Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ngày 21-02, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì khai mạc Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Phiên họp thứ 31 được tiến hành trong một ngày. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về các vấn đề khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công và dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi); cho ý kiến về việc điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc; nghe Chính phủ báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).
Tiếp theo, với điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề còn có những ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công.
Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu phát biểu, kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh về phạm vi sửa đổi và tên gọi của Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí việc sửa đổi phạm vi và tên gọi của dự án Luật trên cơ sở tùy thuộc vào quá trình rà soát lại nội dung dự án luật với tinh thần bảo đảm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự phát triển và hạn chế tối đa sửa những điều chưa cần thiết hoặc sửa sẽ làm phá vỡ hệ thống pháp luật…
Về nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, có ý kiến đề nghị không quy định “nguồn vốn để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách” trong Luật này vì một số nguồn để lại cho đầu tư đã được điều chỉnh ở nhiều văn bản quy định khác nhau.
Một số ý kiến đề nghị cần quy định nội dung này để quản lý nguồn lực đầu tư của Nhà nước nhưng cũng cần tạo điều kiện để các đơn vị phát huy quyền tự chủ, đồng thời tránh những quy định chỉ mang tính hình thức và gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình theo hướng nguồn thu để lại cho các đơn vị hoặc các đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ về tài chính, thay cho từ “ngoài ngân sách” thì vẫn là vốn đầu tư công nhưng theo trình tự riêng phù hợp với trình tự thủ tục tài chính hiện hành.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất không tách riêng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là dự án độc lập (Điều 6).
Về tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C (Điều 7-10), theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, một số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ lên 35.000 tỷ đồng và điều chỉnh theo tỷ lệ tương ứng đối với các dự án nhóm A, B, C là mức điều chỉnh quá cao, dẫn tới khó kiểm soát, đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành.
Một số ý kiến cho rằng có thể điều chỉnh tổng mức đầu tư phân loại dự án nhưng phải trên cơ sở đánh giá trên thực tế.
Nhiều ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng thực tế thời gian qua cho thấy, chỉ số giá không có biến động lớn và việc phân cấp đầu tư công cơ bản ổn định.
Với quy định như Luật hiện hành, mới chỉ có hai dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội và không có vướng mắc gì.
Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn, sau gần bốn năm thực hiện Luật Đầu tư công, chỉ số CPI đã tăng khoảng 10%, quy mô thu ngân sách tăng khoảng 55%, chi ngân sách cho đầu tư phát triển tăng khoảng 120%, quy mô các dự án đầu tư công cũng lớn hơn, để Luật sửa đổi lần này phù hợp với thực tiễn biến động giá cả, phân loại dự án phù hợp với quy mô ngân sách, đề nghị mức vốn đầu tư của các dự án quan trọng quốc gia tăng thêm 50% so với quy định hiện hành, lên 15.000 tỷ đồng.
Tương tự đối với các dự án nhóm A, B, C, đề nghị mức tăng 50% so với quy định hiện hành và thể hiện tại các điều 7, 8, 9, 10 của Dự thảo Luật.
Có ý kiến đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành vì không cần thiết điều chỉnh và thực tế thực hiện không phát sinh vướng mắc. Cơ quan soạn thảo đề nghị điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia lên mức vốn 20.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở các ý kiến thảo luận tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý rà lại, không chỉ về mặt giá trị mà cần rà lại cả những yếu tố liên quan đến môi trường, xã hội, về rừng, diện tích lúa nước, vấn đề mật độ dân cư và không đặt ra yếu tố dự án“đặc thù”, dự án“đặc biệt”.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ chỉ có dự án khẩn cấp và dự án liên quan đến thiên tai địch họa nếu theo trình tự thì không thể giải quyết được; cần làm rõ vì sao phải điều chỉnh mức vốn, cần phải giải trình trước Quốc hội.
Đồng tình với cách tính của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng ví dụ cách tính giá sắt thép cách đây 10 năm cũng khác so với hiện nay. Do đó, cần dựa trên cách tính về trượt giá cho phù hợp, khoa học bởi việc phân loại từ 10.000 tỷ đồng lên 35.000 tỷ đồng là không có căn cứ.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, nên tính thêm để có khoảng thời gian “sống” của dự án cho hợp lý.
Về quy định quản lý nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ vẫn phải lấy Luật Quản lý nợ công làm gốc và tránh tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan đầu mối trong quản lý.
Về Kế hoạch đầu tư công ba năm cuốn chiếu, có ý kiến cho rằng, để đảm bảo tính linh hoạt trong điều hành, đề nghị bổ sung Kế hoạch đầu tư công ba năm cuốn chiếu và Chính phủ sẽ điều chỉnh Kế hoạch này trong phạm vi Kế hoạch đầu tư công năm năm để phù hợp với thực tiễn. Có ý kiến đề nghị không quy định nội dung này trong Dự thảo Luật.
Sau khi các ý kiến phát biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, không quy định kế hoạch ba năm vì không cần thiết, tránh rườm rà, phức tạp thêm.
Về nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn năm năm và thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trong việc quyết định danh mục dự án cụ thể, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh để thể hiện đúng theo tinh thần Hiến pháp, Quốc hội quyết định về tổng mức đầu tư, tiêu chí, danh mục và Quốc hội có thể ủy quyền.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của thường trực Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc không quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Nhân dân trong việc xem xét các dự án trong thời gian không diễn ra kỳ họp.
Về vấn đề này, nhiều ý kiến trong Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng việc bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Nhân dân trong việc xem xét các dự án trong thời gian Hội đồng Nhân dân không họp là không phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng đã có quy định việc Hội đồng Nhân dân có thể họp nhiều hơn 2 kỳ/năm hoặc họp bất thường để giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân, trong đó có việc quyết định chủ trương đầu tư.
Mặt khác, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đang được đề xuất sửa đổi, bổ sung.
Để bảo đảm tính thống nhất về luật pháp, cần xem xét chức năng, nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng Nhân dân tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương mang tính tổng thể, áp dụng cho nhiều lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực đầu tư công.
Do đó, Ủy ban Tài chính - Ngân sách kiến nghị tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, không quy định về thẩm quyền của Thường trực Hội đồng Nhân dân vào Dự thảo Luật này.
** Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình đề ra và bế mạc vào chiều cùng ngày.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thảo luận về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công và dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi).
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước của dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc; nghe Chính phủ báo cáo về kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu nhiên, Nhi đồng và các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) và dự án Luật Giáo dục (sửa đổi); đồng thời đề nghị Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về việc điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước của của dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc để sớm ký ban hành.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Phiên họp thứ 32 và 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào Tháng Ba và Tháng Tư tới, sẽ xem xét, thảo luận và quyết định rất nhiều nội dung, trong khi thời gian chuẩn bị là không dài. Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần chuẩn bị tốt các nội dung, tài liệu phục vụ các phiên họp; các cơ quan trình cần chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, gửi đúng thời gian quy định, bảo đảo chất lượng các tài liệu, báo cáo.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội tích cực, chủ động theo dõi, đôn đốc tiến độ chuẩn bị nội dung, tiến hành thẩm tra kỹ các nội dung trước khi trình về triệu tập phiên họp. Tổng Thư ký Quốc hội chủ động phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban kiểm tra, rà soát, việc chuẩn bị các nội dung để xây dựng cũng như điều chỉnh chương trình các phiên họp.
Trước đó, Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) tại phiên họp thứ 31, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân về toàn bộ dự thảo Luật, tập trung vào 11 nhóm vấn đề trọng tâm, trong đó có: quy định triết lý giáo dục, hướng nghiệp, phân luồng, chính sách cử tuyển; đầu tư cho giáo dục, trách nhiệm của nhà nước; nhà giáo; người học; chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; liên thông trong giáo dục; thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, tuyển sinh đại học; tự chủ của cơ sở giáo dục; cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục...
Kết quả lấy ý kiến nhân dân cho thấy sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp nhân dân đối với dự thảo Luật, với trên 1 triệu lượt ý kiến góp ý. Đa số ý kiến cho rằng dự thảo Luật được xây dựng công phu, về cơ bản đã thể chế hóa được các quan điểm, đường lối của Đảng và cụ thể hóa được các quy định của Hiến pháp năm 2013. Dự thảo Luật cũng đã kế thừa các quy định còn phù hợp và khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Các ý kiến phát biểu tại phiên họp bày tỏ hoan nghênh việc Chính phủ chủ động, làm việc khoa học, mở rộng đối tượng lấy ý kiến; hoan nghênh việc các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị hữu quan đã tích cực góp ý vào dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới nền giáo dục nước nhà, nhiều ý kiến rất tâm huyết và sâu sắc. Các đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp thu, hoàn thiện dự án luật, đồng thời giải trình rõ về những ý kiến chưa được tiếp thu.
Ngoài ra, các đại biểu cũng cho ý kiến về phân luồng học sinh trung học phổ thông, về thi và cử tuyển, về học phí,... bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật; nên giữ lại các trường chuyên, lớp chọn để đào tạo nhân tài, bồi dưỡng các nhà khoa học, các nhà quản lý tương lai; không xây dựng thang, bảng lương riêng với các nhà giáo, mà sẽ có chính sách ưu đãi riêng với nhà giáo trong thang, bảng lương viên chức; về sách giáo khoa…
Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, qua báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe kết quả lấy ý kiến của một số đối tượng để tham khảo thêm trong quá trình hoàn thiện dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, phải có lộ trình, có bước đi phù hợp trong đổi mới giáo dục - đào tạo và trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện dự án Luật trên tinh thần tôn trọng tiếp thu các ý kiến đóng góp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cho biết sẽ tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để tiếp tục thảo luận, đóng góp đối với dự án Luật này trước khi trình ra Quốc hội./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Vẫn còn tình trạng “cắt giấy phép mẹ đẩy giấy phép con”  (21/02/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới  (21/02/2019)
Việt Nam và Đức khẳng định tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực  (21/02/2019)
Doanh nghiệp Việt Nam và Argentina thúc đẩy cơ hội hợp tác  (21/02/2019)
Toàn văn thông cáo chung giữa hai nước Việt Nam và Argentina  (21/02/2019)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên