"Tư lệnh" ngành xây dựng, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trả lời những câu hỏi hóc búa từ phía cử tri
23:08, ngày 04-06-2019
TCCSĐT - Chiều 04-6-2019, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực xây dựng. Nhiều câu hỏi liên quan đến phát triển, quy hoạch đô thị, việc di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp và các cơ quan trong khu vực nội thành Hà Nội... đã được đại biểu đặt ra cho "Tư lệnh" ngành xây dựng, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì điều hành chất vấn.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn buổi chiều đã có 39 đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn. Câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội tập trung vào các vấn đề, như: Công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình; Quản lý thị trường bất động sản, xử lý bất cập trong quản lý nhà chung cư, căn hộ du lịch (condotel), văn phòng kết hợp lưu trú (officetel), biệt thự du lịch (resort villa); Công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị, việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô thành phố Hà Nội.
- Trả lời câu hỏi nhiều năm qua, tình trạng phát triển tràn lan các khu đô thị không có người ở, khu đô thị không bảo đảm chất lượng xây dựng, không đúng quy hoạch, không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, không có nhà trẻ, phòng khám, siêu thị. Các nhà siêu mỏng, siêu méo trên những con đường mới mở làm mất an toàn, mỹ quan đô thị không được khắc phục. Trách nhiệm của Bộ trưởng và ngành xây dựng đối với vấn đề này như thế nào. Bộ trưởng có những giải pháp gì và lộ trình thế nào để giải quyết những bất cập nói trên. Người dân và Quốc hội cần chờ thời gian bao lâu để tình trạng nêu trên được giải quyết một cách căn bản, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết:
Hiện Việt Nam có 828 đô thị với tốc độ đô thị hóa đạt 38,5%. Các đô thị được phát triển một cách nhanh chóng. Diện mạo đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn. Khu vực đô thị đã và đang chiếm tỷ trọng chi phối trong tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, lĩnh vực phát triển đô thị còn nhiều hạn chế, tồn tại do có nguyên nhân từ quy hoạch và kiểm soát phát triển đô thị. Theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, thời gian qua, quy hoạch đô thị là công cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất để quản lý quá trình phát triển đô thị, quản lý đầu tư xây dựng ở đô thị. Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch đô thị bộc lộ những hạn chế như chất lượng quy hoạch còn thấp; một số quy hoạch đã dự báo chưa đúng tốc độ, tình hình phát triển, khả năng tăng trưởng dân số, từ đó dẫn tới các tính toán sai về cấu trúc không gian của tổ chức đô thị cũng như các chỉ tiêu về hạ tầng và các chỉ tiêu khác. Điều này dẫn tới những dự án đầu tư thiếu căn cứ trên quy hoạch. Bên cạnh đó, chất lượng đồ án quy hoạch còn thiếu một số điều kiện cụ thể để thực hiện quy hoạch. Cũng theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, khâu tổ chức thực hiện quy hoạch hiện còn một số hạn chế. Cùng với đó là việc xây dựng kế hoạch quy hoạch còn sơ sài, việc tổ chức cắm mốc trên thực địa, công khai quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch kiến trúc sau đồ án quy hoạch còn hạn chế. Các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương tuy có cố gắng nhưng còn hạn chế trong việc kiểm soát trật tự xây dựng ở đô thị. Chính vì vậy, đã xảy ra một số tình trạng xây dựng khu nhà cao tầng trong nội đô, xây dựng một số khu đô thị nhưng không đi kèm quy hoạch hạ tầng xã hội. Khi giải phóng mặt bằng, việc không thực hiện triệt để các quy định, những nhà còn lại diện tích không đủ để xây dựng nhưng vẫn cho làm, dẫn đến tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo trong đô thị.
Bộ trưởng nhận trách nhiệm trong việc tham mưu hoàn thiện hệ thống thể chế, các quy định pháp luật; chưa kịp thời đánh giá, theo dõi tình hình thực hiện pháp luật trên thực tế tại các địa phương; một số nội dung thực tiễn đã có nhưng chưa kịp thời phát hiện để cập nhật, bổ sung theo quy định; chưa thật sự phối hợp quản lý với các địa phương tăng cường trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn, đôn đốc và thực hiện. Ông cũng thừa nhận có trách nhiệm trong việc chậm thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả một số việc theo nhiệm vụ quy định pháp luật giao cho Bộ Xây dựng như: Thẩm định một số dự án, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn định mức đánh giá.... Một bộ phận đội ngũ cán bộ chưa nêu cao được tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân... Nêu một số giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, Bộ sẽ nâng cao chất lượng quy hoạch và bảo đảm tính khả thi của quy hoạch; kiểm soát việc thực hiện dự án đầu tư theo đúng quy hoạch; tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền công bố công khai quy định pháp luật về quy hoạch để nhân dân biết, thực hiện và giám sát; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Trả lời chất vấn về tình trạng xử lý vi phạm quản lý quy hoạch, quản lý đô thị còn lúng túng, bị động và chưa nghiêm và trách nhiệm của Bộ trưởng và các giải pháp khắc phục tình trạng nêu trên, cam kết của Bộ trưởng trong việc kết hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong việc xử lý dứt điểm vi phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực và khu chung cư HH - Khu đô thị Linh Đàm, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết:
Hiện đã có tương đối đầy đủ quy định pháp luật để xử lý hiệu quả các vấn đề về quản lý trật tự xây dựng và xử lý vi phạm về trật tự xây dựng. Thời gian qua, các địa phương có nhiều cố gắng để kiểm soát, quản lý và hạn chế vi phạm trật tự xây dựng. Năm 2016, số công trình vi phạm là 15.593 công trình, trong đó có 7.308 công trình không phép, 5.164 công trình sai phép. Đến năm 2018, chỉ có 10.608 công trình sai phạm, trong đó, có 3.012 công trình không phép, 5.331 công trình sai phép. Bộ trưởng cho rằng, tỷ lệ vi phạm có giảm theo chiều hướng tích cực, nhưng vẫn còn ở mức cao và là vấn đề gây ra những lệch lạc trong quy hoạch xây dựng, gây bức xúc trong nhân dân và cử tri. Bộ trưởng cũng chỉ ra những tồn tại ở công tác này như: Quy định quản lý cơ bản đủ nhưng còn một số nội dung bất cập; quy trình, thủ tục xử lý vi phạm còn phức tạp, thiếu khả thi, chưa đồng bộ; số lượng công trình vi phạm trật tự xây dựng đã giảm qua từng năm nhưng còn diễn biến phức tạp. Theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, nguyên nhân dẫn đến tồn tại này là một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác đất đai, trật tự xây dựng, mô hình thanh tra đô thị còn có điểm chưa hợp lý, chưa thực sự gắn kết với chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra còn mỏng, một bộ phận cán bộ thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực. Nhiều trường hợp chậm phát hiện hoặc phát hiện rồi nhưng chưa xử lý kịp thời, kiên quyết, triệt để.
Về trách nhiệm của Bộ Xây dựng với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về tòa nhà 8B Lê Trực và khu chung cư HH tại Khu đô thị Linh Đàm, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng, hai vụ việc này thuộc trách nhiệm xử lý của Hà Nội. Đối với tòa nhà 8B Lê Trực, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đang thực hiện khống chế, phá dỡ phần vi phạm theo giấy phép. Về khu chung cư HH ở Khu đô thị Linh Đàm Bộ trưởng Phạm Hồng Hà thẳng thắn, “vi phạm có rồi, trách nhiệm xử lý thuộc về Hà Nội, không phải của Bộ Xây dựng”. Tuy nhiên với vấn đề này, các đại biểu cho rằng, hầu như trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương, cụ thể là thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, điều mà cử tri quan tâm là vấn đề vi phạm tại công trình HH Khu đô thị Linh Đàm bao giờ được xử lý.
- Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng và của ngành khi để xảy ra tình trạng tiến độ di dời chậm, quỹ đất sau khi di dời chưa được bàn giao cho Thủ đô Hà Nội để quản lý theo quy hoạch, chưa thực hiện nghiêm theo Quyết định 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết:
Chủ trương di dời các cơ sở sản xuất, y tế, đào tạo, dạy nghề ra ngoài khu vực nội đô đã được quy định tại Luật Thủ đô, quy định tại quy hoạch chung của thành phố Hà Nội theo Quyết định 130. Quyết định này quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành. Ví dụ, thành phố Hà Nội có trách nhiệm lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài nội thành. Bộ Xây dựng có trách nhiệm lập danh mục, tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời cho các cơ quan đóng trên địa bàn Hà Nội. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội lập danh mục, tiêu chí, lộ trình các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề cần di dời... Tuy nhiên, đến nay, một số công tác liên quan còn rất chậm. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chưa hoàn thành cơ sở lập danh mục tiêu chí các cơ sở đào tạo, dạy nghề…
Theo dõi phiên chất vấn qua phương tiện thông tin đại chúng, đa số cử tri đánh giá cao không khí sôi nổi, dân chủ, ý kiến rất thẳng thắn tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Việc tường thuật trực tiếp phiên chất vấn và trả lời chất vấn giúp cử tri kịp thời theo dõi, giám sát, nắm bắt được các thông tin về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội của đất nước. Ngày 05-6-2019, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực xây dựng; tiến hành chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch./.
- Trả lời câu hỏi nhiều năm qua, tình trạng phát triển tràn lan các khu đô thị không có người ở, khu đô thị không bảo đảm chất lượng xây dựng, không đúng quy hoạch, không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, không có nhà trẻ, phòng khám, siêu thị. Các nhà siêu mỏng, siêu méo trên những con đường mới mở làm mất an toàn, mỹ quan đô thị không được khắc phục. Trách nhiệm của Bộ trưởng và ngành xây dựng đối với vấn đề này như thế nào. Bộ trưởng có những giải pháp gì và lộ trình thế nào để giải quyết những bất cập nói trên. Người dân và Quốc hội cần chờ thời gian bao lâu để tình trạng nêu trên được giải quyết một cách căn bản, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết:
Hiện Việt Nam có 828 đô thị với tốc độ đô thị hóa đạt 38,5%. Các đô thị được phát triển một cách nhanh chóng. Diện mạo đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn. Khu vực đô thị đã và đang chiếm tỷ trọng chi phối trong tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, lĩnh vực phát triển đô thị còn nhiều hạn chế, tồn tại do có nguyên nhân từ quy hoạch và kiểm soát phát triển đô thị. Theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, thời gian qua, quy hoạch đô thị là công cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất để quản lý quá trình phát triển đô thị, quản lý đầu tư xây dựng ở đô thị. Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch đô thị bộc lộ những hạn chế như chất lượng quy hoạch còn thấp; một số quy hoạch đã dự báo chưa đúng tốc độ, tình hình phát triển, khả năng tăng trưởng dân số, từ đó dẫn tới các tính toán sai về cấu trúc không gian của tổ chức đô thị cũng như các chỉ tiêu về hạ tầng và các chỉ tiêu khác. Điều này dẫn tới những dự án đầu tư thiếu căn cứ trên quy hoạch. Bên cạnh đó, chất lượng đồ án quy hoạch còn thiếu một số điều kiện cụ thể để thực hiện quy hoạch. Cũng theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, khâu tổ chức thực hiện quy hoạch hiện còn một số hạn chế. Cùng với đó là việc xây dựng kế hoạch quy hoạch còn sơ sài, việc tổ chức cắm mốc trên thực địa, công khai quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch kiến trúc sau đồ án quy hoạch còn hạn chế. Các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương tuy có cố gắng nhưng còn hạn chế trong việc kiểm soát trật tự xây dựng ở đô thị. Chính vì vậy, đã xảy ra một số tình trạng xây dựng khu nhà cao tầng trong nội đô, xây dựng một số khu đô thị nhưng không đi kèm quy hoạch hạ tầng xã hội. Khi giải phóng mặt bằng, việc không thực hiện triệt để các quy định, những nhà còn lại diện tích không đủ để xây dựng nhưng vẫn cho làm, dẫn đến tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo trong đô thị.
Bộ trưởng nhận trách nhiệm trong việc tham mưu hoàn thiện hệ thống thể chế, các quy định pháp luật; chưa kịp thời đánh giá, theo dõi tình hình thực hiện pháp luật trên thực tế tại các địa phương; một số nội dung thực tiễn đã có nhưng chưa kịp thời phát hiện để cập nhật, bổ sung theo quy định; chưa thật sự phối hợp quản lý với các địa phương tăng cường trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn, đôn đốc và thực hiện. Ông cũng thừa nhận có trách nhiệm trong việc chậm thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả một số việc theo nhiệm vụ quy định pháp luật giao cho Bộ Xây dựng như: Thẩm định một số dự án, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn định mức đánh giá.... Một bộ phận đội ngũ cán bộ chưa nêu cao được tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân... Nêu một số giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, Bộ sẽ nâng cao chất lượng quy hoạch và bảo đảm tính khả thi của quy hoạch; kiểm soát việc thực hiện dự án đầu tư theo đúng quy hoạch; tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền công bố công khai quy định pháp luật về quy hoạch để nhân dân biết, thực hiện và giám sát; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Trả lời chất vấn về tình trạng xử lý vi phạm quản lý quy hoạch, quản lý đô thị còn lúng túng, bị động và chưa nghiêm và trách nhiệm của Bộ trưởng và các giải pháp khắc phục tình trạng nêu trên, cam kết của Bộ trưởng trong việc kết hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong việc xử lý dứt điểm vi phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực và khu chung cư HH - Khu đô thị Linh Đàm, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết:
Hiện đã có tương đối đầy đủ quy định pháp luật để xử lý hiệu quả các vấn đề về quản lý trật tự xây dựng và xử lý vi phạm về trật tự xây dựng. Thời gian qua, các địa phương có nhiều cố gắng để kiểm soát, quản lý và hạn chế vi phạm trật tự xây dựng. Năm 2016, số công trình vi phạm là 15.593 công trình, trong đó có 7.308 công trình không phép, 5.164 công trình sai phép. Đến năm 2018, chỉ có 10.608 công trình sai phạm, trong đó, có 3.012 công trình không phép, 5.331 công trình sai phép. Bộ trưởng cho rằng, tỷ lệ vi phạm có giảm theo chiều hướng tích cực, nhưng vẫn còn ở mức cao và là vấn đề gây ra những lệch lạc trong quy hoạch xây dựng, gây bức xúc trong nhân dân và cử tri. Bộ trưởng cũng chỉ ra những tồn tại ở công tác này như: Quy định quản lý cơ bản đủ nhưng còn một số nội dung bất cập; quy trình, thủ tục xử lý vi phạm còn phức tạp, thiếu khả thi, chưa đồng bộ; số lượng công trình vi phạm trật tự xây dựng đã giảm qua từng năm nhưng còn diễn biến phức tạp. Theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, nguyên nhân dẫn đến tồn tại này là một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác đất đai, trật tự xây dựng, mô hình thanh tra đô thị còn có điểm chưa hợp lý, chưa thực sự gắn kết với chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra còn mỏng, một bộ phận cán bộ thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực. Nhiều trường hợp chậm phát hiện hoặc phát hiện rồi nhưng chưa xử lý kịp thời, kiên quyết, triệt để.
Về trách nhiệm của Bộ Xây dựng với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về tòa nhà 8B Lê Trực và khu chung cư HH tại Khu đô thị Linh Đàm, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng, hai vụ việc này thuộc trách nhiệm xử lý của Hà Nội. Đối với tòa nhà 8B Lê Trực, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đang thực hiện khống chế, phá dỡ phần vi phạm theo giấy phép. Về khu chung cư HH ở Khu đô thị Linh Đàm Bộ trưởng Phạm Hồng Hà thẳng thắn, “vi phạm có rồi, trách nhiệm xử lý thuộc về Hà Nội, không phải của Bộ Xây dựng”. Tuy nhiên với vấn đề này, các đại biểu cho rằng, hầu như trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương, cụ thể là thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, điều mà cử tri quan tâm là vấn đề vi phạm tại công trình HH Khu đô thị Linh Đàm bao giờ được xử lý.
- Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng và của ngành khi để xảy ra tình trạng tiến độ di dời chậm, quỹ đất sau khi di dời chưa được bàn giao cho Thủ đô Hà Nội để quản lý theo quy hoạch, chưa thực hiện nghiêm theo Quyết định 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết:
Chủ trương di dời các cơ sở sản xuất, y tế, đào tạo, dạy nghề ra ngoài khu vực nội đô đã được quy định tại Luật Thủ đô, quy định tại quy hoạch chung của thành phố Hà Nội theo Quyết định 130. Quyết định này quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành. Ví dụ, thành phố Hà Nội có trách nhiệm lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài nội thành. Bộ Xây dựng có trách nhiệm lập danh mục, tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời cho các cơ quan đóng trên địa bàn Hà Nội. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội lập danh mục, tiêu chí, lộ trình các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề cần di dời... Tuy nhiên, đến nay, một số công tác liên quan còn rất chậm. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chưa hoàn thành cơ sở lập danh mục tiêu chí các cơ sở đào tạo, dạy nghề…
Theo dõi phiên chất vấn qua phương tiện thông tin đại chúng, đa số cử tri đánh giá cao không khí sôi nổi, dân chủ, ý kiến rất thẳng thắn tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Việc tường thuật trực tiếp phiên chất vấn và trả lời chất vấn giúp cử tri kịp thời theo dõi, giám sát, nắm bắt được các thông tin về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội của đất nước. Ngày 05-6-2019, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực xây dựng; tiến hành chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch./.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn về Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội  (04/06/2019)
Khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội  (04/06/2019)
Đổi mới chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn  (04/06/2019)
Những chuyển đổi kinh tế của Cuba nhằm thu hút đầu tư và sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam  (04/06/2019)
Coi trọng dự báo các vấn đề phát sinh của thương mại thế giới  (03/06/2019)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên