Việt Nam nêu quyết tâm đạt được mục tiêu về bình đẳng giới tại Liên hợp quốc
Chính phủ Việt Nam cam kết dành khoảng 2,6% tổng GDP hằng năm cho các chính sách, chương trình về trợ giúp xã hội cho những người dân yếu thế nhất trong xã hội, trong đó có phụ nữ và trẻ em gái.
Việt Nam sẽ tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về an sinh xã hội, ưu tiên vấn đề cải cách bảo hiểm xã hội, học tập suốt đời cho phụ nữ và trẻ em gái, tạo việc làm đối với phụ nữ cao tuổi và phụ nữ di cư để đạt được mục tiêu bình đẳng giới đã đề ra.
Đây là nội dung phát biểu sáng 13-3 (theo giờ Mỹ) của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại Khóa họp lần thứ 63 Ủy ban Địa vị Phụ nữ Liên hợp quốc tại thành phố New York.
Tại diễn đàn lớn nhất của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và quyền phụ nữ này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng nêu rõ quyết tâm của Việt Nam để tiến tới mục tiêu trên, mặc dù Việt Nam cũng như nhiều quốc gia thành viên của Liên hợp quốc khác hiện đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, như sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, già hóa dân số và biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ ủng hộ với những vấn đề trọng tâm trong khóa họp lần này vì đã thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các Công ước quốc tế về quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em gái, Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, cũng như Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng sau 25 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh, thế giới đã có những bước tiến dài trên chặng đường thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em.
Ủy ban Địa vị Phụ nữ Liên hợp quốc đã thực hiện tốt vai trò là diễn đàn lớn nhất và có tầm quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực bình đẳng giới, là nơi đề ra các ý tưởng, chiến lược, định hướng về vấn đề bình đẳng giới cho các quốc gia thành viên Liên hợp quốc.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định “sự hội nhập và nâng cao quyền năng cho phụ nữ đã có tác động mang tính dây chuyền tích cực và quan trọng đối với từng quốc gia, khu vực và toàn cầu”, dẫn chứng các báo cáo đều cho thấy những thành công trong việc giảm đáng kể sự bất bình đẳng về thu nhập và phi thu nhập thông qua sự kết hợp các chính sách tiến bộ về kinh tế và xã hội. Tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững là xu hướng chung mà các quốc gia thành viên đã và đang hướng tới.
Bộ trưởng cho biết Việt Nam cũng như nhiều quốc gia thành viên trong Liên hợp quốc khẳng định bảo đảm an sinh xã hội là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển quốc gia.
Hệ thống pháp luật, chính sách về bảo đảm an sinh xã hội cho người dân nói chung, cho phụ nữ và trẻ em gái nói riêng gồm 4 trụ cột: thứ nhất là chính sách thúc đẩy việc làm bền vững và giảm nghèo cho phụ nữ và trẻ em gái; thứ hai là chính sách bảo hiểm xã hội; thứ ba là chính sách trợ giúp xã hội; thứ tư là các chính sách bảo đảm một số dịch vụ xã hội cơ bản.
Tại diễn đàn, Bộ trưởng cũng chia sẻ một số thành tựu Việt Nam đã đạt được trong việc rút ngắn khoảng cách bình đẳng giới như tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của lao động nữ Việt Nam hiện là 71,2% và Việt Nam đã đạt được tốc độ giảm nghèo liên tục và bền vững trong hơn 30 năm qua.
Chính phủ Việt Nam cũng cam kết dành khoảng 2,6% tổng GDP hằng năm cho các chính sách, chương trình về trợ giúp xã hội cho những người dân yếu thế nhất trong xã hội, trong đó có phụ nữ và trẻ em gái.
Theo khảo sát năm 2018 của Mastercard, tỷ lệ nữ chủ doanh nghiệp của Việt Nam đạt 31,3% trên tổng số chủ doanh nghiệp và xếp thứ 6/57 quốc gia được xếp hạng.
Việt Nam có mặt trong 10 nước cao nhất thế giới về chỉ số này và tiếp tục duy trì thứ hạng về chỉ số cơ hội và tham gia vào nền kinh tế của phụ nữ.
Bộ trưởng cũng đóng góp ý kiến cho rằng trước mắt, cần chú trọng đến công tác tổng kết 25 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh, từ đó tìm ra những giải pháp và khuyến nghị phù hợp ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Bộ trưởng cho rằng cần đầu tư nguồn lực nhiều hơn nữa cho những hoạt động phối hợp trong những lĩnh vực như an sinh xã hội, giáo dục, giảm nghèo, trao quyền kinh tế, bảo vệ môi trường và các hành động ứng phó với vấn đề khí hậu.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng kêu gọi các quốc gia thành viên cam kết dành một tỷ lệ GDP thích đáng vào ngành dịch vụ chăm sóc, đặc biệt là chăm sóc trẻ em.
Nghiên cứu cho thấy chỉ cần đầu tư 2% GDP vào dịch vụ này, số lượng việc làm sẽ tăng khoảng 2,4% - 6,1%. Từ đó, phần lớn các công việc tạo ra có thể do phụ nữ đảm nhiệm, làm giảm khoảng cách giới trong việc làm, và các chính sách này sẽ thúc đẩy việc làm nói chung và tăng trưởng kinh tế.
Khóa họp 63 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ Liên hợp quốc diễn ra tại thành phố New York từ ngày 11 đến 22-3, với sự tham dự của hơn 100 phó tổng thống, phó thủ tướng và bộ trưởng trên khắp thế giới cùng nhiều đại diện của các tổ chức đa phương, phi chính phủ./.
Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng  (14/03/2019)
Thủ tướng yêu cầu các bộ làm tốt các nhiệm vụ từ quý I  (14/03/2019)
Nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện truyền thông mới - “sức mạnh mềm” góp phần thúc đẩy văn hóa đối ngoại  (14/03/2019)
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp toàn diện vào phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay  (14/03/2019)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức hội nghị thăm dò, khai thác năm 2019  (14/03/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên