triển cho một “Vinashin mới” được xác định: Đến 2012 hết lỗ, 2014 có lãi. |
Ban Bí thư Trung ương Đảng bổ nhiệm ông Nguyễn Thế Kỷ làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương  (17/08/2010)
Thông qua dự thảo về nhân lực và phụ nữ, trẻ em  (16/08/2010)
Ngoại giao Việt Nam trong 25 năm đổi mới (1986 - 2010)  (16/08/2010)
Kim ngạch xuất khẩu bảy tháng đầu năm tăng 17,5%  (16/08/2010)
Ðại hội Thi đua yêu nước Bộ Thông tin và Truyền thông  (16/08/2010)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay