Hoàn thiện các quy định pháp luật về giao thông vận tải, phù hợp với thực tiễn
Ngày 05-6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 13 của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV. Đây là ngày chất vấn thứ hai của Quốc hội tại kỳ họp này.
Quốc hội tiếp tục dành thời gian để chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà về nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực xây dựng. Phiên chất vấn này có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng tham gia giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu nêu liên quan đến điều chỉnh quy hoạch, phát triển nhà ở xã hội, giải pháp để giảm áp lực lên nội đô...
Phát biểu kết thúc phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ hai về lĩnh vực xây dựng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở, quản lý đô thị, kinh doanh bất động sản, các quy định liên quan đến kinh doanh, quản lý nhà chung cư, bảo đảm đồng bộ, thống nhất và phù hợp với thực tiễn.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát công tác quy hoạch, quản lý để ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong quản lý thị trường bất động sản, quản lý trật tự đô thị, chấm dứt tình trạng “phạt cho tồn tại” trong quản lý xây dựng, trong quản lý, vận hành nhà chung cư…
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng và xử lý triệt để các hành vi vi phạm về xây dựng, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra về chất lượng công trình, thực hiện quy hoạch chi tiết và công tác cấp phép xây dựng; chú ý công tác rà soát về mật độ xây dựng, độ cao, diện tích cây xanh, hệ thống phụ trợ trong xây dựng đô thị, khu dân cư; tổng kết, hoàn thiện mô hình thanh tra xây dựng đô thị cho phù hợp với thực tiễn; tập trung phối hợp với địa phương xử lý dứt điểm các sai phạm tại công trình 8B Lê Trực và chung cư HH Linh Đàm…
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan có các giải pháp thực hiện tái cơ cấu thị trường bất động sản gắn với thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững; có các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa tình trạng đầu cơ, ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, “làm giá” để lừa đảo, kiếm lợi; tiếp tục hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp; giảm thiểu sự mất cân đối giữa các phân khúc bất động sản; phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương trong việc kiểm soát, hạn chế việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài.
Trong ngày, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể về nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Tại phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội đã tập trung chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về những vấn đề: Giải pháp xử lý vướng mắc về kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, đội vốn lớn, chậm tiến độ, kém chất lượng; quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện, quản lý xe hợp đồng điện tử, xe quá khổ quá tải, xe taxi truyền thống và taxi công nghệ; công tác đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới, quản lý lái xe; việc thực hiện, quản lý, giám sát thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí hoàn vốn dự án đầu tư trên Quốc lộ và đường bộ cao tốc; công tác giám sát thu phí và tính minh bạch của các dự án BOT; công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và giải pháp kết nối giao thông ở các khu vực...
Trong quá trình chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Kết luận phần chất vấn về lĩnh vực giao thông vận tải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, giao thông vận tải có vai trò như mạch máu của nền kinh tế gắn với sự phát triển của đất nước cũng như ở mỗi địa phương, vùng miền. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực giao thông là rất lớn.
Tuy nhiên, thực tế nguồn lực của đất nước có hạn, do đó để đạt được kết quả tốt nhất, cần có chiến lược phát triển phù hợp, phát huy được hiệu quả các nguồn lực; triển khai đồng bộ, đúng quy định của pháp luật đối với các dự án công trình đã được các vị đại biểu đề cập cụ thể. Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương làm tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ được giao…
Đề cập tới chất lượng phiên chất vấn và trả lời chất vấn, bên lề kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đánh giá, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã trả lời thẳng vào vấn đề, rõ ràng, giải đáp được vấn đề đại biểu nêu. Các Bộ trưởng đã rất nỗ lực trả lời đầy đủ những nội dung liên quan đến các vấn đề “nóng”, đáp ứng mong mỏi của cử tri cả nước.
Cùng ngày, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện về nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội tập trung vào vấn đề sau: Công tác quản lý nghệ thuật biểu diễn, quản lý điện ảnh, quản lý hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; công tác phòng ngừa mê tín dị đoan, quản lý nguồn thu từ các khu di tích, danh lam thắng cảnh, du lịch tâm linh; công tác quản lý và phát triển dịch vụ du lịch.../.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB)  (05/06/2019)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 27-5 đến ngày 02-6-2019)  (05/06/2019)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay