Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cần tiếp tục rà soát, phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng, bảo đảm minh bạch, không có vùng cấm.
Ngày 14-3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Tổng kết 24 năm thực hiện Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự (1994 - 2018).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự hội nghị có Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo báo cáo tại hội nghị, 24 năm thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự đã cho kết quả như sau: Cùng với việc quy hoạch, xây dựng hệ thống các công trình quốc phòng và khu quân sự đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu thì các đơn vị trong toàn quân đã chú trọng triển khai đầy đủ hệ thống kế hoạch, phương án quản lý, bảo vệ. Những công trình quốc phòng, khu quân sự quan trọng đều được xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ riêng.
Bên cạnh đó công tác phân loại, xây dựng hồ sơ quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự được tiến hành chặt chẽ đối với từng loại công trình. Hằng năm, các địa phương, đơn vị đều tổng hợp báo cáo, định kỳ tiến hành tổng kiểm kê và báo cáo đúng quy định của Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thực hiện…
Báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập trong thực hiện pháp lệnh như công tác quán triệt, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức trách nhiệm thực hiện Pháp lệnh cho cán bộ, chiến sỹ và quần chúng nhân dân ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được thường xuyên, liên tục. Do vậy, nhận thức của một bộ phận cán bộ, quần chúng nhân dân về nhiệm vụ quản lý, bảo vệ công trình còn hạn chế.
Bên cạnh đó, Pháp lệnh được ban hành đã 24 năm, nhiều nội dung đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa kịp thời thể chế hoá đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, không phù hợp với nội dung một số luật mới được ban hành. Việc phân loại, phân nhóm, xác định khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự còn thiếu nhất quán, chưa đồng bộ, không phù hợp với thực tiễn hiện nay, chưa thống nhất với một số văn bản quy phạm pháp luật khác, khó áp dụng trên thực tế...
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đánh giá thực tiễn 24 năm triển khai Pháp lệnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Bộ Quốc phòng, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội đã phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo quy định pháp luật, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống các công trình quốc phòng và khu quân sự.
Ghi nhận công tác phối hợp tốt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Thủ tướng chỉ rõ Bộ Quốc phòng cùng các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, góp phần bổ sung chủ trương, đường lối về quân sự, quốc phòng của Đảng, Nhà nước. Các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương đã quán triệt nghiêm túc, nỗ lực thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân.
Thủ tướng nêu rõ đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới với những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp; sự bùng nổ của công nghệ thông tin, khoa học công nghệ hiện đại tác động sâu sắc cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam.
Từ nhận định đó, Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng cùng các bộ, ban, ngành, địa phương cần nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm và khẩn trương có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục hiệu quả những tồn tại, hạn chế trong thực hiện Pháp lệnh. Cùng với đó, Bộ Quốc phòng cùng các đơn vị có liên quan cần tiếp tục quán triệt sâu rộng, triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; nâng cao chất lượng xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc, toàn diện. Bộ Quốc phòng và các bên liên quan phải chủ động xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh các đề án, phương án tác chiến, phương án bảo đảm mọi mặt cho khu vực phòng thủ; làm tốt công tác chuẩn bị, tăng cường tiềm lực quốc phòng ngay từ thời bình, chủ động đối phó với mọi tình huống xảy ra.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng, các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương, cần tăng cường công tác tuyên truyên, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân; chú trọng xây dựng tinh thần tự giác chấp hành và kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn những hành vi xâm hại công trình quốc phòng, khu quân sự.
Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự gắn với quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, nhất là các địa bàn có công trình quốc phòng và khu quân sự quan trọng. Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan cần chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và phối hợp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các vụ việc phức tạp, các vi phạm pháp luật liên quan đến công trình quốc phòng và khu quân sự…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cần tiếp tục rà soát, phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng, bảo đảm minh bạch, không có vùng cấm và theo đúng quy định của pháp luật, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, quân đội./.
Thủ tướng yêu cầu các bộ làm tốt các nhiệm vụ từ quý I  (14/03/2019)
Nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện truyền thông mới - “sức mạnh mềm” góp phần thúc đẩy văn hóa đối ngoại  (14/03/2019)
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp toàn diện vào phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay  (14/03/2019)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức hội nghị thăm dò, khai thác năm 2019  (14/03/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển