Khai mạc Phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
21:59, ngày 10-12-2018
TCCSĐT - Sáng 10-12, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 29.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về ba nội dung, gồm: tổng kết Kỳ họp thứ sáu và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ bảy của Quốc hội; việc thực hiện một số quy định của luật về chế độ, chính sách đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; việc ban hành Nghị định về hoạt động triển lãm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 6 nội dung, gồm: Ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của các pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch; thông qua Nghị quyết ban hành Quy chế hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; việc bổ sung mua bù gạo dự trữ quốc gia; việc bổ sung kinh phí mua bù thuốc thú y dự trữ quốc gia đã xuất cấp năm 2017; đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2018; quyết định chương trình hoạt động đối ngoại năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; quyết định Chương trình công tác năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nhấn mạnh đây là phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi kết thúc Kỳ họp thứ sáu và cũng là phiên họp cuối cùng của năm 2018, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao các cơ quan hữu quan đã chuẩn bị nội dung, tài liệu kịp thời, cơ bản bảo đảm tiến độ, không phải điều chỉnh dự kiến chương trình.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục phát huy tinh thần tích cực, chủ động trong các phiên họp tiếp theo.
Theo chương trình làm việc, Phiên họp thứ 29 được tiến hành trong 2 ngày rưỡi, với nhiều nội dung quan trọng. Để hoàn thành chương trình, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, xem xét toàn diện các khía cạnh, chuẩn bị tốt ý kiến phát biểu với các nội dung của các buổi họp, trong đó chú ý đánh giá nghiêm túc việc tổ chức thực hiện Kỳ họp thứ sáu và xem xét kỹ lưỡng chương trình hoạt động năm 2019 bảo đảm khoa học, hợp lý.
Các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan cần sắp xếp thời gian, kế hoạch làm việc để dự họp đầy đủ, đúng thành phần và thảo luận trọng tâm, tích cực, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc cho các nội dung của phiên họp.
Sáng 10-12, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị bổ sung các dự án Luật: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Hòa giải, đối thoại ở tòa án; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước
Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật
Theo Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ bảy, thông qua tại Kỳ họp thứ tám. Việc bổ sung dự án luật là nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; khắc phục vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành hai luật này.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành về việc cần sớm sửa đổi, bổ sung và dùng một luật để sửa hai luật để bảo đảm kịp thời, đồng bộ và thống nhất.
Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật cho rằng một số chính sách dự kiến sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền của Chính phủ nên không nhất thiết phải sửa đổi, bổ sung luật. Một số chính sách khác cần được cân nhắc thận trọng để phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Tổng Thư ký Quốc hội-Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu ý kiến, cần sửa đổi, bổ sung đồng bộ ba luật về tổ chức (Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương). Trong khi đó, việc thí điểm sáp nhập ba văn phòng (Văn phòng Hội đồng Nhân dân, Văn phòng Ủy ban Nhân dân và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội) đang còn có ý kiến băn khoăn như sáp nhập một bên là hành pháp, một bên là lập pháp và giám sát nên hiệu quả chưa cao. Một số địa phương có số lượng cán bộ, nhân viên các văn phòng lớn, nếu sáp nhập sẽ thành “siêu sở.” Việc sáp nhập một số sở, ngành ở địa phương đang thực hiện lác đác, nhưng đã phải dừng lại, chứng tỏ việc này còn chưa ổn định.
Nhấn mạnh rằng, ba luật này sửa là để thực hiện cho nhiệm kỳ sau, chưa phải áp dụng cho nhiệm kỳ này nên chưa phải là việc cần kíp, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị chờ tổng kết thấu đáo các vấn đề trước khi xem xét sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, việc sửa Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức Chính phủ cần có định hướng lớn về tổ chức của Quốc hội, Chính phủ như thế nào, tinh gọn đến đâu, sáp nhập cơ quan nào… Sau đó, mới thiết kế đề cương tổng thể, chi tiết. Chủ tịch Quốc hội nêu ví dụ về việc một số địa phương sáp nhập các sở trong khi chưa sửa đổi luật, nghị định để nhấn mạnh yêu cầu, việc thí điểm phải được thực hiện theo đúng định hướng và có cơ sở pháp lý để tránh làm rối vấn đề.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, trong Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương và Kế hoạch số 07-KH/TW của Bộ Chính trị đã xác định là Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo xem xét sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến việc thực hiện sắp xếp, kiện toàn bộ máy thực hiện từ năm 2018 và hoàn thành trong năm 2019. Như vậy, mốc thời gian là các luật này phải được trình trong năm 2018 và thông qua trong năm 2019.
Hòa giải, đối thoại tại tòa án không ngăn quyền khởi kiện
Theo tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị bổ sung dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Việc xây dựng luật này là cần thiết để phát huy ưu điểm của cơ chế hòa giải các tranh chấp phát sinh trong đời sống với cách thức thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc cảm thông, cao thượng, “hai bên cùng thắng;” góp phần hàn gắn mâu thuẫn, rạn nứt, ngăn ngừa tranh chấp trong tương lai; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài.
Việc hòa giải, đối thoại ở tòa án đã được thí điểm tại Hải Phòng. Tổng kết 6 tháng thí điểm cho thấy, mô hình đã có những thành công nhất định, đã nhận 2.573 đơn khởi kiện, tiến hành hòa giải, đối thoại 2.399 đơn và đã hòa giải, đối thoại thành 1.827 đơn, đạt 76,2%.
Tòa án nhân dân tối cao cũng đã dịch và tham khảo 5 luật về hòa giải của 5 nước gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ; bước đầu tham khảo luật về hòa giải của hơn 60 quốc gia khác.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Pháp luật tán thành với ý kiến của Ủy ban Tư pháp đã thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao về sự cần thiết ban hành dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào chương trình năm 2019 để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tám.
Chọn thời điểm để có thêm thời gian chuẩn bị
Về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), Chính phủ đề nghị bổ sung chương trình theo hướng trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ bảy, thông qua tại Kỳ họp thứ tám. Cho rằng, PPP cũng là một lĩnh vực của đầu tư công, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển ủng hộ xây dựng dự án luật này nhưng cho rằng cần phải trên tinh thần phù hợp với Luật Đầu tư công.
Đồng ý với quan điểm của Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị thời điểm trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu với dự án luật này là Kỳ họp thứ tám và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín để có thêm thời gian chuẩn bị.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu quan điểm cá nhân, việc ban hành Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là cần thiết, vì ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các nước đang khuyến khích hình thức đầu tư này. Về lộ trình, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cũng nhất trí rằng trình Quốc hội tại Kỳ họp cuối năm 2019 và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp đầu năm 2020 là phù hợp.
Đại diện Kiểm toán Nhà nước đề nghị bổ sung dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Tuy nhiên, do Luật Kiểm toán Nhà nước mới được thông qua năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2016, một số ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng chỉ sửa luật khi có những vướng mắc thực sự gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện và chỉ nên sửa Luật Kiểm toán Nhà nước khi đã thực sự chín muồi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Kiểm toán Nhà nước cần nghiên cứu lại kỹ lưỡng ý kiến của Chính phủ, chỉ đưa vào dự án luật những vấn đề đã được Hiến định và phân biệt rõ thẩm quyền với từng khối cơ quan. Nếu thấy thực sự cần thiết, đề nghị bổ sung dự án luật để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp cuối năm 2019 và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp đầu năm 2020.
Cùng ngày, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 73/2018/QH14 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019.
Quốc hội quyết nghị Tổng số thu ngân sách Trung ương là 810.099 tỷ đồng (tám trăm mười nghìn, không trăm chín mươi chín tỷ đồng). Tổng số thu ngân sách địa phương là 601.201 tỷ đồng (sáu trăm linh một nghìn, hai trăm linh một tỷ đồng).
Tổng số chi ngân sách Trung ương là 1.019.599 tỷ đồng (một triệu, không trăm mười chín nghìn, năm trăm chín mươi chín tỷ đồng), trong đó dự toán 321.354 tỷ đồng (ba trăm hai mươi mốt nghìn, ba trăm năm mươi bốn tỷ đồng) để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Nghị quyết nêu rõ phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019 theo từng lĩnh vực và chi tiết cho từng bộ, cơ quan Trung ương; phân bổ bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và phân bổ vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương.
Mức bội chi ngân sách địa phương và mức vay để bù đắp bội chi, vay để trả nợ gốc của từng địa phương theo Phụ lục số 8 kèm theo.
Quốc hội giao Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước, mức phân bổ ngân sách Trung ương cho từng bộ, cơ quan Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng quy định của pháp luật; thông báo bằng văn bản đến từng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phân bổ vốn cho các chương trình, dự án có hiệu quả, có kế hoạch cắt giảm vốn đối với dự án triển khai chậm, bổ sung vốn cho dự án có khối lượng hoàn thành cao, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật, bảo đảm không dư thừa nguồn vốn. Tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các chương trình, dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp thiết đang đầu tư dở dang.
Căn cứ Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12-11-2018 của Quốc hội về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện phân bổ, giao kế hoạch vốn nước ngoài nguồn ngân sách Trung ương cho các dự án của từng bộ, cơ quan Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển của các chương trình mục tiêu và kinh phí sự nghiệp còn lại của Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, Chương trình mục tiêu Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích, bảo đảm yêu cầu thời gian phân bổ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, thực hiện phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương nguồn thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô theo tỷ lệ tương ứng là 65% và 35% để chi cho quản lý, bảo trì đường bộ.
Điều hành kinh phí chi trả phí phát hành trái phiếu Chính phủ trong phạm vi dự toán chi trả nợ lãi của ngân sách Trung ương năm 2019 được Quốc hội quyết định.
Chính phủ chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, bội chi ngân sách địa phương, tổng mức vay của ngân sách địa phương (bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc), quyết định phân bổ dự toán ngân sách theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.
Chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban Nhân dân các cấp quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2019 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội đến từng cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước trước ngày 31-12-2018; thực hiện công khai, báo cáo kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ vốn đầu tư phát triển ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách Trung ương; bố trí vốn để thu hồi vốn ứng trước nguồn ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016 - 2020 còn lại chưa thu hồi; kiên quyết cắt giảm số vốn bố trí không đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; tuân thủ nghiêm danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Chỉ đạo các địa phương thực hiện sắp xếp các khoản chi để bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2019; bố trí kinh phí đầy đủ cho các chính sách đã ban hành; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi và sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương còn dư (sau khi đã bảo đảm đủ nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương) thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành để giảm yêu cầu hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội này.
Đối với các chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Điều 30 của Luật Ngân sách nhà nước, thì phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính trong phạm vi dự toán chi ngân sách địa phương được giao hằng năm và nguồn tài chính khác để thực hiện, ngân sách Trung ương không hỗ trợ.
Theo Nghị quyết số 73/2018/QH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật, giám sát việc phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019 của các bộ, ngành, cơ quan khác ở Trung ương và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.
Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, tiến hành kiểm toán việc thực hiện phân bổ ngân sách Trung ương bảo đảm đúng quy định của pháp luật./.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 6 nội dung, gồm: Ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của các pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch; thông qua Nghị quyết ban hành Quy chế hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; việc bổ sung mua bù gạo dự trữ quốc gia; việc bổ sung kinh phí mua bù thuốc thú y dự trữ quốc gia đã xuất cấp năm 2017; đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2018; quyết định chương trình hoạt động đối ngoại năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; quyết định Chương trình công tác năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nhấn mạnh đây là phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi kết thúc Kỳ họp thứ sáu và cũng là phiên họp cuối cùng của năm 2018, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao các cơ quan hữu quan đã chuẩn bị nội dung, tài liệu kịp thời, cơ bản bảo đảm tiến độ, không phải điều chỉnh dự kiến chương trình.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục phát huy tinh thần tích cực, chủ động trong các phiên họp tiếp theo.
Theo chương trình làm việc, Phiên họp thứ 29 được tiến hành trong 2 ngày rưỡi, với nhiều nội dung quan trọng. Để hoàn thành chương trình, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, xem xét toàn diện các khía cạnh, chuẩn bị tốt ý kiến phát biểu với các nội dung của các buổi họp, trong đó chú ý đánh giá nghiêm túc việc tổ chức thực hiện Kỳ họp thứ sáu và xem xét kỹ lưỡng chương trình hoạt động năm 2019 bảo đảm khoa học, hợp lý.
Các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan cần sắp xếp thời gian, kế hoạch làm việc để dự họp đầy đủ, đúng thành phần và thảo luận trọng tâm, tích cực, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc cho các nội dung của phiên họp.
Sáng 10-12, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị bổ sung các dự án Luật: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Hòa giải, đối thoại ở tòa án; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước
Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật
Theo Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ bảy, thông qua tại Kỳ họp thứ tám. Việc bổ sung dự án luật là nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; khắc phục vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành hai luật này.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành về việc cần sớm sửa đổi, bổ sung và dùng một luật để sửa hai luật để bảo đảm kịp thời, đồng bộ và thống nhất.
Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật cho rằng một số chính sách dự kiến sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền của Chính phủ nên không nhất thiết phải sửa đổi, bổ sung luật. Một số chính sách khác cần được cân nhắc thận trọng để phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Tổng Thư ký Quốc hội-Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu ý kiến, cần sửa đổi, bổ sung đồng bộ ba luật về tổ chức (Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương). Trong khi đó, việc thí điểm sáp nhập ba văn phòng (Văn phòng Hội đồng Nhân dân, Văn phòng Ủy ban Nhân dân và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội) đang còn có ý kiến băn khoăn như sáp nhập một bên là hành pháp, một bên là lập pháp và giám sát nên hiệu quả chưa cao. Một số địa phương có số lượng cán bộ, nhân viên các văn phòng lớn, nếu sáp nhập sẽ thành “siêu sở.” Việc sáp nhập một số sở, ngành ở địa phương đang thực hiện lác đác, nhưng đã phải dừng lại, chứng tỏ việc này còn chưa ổn định.
Nhấn mạnh rằng, ba luật này sửa là để thực hiện cho nhiệm kỳ sau, chưa phải áp dụng cho nhiệm kỳ này nên chưa phải là việc cần kíp, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị chờ tổng kết thấu đáo các vấn đề trước khi xem xét sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, việc sửa Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức Chính phủ cần có định hướng lớn về tổ chức của Quốc hội, Chính phủ như thế nào, tinh gọn đến đâu, sáp nhập cơ quan nào… Sau đó, mới thiết kế đề cương tổng thể, chi tiết. Chủ tịch Quốc hội nêu ví dụ về việc một số địa phương sáp nhập các sở trong khi chưa sửa đổi luật, nghị định để nhấn mạnh yêu cầu, việc thí điểm phải được thực hiện theo đúng định hướng và có cơ sở pháp lý để tránh làm rối vấn đề.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, trong Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương và Kế hoạch số 07-KH/TW của Bộ Chính trị đã xác định là Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo xem xét sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến việc thực hiện sắp xếp, kiện toàn bộ máy thực hiện từ năm 2018 và hoàn thành trong năm 2019. Như vậy, mốc thời gian là các luật này phải được trình trong năm 2018 và thông qua trong năm 2019.
Hòa giải, đối thoại tại tòa án không ngăn quyền khởi kiện
Theo tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị bổ sung dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Việc xây dựng luật này là cần thiết để phát huy ưu điểm của cơ chế hòa giải các tranh chấp phát sinh trong đời sống với cách thức thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc cảm thông, cao thượng, “hai bên cùng thắng;” góp phần hàn gắn mâu thuẫn, rạn nứt, ngăn ngừa tranh chấp trong tương lai; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài.
Việc hòa giải, đối thoại ở tòa án đã được thí điểm tại Hải Phòng. Tổng kết 6 tháng thí điểm cho thấy, mô hình đã có những thành công nhất định, đã nhận 2.573 đơn khởi kiện, tiến hành hòa giải, đối thoại 2.399 đơn và đã hòa giải, đối thoại thành 1.827 đơn, đạt 76,2%.
Tòa án nhân dân tối cao cũng đã dịch và tham khảo 5 luật về hòa giải của 5 nước gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ; bước đầu tham khảo luật về hòa giải của hơn 60 quốc gia khác.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Pháp luật tán thành với ý kiến của Ủy ban Tư pháp đã thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao về sự cần thiết ban hành dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào chương trình năm 2019 để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tám.
Chọn thời điểm để có thêm thời gian chuẩn bị
Về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), Chính phủ đề nghị bổ sung chương trình theo hướng trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ bảy, thông qua tại Kỳ họp thứ tám. Cho rằng, PPP cũng là một lĩnh vực của đầu tư công, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển ủng hộ xây dựng dự án luật này nhưng cho rằng cần phải trên tinh thần phù hợp với Luật Đầu tư công.
Đồng ý với quan điểm của Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị thời điểm trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu với dự án luật này là Kỳ họp thứ tám và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín để có thêm thời gian chuẩn bị.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu quan điểm cá nhân, việc ban hành Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là cần thiết, vì ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các nước đang khuyến khích hình thức đầu tư này. Về lộ trình, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cũng nhất trí rằng trình Quốc hội tại Kỳ họp cuối năm 2019 và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp đầu năm 2020 là phù hợp.
Đại diện Kiểm toán Nhà nước đề nghị bổ sung dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Tuy nhiên, do Luật Kiểm toán Nhà nước mới được thông qua năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2016, một số ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng chỉ sửa luật khi có những vướng mắc thực sự gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện và chỉ nên sửa Luật Kiểm toán Nhà nước khi đã thực sự chín muồi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Kiểm toán Nhà nước cần nghiên cứu lại kỹ lưỡng ý kiến của Chính phủ, chỉ đưa vào dự án luật những vấn đề đã được Hiến định và phân biệt rõ thẩm quyền với từng khối cơ quan. Nếu thấy thực sự cần thiết, đề nghị bổ sung dự án luật để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp cuối năm 2019 và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp đầu năm 2020.
Cùng ngày, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 73/2018/QH14 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019.
Quốc hội quyết nghị Tổng số thu ngân sách Trung ương là 810.099 tỷ đồng (tám trăm mười nghìn, không trăm chín mươi chín tỷ đồng). Tổng số thu ngân sách địa phương là 601.201 tỷ đồng (sáu trăm linh một nghìn, hai trăm linh một tỷ đồng).
Tổng số chi ngân sách Trung ương là 1.019.599 tỷ đồng (một triệu, không trăm mười chín nghìn, năm trăm chín mươi chín tỷ đồng), trong đó dự toán 321.354 tỷ đồng (ba trăm hai mươi mốt nghìn, ba trăm năm mươi bốn tỷ đồng) để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Nghị quyết nêu rõ phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019 theo từng lĩnh vực và chi tiết cho từng bộ, cơ quan Trung ương; phân bổ bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và phân bổ vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương.
Mức bội chi ngân sách địa phương và mức vay để bù đắp bội chi, vay để trả nợ gốc của từng địa phương theo Phụ lục số 8 kèm theo.
Quốc hội giao Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước, mức phân bổ ngân sách Trung ương cho từng bộ, cơ quan Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng quy định của pháp luật; thông báo bằng văn bản đến từng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phân bổ vốn cho các chương trình, dự án có hiệu quả, có kế hoạch cắt giảm vốn đối với dự án triển khai chậm, bổ sung vốn cho dự án có khối lượng hoàn thành cao, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật, bảo đảm không dư thừa nguồn vốn. Tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các chương trình, dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp thiết đang đầu tư dở dang.
Căn cứ Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12-11-2018 của Quốc hội về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện phân bổ, giao kế hoạch vốn nước ngoài nguồn ngân sách Trung ương cho các dự án của từng bộ, cơ quan Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển của các chương trình mục tiêu và kinh phí sự nghiệp còn lại của Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, Chương trình mục tiêu Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích, bảo đảm yêu cầu thời gian phân bổ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, thực hiện phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương nguồn thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô theo tỷ lệ tương ứng là 65% và 35% để chi cho quản lý, bảo trì đường bộ.
Điều hành kinh phí chi trả phí phát hành trái phiếu Chính phủ trong phạm vi dự toán chi trả nợ lãi của ngân sách Trung ương năm 2019 được Quốc hội quyết định.
Chính phủ chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, bội chi ngân sách địa phương, tổng mức vay của ngân sách địa phương (bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc), quyết định phân bổ dự toán ngân sách theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.
Chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban Nhân dân các cấp quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2019 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội đến từng cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước trước ngày 31-12-2018; thực hiện công khai, báo cáo kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ vốn đầu tư phát triển ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách Trung ương; bố trí vốn để thu hồi vốn ứng trước nguồn ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016 - 2020 còn lại chưa thu hồi; kiên quyết cắt giảm số vốn bố trí không đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; tuân thủ nghiêm danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Chỉ đạo các địa phương thực hiện sắp xếp các khoản chi để bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2019; bố trí kinh phí đầy đủ cho các chính sách đã ban hành; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi và sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương còn dư (sau khi đã bảo đảm đủ nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương) thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành để giảm yêu cầu hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội này.
Đối với các chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Điều 30 của Luật Ngân sách nhà nước, thì phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính trong phạm vi dự toán chi ngân sách địa phương được giao hằng năm và nguồn tài chính khác để thực hiện, ngân sách Trung ương không hỗ trợ.
Theo Nghị quyết số 73/2018/QH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật, giám sát việc phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019 của các bộ, ngành, cơ quan khác ở Trung ương và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.
Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, tiến hành kiểm toán việc thực hiện phân bổ ngân sách Trung ương bảo đảm đúng quy định của pháp luật./.
Hình thành thế hệ sinh viên mới có khí phách và quyết tâm hành động  (10/12/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 03 đến ngày 09-12-2018  (10/12/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 03 đến 09-12-2018)  (10/12/2018)
Phấn đấu có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á  (10/12/2018)
Việt Nam-Cuba tăng cường hợp tác trên lĩnh vực tuyên giáo của Đảng  (09/12/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển