Việt Nam - nhìn từ các chỉ số phát triển
Vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế được thể hiện trên nhiều mặt, nhưng khoa học và khách quan là thể hiện ở các chỉ số phát triển. Dưới đây là một vài chỉ số đáng chú ý về phát triển con người và phát triển kinh tế của nước ta theo chuẩn đánh giá của quốc tế.
Thứ nhất là chỉ số phát triển con người hay còn gọi là chỉ số HDI đo tiến bộ trung bình của một nước về phát triển con người. Chỉ số này được đánh giá dựa theo các tiêu chí cơ bản như: giá trị chỉ số phát triển con người, tuổi thọ, tỷ lệ người lớn biết chữ, giáo dục tiểu học, trung học và thu nhập GDP tính theo đầu người.
Báo cáo phát triển con người năm 2007-2008 của Liên hợp quốc cho thấy: HDI của Việt Nam hiện ở mức 0,733, so với năm trước đã tăng 4 bậc. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia Liên hợp quốc, điều đáng chú ý là từ năm 1990 đến nay, chỉ số HDI của Việt Nam liên tục tăng. Liên hợp quốc cũng đánh giá Việt Nam có nhiều cải thiện về công bằng giới thông qua chỉ số GDI và GEM. Trong đó, chỉ số phát triển liên quan tới giới (GDI) phản ánh những bất bình đẳng về thành tựu giữa phụ nữ và nam giới. Chỉ số GEM phản ánh sự bất bình đẳng về cơ hội ở một số lĩnh vực. Bất bình đẳng giới về phát triển con người càng lớn thì GDI của nước đó càng thấp so với HDI. Trong số 156 nước có hai giá trị này, chỉ có 8 nước có chỉ số cao hơn Việt Nam. Một số chuyên gia Liên hợp quốc khẳng định, đó là một thành tích lớn mà Việt Nam cần tiếp tục phát huy.
Thứ hai là chỉ số về uy tín và thương hiệu. Uy tín và thương hiệu Việt Nam đang ngày càng được củng cố trong sự nhìn nhận và lựa chọn của thế giới. Tổ chức tư vấn nổi tiếng thế giới AT Kerney và tập san ngoại giao của Mỹ đã công bố chỉ số toàn cầu hoá năm 2007, trong đó Việt Nam xếp hạng thứ 48 trong số 72 nước được xét đến. Thứ hạng này cao hơn cả hai nước láng giềng là Thái Lan và In-đô-nê-xi-a (Thái Lan xếp thứ 53 và In-đô-xi-a xếp thứ 69). Trong báo cáo cuối năm 2007, Tổ chức Phát triển và thương mại Liên hợp quốc đã xếp Việt Nam trong tốp 10 nước được các công ty đa quốc gia vào đầu tư giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009. Về lĩnh vực thu hút các công ty đa quốc gia, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga và Bra-xin. Tổ chức Tư vấn và Kiểm toán thế giới Price Water House Coopers xếp Việt Nam đứng đầu trong số 20 nền kinh tế đang lên và có sức hấp dẫn cao với các nhà đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, trong đó có công nghiệp phụ trợ. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa Việt Nam lên nhiều bậc, trong báo cáo về môi trường thương mại và kinh doanh.
Những chỉ số vừa nêu, rõ ràng là những con số biết nói, thể hiện nỗ lực rất lớn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong việc phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo cuộc sống cho người dân. Thành quả cách mạng, nhìn từ những chỉ số phát triển so với thế giới, đã cho chúng ta thấy rõ chúng ta đang ở đúng quỹ đạo phát triển bền vững. Và điều đó giúp chúng ta thêm tin tưởng vào con đường, vào lý tưởng mà chúng ta đã chọn, tiến tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.
Trật tự thế giới sẽ thay đổi sau cuộc khủng hoảng Cáp-ca  (15/09/2008)
Việt Nam tham gia ngày Hội Báo Nhân đạo (Pháp)  (15/09/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 8-9 đến 14-9-2008)  (15/09/2008)
Để chống lạm phát tránh gây lạm suy cho sản xuất  (15/09/2008)
Tôn vinh 476 Hoa Trạng Nguyên các tỉnh phía Nam  (15/09/2008)
UNICEF: Số trẻ dưới 5 tuổi tử vong giảm  (15/09/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên