Bế mạc Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc 2008 tại Hà Nội
Sau 3 ngày làm việc với tinh thần hoan hỉ và từ bi, bác ái... hồi 15giờ 20 phút chiều nay (16-5-2008), tại Hội trường Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), đã diễn ra nghi lễ Bế mạc Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc 2008 với sự hiện diện của hơn 5.000 tăng ni, phật tử, khách quý, 600 phái đoàn Phật giáo đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tới dự lễ bế mạc Đại lễ, về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam có Hoà thượng Thích Phổ Tuệ - Đệ tam Pháp chủ, Hoà thượng Thích Trí Tịnh – Chủ tịch Hội đồng Trị sự, chư tôn đức trong Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự và đại biểu đến từ các tỉnh thành Hội Phật giáo.
Các vị khách quý tham dự lễ bế mạc có Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Gia Khiêm, ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Phạm Thế Duyệt nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Nguyễn Dy Niên nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; cùng đông đảo phật tử ở Hà Nội và các địa phương trong nước; các tình nguyện viên, phóng viên báo chí trong nước và nước ngoài.
Thay mặt Ban điều phối quốc gia, GS.TS, Lê Mạnh Thát, Chủ tịch IOC Việt Nam, đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Nhà nước, Giáo hội và Chư tôn đức giáo đã góp phần vào thành công của Đại lễ; tri ân sự quan tâm của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, các phái đoàn ngoại giao và các cơ quan quốc tế; chư vị tôn túc tăng ni và sự đóng góp của chư vị thiện tri thức, các vị học giả trên thế giới; đặc biệt, tri ân Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đại lễ được thành công tốt đẹp.
Thay mặt Giáo hội Việt Nam, Hoà thượng Thích Trí Quảng, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó trưởng ban kiêm Trưởng tiểu ban nội dung nhấn mạnh: Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008 được tổ chức tại nước ta là một cơ duyên rất lớn. Tinh thần từ bi, trí tuệ của Đức Phật đã được trao truyền tiếp nối. Tổ chức Lễ hội Phật đản, vì vậy, còn là việc đánh thức lương tri của mỗi người. Khi lương tri thức tỉnh, con người sẽ sống với nhau trong tình thương yêu, hoà hợp, tránh được mâu thuẫn, xung đột, đổ vỡ, bạo hành vốn là vấn đề nóng bỏng của thời đại. Xã hội vì thế sẽ tốt đẹp hơn và lý tưởng của nhân loại sẽ trở thành hiện thực.
Tại lễ bế mạc, Đại đức Thích Nhật Từ, Tổng Thư ký IOC, Trưởng tiểu ban nội dung đã thay mặt Ủy ban tổ chức thông báo những kết quả đạt được sau 3 ngày làm việc của Đại hội, đặc biệt đánh giá cao những thành công của các chủ đề Hội thảo và những hoạt động trong khuôn khổ của Đại hội Phật giáo Liên hợp quốc 2008 tại Việt Nam. GS,TS Lê Mạnh Thát tuyên đọc Tuyên bố Hà Nội gồm 16 điểm. Tuyên bố thể hiện mối quan tâm của Phật giáo thế giới đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cam kết đời sống lành mạnh và hoà bình thế giới, quan tâm đến giáo dục cho mọi người trong khuôn khổ đóng góp của Phật giáo, nhấn mạnh tầm quan trong của công nghệ thông tin...
Thay mặt nhân dân, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã có bài Phát biểu đánh giá cao ý nghĩa của Đạo Phật và những thành công của Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008 tại Việt Nam. Phó Thủ tướng khẳng định, Đại lễ không chỉ là một lễ hội Văn hoá tôn giáo quốc tế mà còn là cơ hội tốt để thế giới hiểu biết nhiều hơn về Phật giáo Việt Nam, về văn hoá Việt Nam, về chính sách tự do tín ngưỡng, chính sách đại đoàn kết dân tộc của đất nước Việt Nam yêu chuộng hoà bình, công lý, có một nền văn hoá đa tôn giáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Hy vọng rằng, sau mỗi lần tổ chức đại lễ, tinh thần đoàn kết gắn bó của nhân loại ngày càng thêm bền chặt, hành động ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn vì hoà bình, hợp tác và tiến bộ xã hội. Phó Thủ tướng đánh giá cao những chủ đề hội thảo diễn ra trong khuôn khổ của Đại lễ và khẳng định các chủ đề đó gắn liền với truyền thống bản sắc văn hoá Việt Nam và Phật giáo Việt Nam, khẳng định những đóng góp của đất nước và Phật giáo Việt Nam về các giá trị mà Liên hợp quốc quan tâm. Các chủ đề của hội thảo và Tuyên bố Hà Nội là những đóng góp to lớn của Phật giáo thế giới vào kho tàng tri thức của nhân loại.
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008 tại Hà Nội đã thành công tốt đẹp - đó là cảm nhận chung nhất của hơn 5.000 đại biểu và tăng ni, phật tử tham dự Đại lễ, đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kết thúc điều trần chất độc da cam Việt Nam  (16/05/2008)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bình Định  (16/05/2008)
Bế mạc Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc 2008 tại Hà Nội  (16/05/2008)
Đằng sau cuộc xung đột ở Li-băng  (16/05/2008)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên