Gia tăng hợp tác, phối hợp xử lý các thách thức trên biển
Trong hai ngày 14 và 15-3, hơn 80 quan chức và chuyên gia đầu ngành về an ninh và hợp tác biển từ 27 thành viên ARF, các tổ chức quốc tế liên quan và các Bộ, ngành của Việt Nam đã có các phiên thảo luận sôi nổi, hiệu quả về nhiều nội dung của hợp tác và an ninh biển, từ việc kiểm điểm tình hình an ninh biển, hoạt động của các cơ chế hợp tác, chính sách và biện pháp của quốc gia, tới những chủ đề cấp thiết hiện nay như an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững.
Trao đổi về tình hình an ninh biển ở khu vực, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tuân thủ và thực thi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982, trên các vùng biển ở khu vực.
Đồng thời, các đại biểu chia sẻ quan ngại trước tình trạng các thách thức trên biển tiếp tục diễn biến phức tạp, trong đó các tranh chấp chưa được giải quyết, sự gia tăng các loại tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn ma túy, buôn người, và nạn khai thác cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa…
Trước tình hình đó, cuộc họp nhất trí các nước khu vực cần tiếp tục gia tăng hợp tác, phối hợp với nhau để xử lý những thách thức đặt ra một cách tổng thể, hữu hiệu.
Nhân dịp này, nhiều đại biểu lên tiếng bày tỏ quan ngại trước những diễn biến thời gian qua ở Biển Đông, trong đó có các hành động đơn phương, quân sự hóa, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực, không tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác giải quyết những thách thức chung.
Theo đó, các đại biểu đề cao nguyên tắc thượng tôn pháp luật, tuân thủ và thực thi nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982; kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình; không quân sự hóa; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) thực chất, hữu hiệu, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trước cục diện an ninh biển khu vực có nhiều diễn biến đan xen, cuộc họp ghi nhận nỗ lực của các cơ chế khu vực cũng như của nhiều quốc gia nhằm tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh biển.
Trong số đó có việc thiết lập kênh liên lạc trực tiếp giữa các quan chức quốc phòng, xây dựng quy tắc hướng dẫn chung, cải tiến cơ chế trao đổi về biển, hoạt động tuần tra chung, xây dựng và mở rộng cơ chế chia sẻ thông tin, hỗ trợ xây dựng và nâng cao năng lực, cũng như tiến trình thương lượng giữa ASEAN và Trung Quốc để đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả.
Liên quan tới vấn đề an toàn hàng hải, cuộc họp ghi nhận việc ASEAN đã thông qua quy trình hoạt động chuẩn nhằm giúp giúp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các nước trong những chiến dịch tìm kiếm cứu nạn, đề xuất của Nhật ứng dụng công nghệ trong theo dõi di chuyển của tàu bè và sáng kiến của Mỹ về bảo đảm an toàn thông tin, chống tấn công mạng nhắm vào tàu thuyền.
Các đại biểu cũng nghe báo cáo về một số hoạt động, sáng kiến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững, trong đó có nỗ lực xử lý nạn rác thải nhựa trên biển.
Trong khuôn khổ ARF, từ tháng 8-2018 tới nay, đã có 5 hội thảo được tổ chức để bàn về những nội dung khác nhau trong công tác bảo đảm an ninh biển, bao gồm xây dựng cơ chế đầu mối liên lạc quốc gia về các vấn đề trên biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai tại các khu vực ven biển, tăng cường an toàn khi đi lại bằng phà, vận dụng quy định của Công ước Luật biển và các văn kiện pháp lý quốc tế để xử lý các vấn đề đang nổi lên và hợp tác thực thi pháp luật trên biển.
Dự kiến từ nay tới tháng 8-2019 sẽ có thêm các hội thảo về chủ đề ngăn ngừa rác thải nhựa, tăng cường hợp tác xử lý các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực nghề cá…
Chuẩn bị kế hoạch hoạt động cho giai đoạn mới, cuộc họp đã xem xét một số sáng kiến, hoạt động do các nước đề xuất. Trong đó, ngoài các nội dung ưu tiên và tiếp nối từ giai đoạn trước như thực hiện quy định của Công ước Luật biển và các văn kiện pháp lý quốc tế, hợp tác thực thi pháp luật trên biển, nâng cao nhận thức không gian biển và an toàn phà, có thêm các nội dung mới như sáng kiến xây dựng quy tắc hướng dẫn dành cho các cơ quan thực thi pháp luật trên biển nhằm ngăn ngừa và quản lý sự cố, giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Luật biển, lập danh mục đầu mối liên lạc và đào tạo về an toàn tàu, cảng…
Tính riêng từ đầu năm 2019, Cuộc họp lần thứ 11 Nhóm giữa kỳ ARF về An ninh biển là hoạt động thứ 3 trong khuôn khổ ARF do Việt Nam tổ chức về chủ đề an ninh biển.
Thành công của cuộc họp lần này tiếp tục cho thấy vai trò trách nhiệm cùng sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác về các vấn đề liên quan tới hoà bình, ổn định ở khu vực, trong đó có an ninh biển.
Tại cuộc họp, các đại biểu đều đánh giá cao vai trò và đóng góp tích cực của đoàn Việt Nam, chia sẻ và nhất trí với nhiều đánh giá, biện pháp do đoàn Việt Nam đề xuất, trong đó có việc rà soát, sắp xếp và tổ chức lại các cơ chế hợp tác biển hiện có trong khu vực nhằm nâng cao hiệu quả và tránh chồng chéo.
Theo quy định, các kết quả và đề xuất được nhất trí tại Cuộc họp Nhóm giữa kỳ lần này sẽ được báo cáo lên Hội nghị Quan chức cao cấp ARF dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5-2019 tại Thái Lan./.
Càng gần đến thời hạn cuối, tương lai Brexit càng khó đoán định  (17/03/2019)
Báo chí có vai trò quan trọng trong truyền thông về chuẩn mực văn hóa  (17/03/2019)
Đoàn Tiểu ban văn kiện Đại hội XIII làm việc tại tỉnh Quảng Ninh  (17/03/2019)
Việt Nam-Nam Phi tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện  (16/03/2019)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc tại tỉnh Bình Thuận  (16/03/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển