Đại hội lần thứ IX Hội Nhà báo Việt Nam
Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa IX (nhiệm kỳ 2010-2015) ra mắt |
TCCSĐT - Hôm nay (12-8), tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt – Xô (Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ IX chính thức khai mạc. Đến dự Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; các đồng chí đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các đồng chí lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam qua nhiều thời kỳ, các nhà báo lão thành, thân nhân, gia đình các nhà báo liệt sĩ, và trên 400 đại biểu đại diện cho gần 18.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội lần thứ IX Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ đánh giá, tổng kết các hoạt động báo chí và hoạt động của Hội trong những năm qua; khẳng định và biểu dương những thành tựu và đóng góp của báo chí Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam đối với sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm trong hoạt động báo chí cũng như hoạt động của các cấp Hội; xác định phương hướng nhiệm vụ và giải pháp nâng cao vai trò, vị trí, chất lượng và hiệu quả hoạt động trong nhiệm kỳ tới.
Trong 5 năm qua (2005-2010), báo chí cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ về nhiều mặt: tăng loại hình và số lượng cơ quan báo chí; tăng số đầu báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, nhà in, ấn phẩm, chương trình; tăng chất lượng nội dung, hình thức và hiện đại hóa công nghệ in ấn, truyền tải thông tin; tăng số lượng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng; tăng số lượng nhà báo và đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan báo chí; tăng số lượng công chúng báo chí, cả ở trong nước và ngoài nước; tăng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống báo chí.
Hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam các cấp, từ trung ương tới địa phương và các tổ chức cơ sở, đã bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác báo chí và hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam; Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo Việt Nam, không ngừng đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động, hoàn thành thắng lợi phương hướng và nhiệm vụ do Đại hội VIII đề ra, góp phần tích cực và hiệu quả vào sự phát triển của báo chí Việt Nam trong 5 năm qua.
Các cơ quan báo chí, bằng các hình thức, phương pháp, thể loại phong phú, đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời phê phán những thông tin, quan điểm sai trái, âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới. Trong việc thực hiện Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, báo chí đã thông tin kịp thời diễn biến mọi mặt của đời sống xã hội, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến và những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Hệ thống báo chí cả nước ngày càng khẳng định vai trò là diễn đàn của nhân dân, phương tiện phản biện xã hội tích cực, góp phần to lớn vào việc tổng kết các bài học của công cuộc đổi mới trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.
Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng và cảm ơn những đóng góp to lớn của giới báo chí nước nhà và của Hội Nhà báo Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Hoạt động báo chí trong những năm đổi mới nói chung và trong 5 năm qua nói riêng đã đóng góp to lớn và quan trong vào thành tựu phát triển chung của đất nước: Ðã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, cổ vũ nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh trung thực, sinh động ý chí, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những vấn đề bức xúc, nóng bỏng của cuộc sống, góp phần tổng kết thực tiễn, hoạch định chính sách, tham gia quá trình giám sát và phản biện xã hội, quản lý đất nước; phát hiện, biểu dương, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ kỷ cương pháp luật; giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường dân tộc, truyên bá văn hóa, nâng cao dân trí, nhận thức chính trị và trách nhiệm xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào Ðảng, vào chế độ; đồng thời góp phần nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Trong những thành tích chung của báo chí cả nước, có sự đóng góp tích cực của Hội Nhà báo Việt Nam, nhất là những cố gắng tập hợp, đoàn kết, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo, phối hợp cùng các cấp, các ngành, các địa phượng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức Hội và những người làm báo.
Danh sách Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2010-2015 1. Đinh Thế Huynh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; 2. Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; 3. Hà Minh Huệ, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; 4. Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khoá VIII; 5. Mã Diệu Cương, Phó Tổng Giám đốc Đài Tryền hình Thành phố Hồ Chí Minh, 6. Nguyễn Thế Kỷ, Vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương; 7. Trần Bình Minh, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; 8. Thuận Hữu, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; 9. Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí Bộ Thông tin – Truyền thông; 10. Hà Kim Chi, Phó Trưởng ban Công tác Hội – Hội Nhà báo Việt Nam; 11. Trần Gia Thái, Giám đốc đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội. |
Cùng với việc khẳng định những thành tựu báo chí đã đạt được, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu những thiếu sót, khuyết điểm mà báo chí cần kiên quyết sửa chữa, khắc phục. Đó là tình trạng một số cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích, sa vào giật gân, câu khách tầm thường, để lọt những thông tin sai sự thật, lộ bí mật quốc gia, làm tổn hại đến lợi ích chung của nhân dân, của đất nước; đưa thông tin tiêu cực một chiều, lại thiếu sự phân tích, bình luận khách quan làm cho xã hội phân tâm. Một số ít nhà báo còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín và danh dự của giới báo chí. Hội Nhà báo Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua tuy đã có cố gắng làm nhiều việc, nhưng ở nhiều tổ chức Hội hoạt động còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh một số điểm mà Đại hội cần đặc biệt quan tâm trong quá trình thảo luận, cụ thể hoá và triển khai thực hiện, đó là: Báo chí cần nỗ lực phấn đấu để góp phần nâng cao dân trí, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, cổ vũ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đồng thời tích cực bồi dưỡng, từng bước hình thành bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Chiều nay, 12-8, Đại hội IX Hội Nhà báo Việt Nam đã thông qua Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam khóa VIII (sửa đổi, bổ sung) cho phù hợp với tình hình hoạt động báo chí và hoạt động Hội trong giai đoạn 2010 - 2015; công bố danh sách Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2010-2015 gồm 51 ủy viên được Đại hội IX bầu ra, và danh sách Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí. Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khóa VIII, tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khóa IX. Các đồng chí: Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khóa VIII; Hà Minh Huệ, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Mã Diệu Cương, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Phó Chủ tịch.
Đại hội IX Hội Nhà báo Việt Nam dã thông qua Nghị quyết Đại hội, trong đó kêu gọi các nhà báo – hội viên đoàn kết, phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam, ý thức đầy đủ trách nhiệm chính trị, nghĩa vụ công dân của báo chí và người làm báo, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ công tác trọng tâm của Hội trong nhiệm kỳ 2010 – 2015, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước, sự tin yêu của nhân dân./.
Phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội tại Đại hội IX Hội Nhà báo Việt Nam  (12/08/2010)
Phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội tại Đại hội IX Hội Nhà báo Việt Nam  (12/08/2010)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 814 (8-2010)  (12/08/2010)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên