Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội: Dấu ấn về một Quốc hội dân chủ, trách nhiệm, đổi mới
23:21, ngày 24-11-2018
Ngày 24-11-2018, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng các thành viên đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc đông đảo cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Dấu ấn về một Quốc hội dân chủ, trách nhiệm, đổi mới
Đa số cử tri đánh giá cao kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV đã thảo luận, quyết định nhiều nội dung quan trọng, hoàn thành tốt đẹp chương trình đề ra. Những nội dung được bàn thảo, quyết định tại Kỳ họp vừa qua của Quốc hội thể hiện tính dân chủ, trách nhiệm và rất tâm huyết, ý Đảng hợp lòng dân. Quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri ngày càng xích lại gần nhau - đó chính là niềm tin, niềm vui của cử tri và nhân dân.
Thời gian Kỳ họp ngắn nhưng đã để lại dấu ấn về một Quốc hội làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm trong thảo luận, tranh luận và giải trình. Kỳ họp có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Việc chất vấn tất cả thành viên Chính phủ đòi hỏi các Bộ trưởng, Trưởng ngành phải nắm chắc lĩnh vực mà ngành mình phụ trách, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn nhiều thành viên Chính phủ, đặt nhiều câu hỏi tâm huyết và trí tuệ, tăng tính tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề cử tri quan tâm. Chủ tịch Quốc hội điều hành cởi mở, dân chủ, thẳng thắn, mang lại hiệu quả cao.
Cử tri chúc mừng Tổng Bí thư vừa được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, với số phiếu tín nhiệm rất cao, hội đủ cả trí tuệ và bản lĩnh; mong muốn, tin tưởng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Quốc hội và nhân dân giao phó. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chân thành cảm ơn cử tri, nhân dân đã tín nhiệm, dành nhiều tình cảm yêu mến và đồng lòng ủng hộ; xin hứa sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành trọng trách được giao; mong cử tri, nhân dân luôn đồng lòng nhất trí với Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất định sẽ đưa đất nước Việt Nam thân yêu tiếp tục tiến lên.
Cử tri nhận xét, kết quả lấy phiếu tín nhiệm cho thấy việc đánh giá cán bộ chưa thật chính xác, có thành viên Chính phủ đạt số phiếu tín nhiệm cao và số phiếu tín nhiệm thấp gần bằng nhau. Cử tri nhấn mạnh việc lấy phiếu tín nhiệm phải khách quan, trung thực, chính xác; đề nghị lấy phiếu tín nhiệm nơi ứng cử, nơi công tác và tại Kỳ họp Quốc hội.
Bên cạnh đó, cử tri kiến nghị, cần quy định đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, nơi cư trú, nơi công tác, đây là yêu cầu bức thiết để đại biểu nắm bắt tâm tư nguyên vọng của cử tri, làm tròn trách nhiệm của mình.
Càng làm càng có thêm kinh nghiệm
Vui mừng nhận thấy hội nghị tiếp xúc cử tri hôm nay rất đông đủ, có nhiều gương mặt mới, gương mặt trẻ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh và tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri, rất cụ thể, ngắn gọn, sâu sắc và trúng vấn đề. Mỗi người đề cập một góc độ, một vấn đề, nhưng đều thống nhất đánh giá Kỳ họp vừa qua của Quốc hội đạt kết quả tốt, phù hợp với nhận định chung của Chủ tịch Quốc hội trong phát biểu bế mạc Kỳ họp, khái quát những vấn đề đã làm được, trách nhiệm sắp tới phải làm gì.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhất trí với nhiều ý kiến cử tri cho rằng: Kỳ họp đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp, thời gian họp ngắn hơn, nhưng đã xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng, trao đổi dân chủ, hoạt động chất vấn có nhiều đổi mới và cuối cùng thống nhất rất cao. Nguyên nhân là do có sự chuẩn bị tốt, trình độ, ý thức chính trị của các vị đại biểu Quốc hội ngày càng cao. Trình độ, bản lĩnh của các thành viên Chính phủ cũng được nâng cao, đòi hỏi phải nắm chắc lĩnh vực, ngành mình phụ trách. Chưa bao giờ chất vấn như lần này, 3 ngày truyền hình trực tiếp, hỏi nhanh đáp gọn, đổi mới rất mạnh, với tổng số 135 lượt chất vấn, 82 lượt tranh luận tại chỗ, có những lúc rất căng thẳng, không khí rất dân chủ và cuối cùng thống nhất rất cao.
Tuy nhiên, dân chủ nhưng phải có kỷ cương, đúng đường lối, chủ trương của Đảng, tiếp thu ý kiến, trí tuệ của cử tri, nhân dân, phát huy vai trò trách nhiệm của từng đại biểu Quốc hội. Nhiều nội dung khó liên quan đến Luật Công an nhân dân, Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), hay công tác nhân sự, rồi việc phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đều thống nhất rất cao. Trung ương họp giữa tháng 10 định hướng, trước Kỳ họp Quốc hội tiếp xúc cử tri, tập hợp ý kiến nhân dân ra đọc trước Quốc hội trong phiên khai mạc, truyền hình trực tiếp, công khai ra toàn dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: “Càng ngày chúng ta làm càng có thêm kinh nghiệm. Một không khí dân chủ, đoàn kết thống nhất theo đúng định hướng của Đảng. Cái đó mới sâu xa, đó chính là nguyên nhân thành công, là bài học kinh nghiệm phải làm tiếp, chứ không phải cậy mình là đại biểu muốn nói gì thì nói, vượt cả khuôn khổ định hướng của Đảng là sai rồi, ý đảng - lòng dân - quyết tâm của Quốc hội. Quốc hội làm đúng vai trò cụ thể hóa đường lối của Đảng đưa vào cuộc sống, giám sát việc thực hiện đường lối của Đảng có đúng hay không, kiến nghị sắp tới làm cái gì tiếp, gắn với dân. Đây là bài học rất lớn trong hoạt động của Quốc hội nói chung, không chỉ Kỳ họp này.”
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đồng tình, phải tăng cường hơn nữa công tác tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, trách nhiệm đại biểu Quốc hội ở khu dân cư. Vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, bên cạnh việc tiếp xúc cử tri định kỳ, các cuộc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề đã được tiến hành nhiều lần, đến nay 3 lần rồi, với ngành tư pháp, ngành y tế, ngành nông nghiệp, mỗi ngành chọn một chủ đề. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân phải gắn bó cử tri, trước hết là nơi cư trú, để học tập, tiếp thu, lắng nghe, sửa chữa những gì bà con góp ý kiến và để bà con giám sát.
Không thể để tình trạng trên “nóng” dưới “lạnh”
Cử tri đề nghị tăng cường giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm các nghị quyết của Đảng được triển khai trong thực tế cuộc sống.
Cử tri tin tưởng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng sẽ đạt nhiều kết quả hơn nữa; mong Đảng, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, “nhóm lò” hồng từ Trung ương đến địa phương. Kết quả xử lý các vụ án, vụ việc vừa qua khẳng định rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Tuy nhiên, cử tri lo lắng về tình trạng trên “nóng” dưới “lạnh”, trên bảo dưới không nghe, làm giảm lòng tin của nhân dân, không thể để kéo dài, cần tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm minh, trước hết là người đứng đầu.
Cử tri đề nghị, cần xem xét toàn diện chiến lược cán bộ, tiếp tục giám sát chặt chẽ công tác bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, bưởi cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề, nếu không làm được tốt việc này thì việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn. Cử tri đề nghị các cơ quan chức năng cần điều tra, làm rõ, đưa ra trước công luận những sai phạm liên quan đến dự án Thủ Thiêm ở Thành phố mang tên Bác, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm, không tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, làm ảnh hưởng đến đời sống, lợi ích của số đông người dân.
Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã được thông qua với tỷ lệ phiếu cao, tuy nhiên cử tri còn băn khoăn vấn đề xử lý tài sản không rõ nguồn gốc, Quốc hội cần xem xét kỹ lưỡng để có phương án tối ưu. Cử tri cho rằng, vấn đề kê khai tài sản còn mang tính hình thức, đối phó, nếu kê khai tài sản mà không công khai, không giám sát thì chỉ là vô nghĩa. Những tài sản không chứng minh được nguồn gốc phải sung công quỹ. Những cán bộ không kê khai tài sản là thiếu trung thực, phải loại khỏi bộ máy Nhà nước. Cử tri cho rằng đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chia sẻ ý kiến của nhiều cử tri đề nghị tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng. Vấn đề này không kỳ họp nào không đề cập, chứng tỏ đây vẫn là vấn đề lớn, cử tri, nhân dân hết sức quan tâm. “Vừa qua công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đạt kết quả tích cực, “lò nóng lên”, tất cả hệ thống bộ máy cùng vào cuộc. Nhân dân đóng góp ý kiến, Đảng đề ra đường lối, các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm sát, tòa án… các khâu của công tác tư pháp làm nhịp nhàng, khâu nào yếu phải chấn chỉnh ngay, mắt xích nào hỏng phải thay ngay, đây là thành công và bài học kinh nghiệm. Có bộ máy như thế, chỉ đạo như thế, lòng dân như thế, cho nên quyết tâm phải làm, đi vào từng vụ việc, bình tĩnh làm từng việc, làm bước này để chắc bước sau, làm cùng lúc nhiều việc không làm được ngay, phải làm sao cho tâm phục khẩu phục mới được cử tri nhân dân đồng tình ủng hộ”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định: “Không có chuyện chùn lại, trùng xuống hay mệt mỏi đâu, ai nhụt chí thì gạt sang một bên cho người khác làm, tinh thần là như thế nhưng phải có phương pháp, nhiệt tình nhưng phải có trình độ, phương pháp, cách làm, không phải cứ nhiệt tình hăng hái, mà phải có quy chế, luật pháp, để ngăn ngừa răn đe cảnh tỉnh, không xảy ra là tốt, chứ để xảy ra rồi đi chữa cháy thì chưa chắc đã hay. Cử tri yên tâm rằng Trung ương không bao giờ nhụt chí, cả Trung ương nhất trí cao, Quốc hội thống nhất cao, nhân dân đồng tình như thế, quốc tế cũng thừa nhận đánh giá cao”.
Trước sự quan tâm của nhiều cử tri về việc kê khai, minh bạch tài sản, xử lý tài sản không rõ nguồn gốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: “Đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Cái nào đã rõ, đã chín, thực tiễn chứng minh đúng, thống nhất cao thì chúng ta thông qua và làm, cái nào chưa rõ, chưa chín, chưa được thực tiễn chứng minh là đúng, cho làm tiếp thí điểm, tổng kết rồi quyết định sau, không vì một điều mà dừng tất cả Luật lại.”
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn an ninh chính trị đất nước mới phát triển được, đây là vấn đề vô cùng hệ trọng, là vấn đề chiến lược. Trong bối cảnh tình hình mới, gần đây Trung ương Đảng đặc biệt chú trọng phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, ngăn ngừa các những biểu hiện suy thoái, biến chất trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Vừa rồi, trường hợp ông Chu Hảo bị xử lý kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, không phải là do tham nhũng, mà quá trình “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong mỗi con người đã biến mình thành con người khác lúc nào không biết, lái hướng chúng ta đi, vô cùng phức tạp. Bây giờ có tình trạng, về cơ bản là tốt, nhưng không phải không có người cậy mình có ít chút công lao (như ngày xưa Bác Hồ đã nói), sinh ra kiêu ngạo, muốn nói thì nói, muốn phán gì thì phán, nói trái điều lệ, trái cương lĩnh, trái Hiến pháp, đi tuyên truyền này khác, thế có còn là đảng viên không? chưa kể là cán bộ…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Bất cứ ai suy thoái đều phải giáo dục phải uốn nắn, kỷ luật một vài người để cứu muôn người, để người khác không phạm vào nữa, đừng cậy mình thế này thế nọ, công thần, phê phán hết cái nọ cái kia, suy thoái chính trị nguy hiểm hơn suy thoái kinh tế”. Bởi vậy, quốc phòng an ninh phải được tăng cường, cố gắng giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, “không để xảy ra là tốt nhất, thế mới là bản lĩnh, mới là khôn ngoan”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tán thành ý kiến cử tri nêu, phải giám sát chặt chẽ hơn nữa công tác cán bộ, vừa rồi Đảng đã ban hành một loạt quy định về công tác cán bộ, cũng chưa bao giờ công bố công khai quy định về vai trò nêu gương, đích danh các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, nhằm giáo dục tính Đảng, lòng yêu nước, tính chính trị, mẫu mực về mọi mặt… Càng có công lao lớn càng phải giữ gìn, nêu gương cho lớp trẻ noi theo. Cán bộ càng cao càng phải gương mẫu, một tấm gương sống còn hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhất trí với ý kiến cử tri, phải khắc phục tình trạng trên “nóng” dưới “lạnh”, trên bảo dưới không nghe; hiện đang làm và ở dưới đang chuyển động… Hay như tình trạng tham nhũng “vặt”, như ghẻ ruồi rất khó chịu, cũng là hư hỏng cán bộ, cần phải ngăn chặn, xử lý.
Xung quanh việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ, đây là lấy phiếu tín nhiệm, để thăm dò tín nhiệm, không phải cốt để thay đổi cán bộ, mà chính là để răn đe, ngăn ngừa, cảnh tỉnh.
Cần bước phát triển đột phá trong năm 2019
Cử tri phấn khởi nhận thấy Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã thực sự đi vào cuộc sống, năm 2018 đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quốc hội đề ra. Cử tri đề nghị tăng cường giám sát chuyên đề quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, để các địa phương cùng tiến, không có địa phương nào tụt hậu, đồng thời giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Cử tri hoan nghênh và ủng hộ Chính phủ có các giải pháp quyết liệt, hiệu quả trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; mong muốn Đảng, Nhà nước, Quốc hội có bước đột phá trong năm 2019 đưa đất nước phát triển toàn diện, đồng bộ, khẳng định vị thế Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Cử tri đề nghị, sau khi phê chuẩn Hiệp định CPTPP, Quốc hội cần tăng cường thông tin tuyên truyền để dân hiểu rõ việc thực hiện Hiệp định này có thuận lợi, khó khăn gì. Gần đây, kinh tế - xã hội phát triển tốt, nhưng các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm diễn biến phức tạp, nhiều vấn đề dân sinh bức xúc khiến cử tri băn khoăn lo lắng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhất trí, sắp tới sẽ phải tuyên truyền mạnh, đồng thời triển khai thực hiện Hiệp định CPTPP. Đây là hiệp định tự do thế hệ mới, chất lượng cao, đòi hỏi nhiều mặt, khá toàn diện, mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay, không chỉ liên quan đến kinh tế, mà còn liên quan đến xã hội, quốc phòng an ninh, giữ gìn ổn định chính trị. Tổ chức Công đoàn nước ta là hệ thống tổ chức do Đảng lập ra. Công đoàn các nước chỉ đơn thuần là tổ chức của người lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Công đoàn của ta còn phải đưa đường lối chủ trương của Đảng vào cuộc sống, cho nên phải sửa Luật...
Cử tri nêu tình trạng một số dự án chậm tiến độ, đội vốn, kéo dài nhiều năm chưa triển khai được. Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra, bộc lộ nhiều khiếm khuyết, có nơi có lúc mắc bệnh thành tích, triển khai ồ ạt, cần tăng cường kiểm tra giám sát.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhất trí với ý kiến cử tri, cần tăng cường giám sát chuyên đề về các vấn đề kinh tế - xã hội, tăng cường kiểm tra của các cấp, “không kiểm tra coi như không lãnh đạo, không giám sát thì không ngăn ngừa được tiêu cực”. Giám sát có nhiều kênh: Nhân dân giám sát, Quốc hội giám sát, Đảng giám sát, rồi thanh tra, chất vấn cũng là một hình thức giám sát… tuy nhiên phải có chương trình kế hoạch tổng thể, đồng bộ.
Nhiều cử tri trăn trở việc đổi mới giáo dục đào tạo. Chương trình sách giáo khoa phải được xây dựng đồng bộ từ mầm non đến trên đại học, bảo đảm một bộ sách giáo khoa phải dùng được nhiều năm. Đối với trẻ mầm non, học mà chơi, chơi mà học. Học phải đi đôi với hành, cần sớm phân tầng lao động để chuyển hướng đào tạo dạy nghề, chỉ chọn lựa khoảng 30-35% học sinh sau khi học hết Trung học phổ thông tiếp tục được đào tạo chuyên sâu. Cùng với dạy chữ, cần chú trọng dạy làm người. Cử tri cho rằng, hiện các cháu không thích học môn Đạo đức, môn Lịch sử, vì nội dung môn học chưa hấp dẫn. Vấn đề dạy thêm, học thêm đã được đề cập từ lâu, nhưng vẫn gây nhiều bức xúc, chưa được giải quyết triệt để. Vấn đề biên chế ngành giáo dục hiện còn nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng nơi thừa, nơi thiếu giáo viên, cần giải quyết thấu đáo.
Về đổi mới giáo dục đào tạo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: Kỳ nào cử tri cũng đề cập, Quốc hội đã nhiều lần bàn, Chính phủ bao phen cải cách giáo dục, nhưng vẫn là vấn đề còn những chỗ nhân dân chưa hài lòng, liên quan mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp, thế hệ, bởi đây là vấn đề trồng người, đào tạo thế hệ cho tương lai. Vấn đề đặt ra là là phải dạy thế nào, cách dạy ra sao, xây dựng nội dung chương trình sách giáo khoa ra làm sao…, phải hết sức cẩn trọng, không để bất bình đẳng ngay trong giáo dục.
Cử tri nêu vấn đề: Giải thưởng trong lĩnh vực khoa học thấp hơn nhiều so với các giải thưởng trong lĩnh vực giải trí. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhất trí cho rằng, cần đầu tư hơn nữa cho các nhà khoa học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tranh thủ thời cơ và vượt qua thách thức. Đây là vấn đề lớn, hệ trọng, liên quan đến đào tạo con người, nâng cao trình độ, để những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước, nhân dân./.
Đa số cử tri đánh giá cao kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV đã thảo luận, quyết định nhiều nội dung quan trọng, hoàn thành tốt đẹp chương trình đề ra. Những nội dung được bàn thảo, quyết định tại Kỳ họp vừa qua của Quốc hội thể hiện tính dân chủ, trách nhiệm và rất tâm huyết, ý Đảng hợp lòng dân. Quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri ngày càng xích lại gần nhau - đó chính là niềm tin, niềm vui của cử tri và nhân dân.
Thời gian Kỳ họp ngắn nhưng đã để lại dấu ấn về một Quốc hội làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm trong thảo luận, tranh luận và giải trình. Kỳ họp có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Việc chất vấn tất cả thành viên Chính phủ đòi hỏi các Bộ trưởng, Trưởng ngành phải nắm chắc lĩnh vực mà ngành mình phụ trách, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn nhiều thành viên Chính phủ, đặt nhiều câu hỏi tâm huyết và trí tuệ, tăng tính tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề cử tri quan tâm. Chủ tịch Quốc hội điều hành cởi mở, dân chủ, thẳng thắn, mang lại hiệu quả cao.
Cử tri chúc mừng Tổng Bí thư vừa được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, với số phiếu tín nhiệm rất cao, hội đủ cả trí tuệ và bản lĩnh; mong muốn, tin tưởng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Quốc hội và nhân dân giao phó. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chân thành cảm ơn cử tri, nhân dân đã tín nhiệm, dành nhiều tình cảm yêu mến và đồng lòng ủng hộ; xin hứa sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành trọng trách được giao; mong cử tri, nhân dân luôn đồng lòng nhất trí với Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất định sẽ đưa đất nước Việt Nam thân yêu tiếp tục tiến lên.
Cử tri nhận xét, kết quả lấy phiếu tín nhiệm cho thấy việc đánh giá cán bộ chưa thật chính xác, có thành viên Chính phủ đạt số phiếu tín nhiệm cao và số phiếu tín nhiệm thấp gần bằng nhau. Cử tri nhấn mạnh việc lấy phiếu tín nhiệm phải khách quan, trung thực, chính xác; đề nghị lấy phiếu tín nhiệm nơi ứng cử, nơi công tác và tại Kỳ họp Quốc hội.
Bên cạnh đó, cử tri kiến nghị, cần quy định đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, nơi cư trú, nơi công tác, đây là yêu cầu bức thiết để đại biểu nắm bắt tâm tư nguyên vọng của cử tri, làm tròn trách nhiệm của mình.
Càng làm càng có thêm kinh nghiệm
Vui mừng nhận thấy hội nghị tiếp xúc cử tri hôm nay rất đông đủ, có nhiều gương mặt mới, gương mặt trẻ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh và tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri, rất cụ thể, ngắn gọn, sâu sắc và trúng vấn đề. Mỗi người đề cập một góc độ, một vấn đề, nhưng đều thống nhất đánh giá Kỳ họp vừa qua của Quốc hội đạt kết quả tốt, phù hợp với nhận định chung của Chủ tịch Quốc hội trong phát biểu bế mạc Kỳ họp, khái quát những vấn đề đã làm được, trách nhiệm sắp tới phải làm gì.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhất trí với nhiều ý kiến cử tri cho rằng: Kỳ họp đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp, thời gian họp ngắn hơn, nhưng đã xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng, trao đổi dân chủ, hoạt động chất vấn có nhiều đổi mới và cuối cùng thống nhất rất cao. Nguyên nhân là do có sự chuẩn bị tốt, trình độ, ý thức chính trị của các vị đại biểu Quốc hội ngày càng cao. Trình độ, bản lĩnh của các thành viên Chính phủ cũng được nâng cao, đòi hỏi phải nắm chắc lĩnh vực, ngành mình phụ trách. Chưa bao giờ chất vấn như lần này, 3 ngày truyền hình trực tiếp, hỏi nhanh đáp gọn, đổi mới rất mạnh, với tổng số 135 lượt chất vấn, 82 lượt tranh luận tại chỗ, có những lúc rất căng thẳng, không khí rất dân chủ và cuối cùng thống nhất rất cao.
Tuy nhiên, dân chủ nhưng phải có kỷ cương, đúng đường lối, chủ trương của Đảng, tiếp thu ý kiến, trí tuệ của cử tri, nhân dân, phát huy vai trò trách nhiệm của từng đại biểu Quốc hội. Nhiều nội dung khó liên quan đến Luật Công an nhân dân, Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), hay công tác nhân sự, rồi việc phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đều thống nhất rất cao. Trung ương họp giữa tháng 10 định hướng, trước Kỳ họp Quốc hội tiếp xúc cử tri, tập hợp ý kiến nhân dân ra đọc trước Quốc hội trong phiên khai mạc, truyền hình trực tiếp, công khai ra toàn dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: “Càng ngày chúng ta làm càng có thêm kinh nghiệm. Một không khí dân chủ, đoàn kết thống nhất theo đúng định hướng của Đảng. Cái đó mới sâu xa, đó chính là nguyên nhân thành công, là bài học kinh nghiệm phải làm tiếp, chứ không phải cậy mình là đại biểu muốn nói gì thì nói, vượt cả khuôn khổ định hướng của Đảng là sai rồi, ý đảng - lòng dân - quyết tâm của Quốc hội. Quốc hội làm đúng vai trò cụ thể hóa đường lối của Đảng đưa vào cuộc sống, giám sát việc thực hiện đường lối của Đảng có đúng hay không, kiến nghị sắp tới làm cái gì tiếp, gắn với dân. Đây là bài học rất lớn trong hoạt động của Quốc hội nói chung, không chỉ Kỳ họp này.”
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đồng tình, phải tăng cường hơn nữa công tác tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, trách nhiệm đại biểu Quốc hội ở khu dân cư. Vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, bên cạnh việc tiếp xúc cử tri định kỳ, các cuộc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề đã được tiến hành nhiều lần, đến nay 3 lần rồi, với ngành tư pháp, ngành y tế, ngành nông nghiệp, mỗi ngành chọn một chủ đề. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân phải gắn bó cử tri, trước hết là nơi cư trú, để học tập, tiếp thu, lắng nghe, sửa chữa những gì bà con góp ý kiến và để bà con giám sát.
Không thể để tình trạng trên “nóng” dưới “lạnh”
Cử tri đề nghị tăng cường giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm các nghị quyết của Đảng được triển khai trong thực tế cuộc sống.
Cử tri tin tưởng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng sẽ đạt nhiều kết quả hơn nữa; mong Đảng, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, “nhóm lò” hồng từ Trung ương đến địa phương. Kết quả xử lý các vụ án, vụ việc vừa qua khẳng định rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Tuy nhiên, cử tri lo lắng về tình trạng trên “nóng” dưới “lạnh”, trên bảo dưới không nghe, làm giảm lòng tin của nhân dân, không thể để kéo dài, cần tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm minh, trước hết là người đứng đầu.
Cử tri đề nghị, cần xem xét toàn diện chiến lược cán bộ, tiếp tục giám sát chặt chẽ công tác bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, bưởi cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề, nếu không làm được tốt việc này thì việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn. Cử tri đề nghị các cơ quan chức năng cần điều tra, làm rõ, đưa ra trước công luận những sai phạm liên quan đến dự án Thủ Thiêm ở Thành phố mang tên Bác, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm, không tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, làm ảnh hưởng đến đời sống, lợi ích của số đông người dân.
Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã được thông qua với tỷ lệ phiếu cao, tuy nhiên cử tri còn băn khoăn vấn đề xử lý tài sản không rõ nguồn gốc, Quốc hội cần xem xét kỹ lưỡng để có phương án tối ưu. Cử tri cho rằng, vấn đề kê khai tài sản còn mang tính hình thức, đối phó, nếu kê khai tài sản mà không công khai, không giám sát thì chỉ là vô nghĩa. Những tài sản không chứng minh được nguồn gốc phải sung công quỹ. Những cán bộ không kê khai tài sản là thiếu trung thực, phải loại khỏi bộ máy Nhà nước. Cử tri cho rằng đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chia sẻ ý kiến của nhiều cử tri đề nghị tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng. Vấn đề này không kỳ họp nào không đề cập, chứng tỏ đây vẫn là vấn đề lớn, cử tri, nhân dân hết sức quan tâm. “Vừa qua công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đạt kết quả tích cực, “lò nóng lên”, tất cả hệ thống bộ máy cùng vào cuộc. Nhân dân đóng góp ý kiến, Đảng đề ra đường lối, các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm sát, tòa án… các khâu của công tác tư pháp làm nhịp nhàng, khâu nào yếu phải chấn chỉnh ngay, mắt xích nào hỏng phải thay ngay, đây là thành công và bài học kinh nghiệm. Có bộ máy như thế, chỉ đạo như thế, lòng dân như thế, cho nên quyết tâm phải làm, đi vào từng vụ việc, bình tĩnh làm từng việc, làm bước này để chắc bước sau, làm cùng lúc nhiều việc không làm được ngay, phải làm sao cho tâm phục khẩu phục mới được cử tri nhân dân đồng tình ủng hộ”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định: “Không có chuyện chùn lại, trùng xuống hay mệt mỏi đâu, ai nhụt chí thì gạt sang một bên cho người khác làm, tinh thần là như thế nhưng phải có phương pháp, nhiệt tình nhưng phải có trình độ, phương pháp, cách làm, không phải cứ nhiệt tình hăng hái, mà phải có quy chế, luật pháp, để ngăn ngừa răn đe cảnh tỉnh, không xảy ra là tốt, chứ để xảy ra rồi đi chữa cháy thì chưa chắc đã hay. Cử tri yên tâm rằng Trung ương không bao giờ nhụt chí, cả Trung ương nhất trí cao, Quốc hội thống nhất cao, nhân dân đồng tình như thế, quốc tế cũng thừa nhận đánh giá cao”.
Trước sự quan tâm của nhiều cử tri về việc kê khai, minh bạch tài sản, xử lý tài sản không rõ nguồn gốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: “Đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Cái nào đã rõ, đã chín, thực tiễn chứng minh đúng, thống nhất cao thì chúng ta thông qua và làm, cái nào chưa rõ, chưa chín, chưa được thực tiễn chứng minh là đúng, cho làm tiếp thí điểm, tổng kết rồi quyết định sau, không vì một điều mà dừng tất cả Luật lại.”
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn an ninh chính trị đất nước mới phát triển được, đây là vấn đề vô cùng hệ trọng, là vấn đề chiến lược. Trong bối cảnh tình hình mới, gần đây Trung ương Đảng đặc biệt chú trọng phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, ngăn ngừa các những biểu hiện suy thoái, biến chất trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Vừa rồi, trường hợp ông Chu Hảo bị xử lý kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, không phải là do tham nhũng, mà quá trình “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong mỗi con người đã biến mình thành con người khác lúc nào không biết, lái hướng chúng ta đi, vô cùng phức tạp. Bây giờ có tình trạng, về cơ bản là tốt, nhưng không phải không có người cậy mình có ít chút công lao (như ngày xưa Bác Hồ đã nói), sinh ra kiêu ngạo, muốn nói thì nói, muốn phán gì thì phán, nói trái điều lệ, trái cương lĩnh, trái Hiến pháp, đi tuyên truyền này khác, thế có còn là đảng viên không? chưa kể là cán bộ…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Bất cứ ai suy thoái đều phải giáo dục phải uốn nắn, kỷ luật một vài người để cứu muôn người, để người khác không phạm vào nữa, đừng cậy mình thế này thế nọ, công thần, phê phán hết cái nọ cái kia, suy thoái chính trị nguy hiểm hơn suy thoái kinh tế”. Bởi vậy, quốc phòng an ninh phải được tăng cường, cố gắng giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, “không để xảy ra là tốt nhất, thế mới là bản lĩnh, mới là khôn ngoan”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tán thành ý kiến cử tri nêu, phải giám sát chặt chẽ hơn nữa công tác cán bộ, vừa rồi Đảng đã ban hành một loạt quy định về công tác cán bộ, cũng chưa bao giờ công bố công khai quy định về vai trò nêu gương, đích danh các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, nhằm giáo dục tính Đảng, lòng yêu nước, tính chính trị, mẫu mực về mọi mặt… Càng có công lao lớn càng phải giữ gìn, nêu gương cho lớp trẻ noi theo. Cán bộ càng cao càng phải gương mẫu, một tấm gương sống còn hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhất trí với ý kiến cử tri, phải khắc phục tình trạng trên “nóng” dưới “lạnh”, trên bảo dưới không nghe; hiện đang làm và ở dưới đang chuyển động… Hay như tình trạng tham nhũng “vặt”, như ghẻ ruồi rất khó chịu, cũng là hư hỏng cán bộ, cần phải ngăn chặn, xử lý.
Xung quanh việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ, đây là lấy phiếu tín nhiệm, để thăm dò tín nhiệm, không phải cốt để thay đổi cán bộ, mà chính là để răn đe, ngăn ngừa, cảnh tỉnh.
Cần bước phát triển đột phá trong năm 2019
Cử tri phấn khởi nhận thấy Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã thực sự đi vào cuộc sống, năm 2018 đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quốc hội đề ra. Cử tri đề nghị tăng cường giám sát chuyên đề quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, để các địa phương cùng tiến, không có địa phương nào tụt hậu, đồng thời giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Cử tri hoan nghênh và ủng hộ Chính phủ có các giải pháp quyết liệt, hiệu quả trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; mong muốn Đảng, Nhà nước, Quốc hội có bước đột phá trong năm 2019 đưa đất nước phát triển toàn diện, đồng bộ, khẳng định vị thế Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Cử tri đề nghị, sau khi phê chuẩn Hiệp định CPTPP, Quốc hội cần tăng cường thông tin tuyên truyền để dân hiểu rõ việc thực hiện Hiệp định này có thuận lợi, khó khăn gì. Gần đây, kinh tế - xã hội phát triển tốt, nhưng các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm diễn biến phức tạp, nhiều vấn đề dân sinh bức xúc khiến cử tri băn khoăn lo lắng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhất trí, sắp tới sẽ phải tuyên truyền mạnh, đồng thời triển khai thực hiện Hiệp định CPTPP. Đây là hiệp định tự do thế hệ mới, chất lượng cao, đòi hỏi nhiều mặt, khá toàn diện, mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay, không chỉ liên quan đến kinh tế, mà còn liên quan đến xã hội, quốc phòng an ninh, giữ gìn ổn định chính trị. Tổ chức Công đoàn nước ta là hệ thống tổ chức do Đảng lập ra. Công đoàn các nước chỉ đơn thuần là tổ chức của người lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Công đoàn của ta còn phải đưa đường lối chủ trương của Đảng vào cuộc sống, cho nên phải sửa Luật...
Cử tri nêu tình trạng một số dự án chậm tiến độ, đội vốn, kéo dài nhiều năm chưa triển khai được. Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra, bộc lộ nhiều khiếm khuyết, có nơi có lúc mắc bệnh thành tích, triển khai ồ ạt, cần tăng cường kiểm tra giám sát.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhất trí với ý kiến cử tri, cần tăng cường giám sát chuyên đề về các vấn đề kinh tế - xã hội, tăng cường kiểm tra của các cấp, “không kiểm tra coi như không lãnh đạo, không giám sát thì không ngăn ngừa được tiêu cực”. Giám sát có nhiều kênh: Nhân dân giám sát, Quốc hội giám sát, Đảng giám sát, rồi thanh tra, chất vấn cũng là một hình thức giám sát… tuy nhiên phải có chương trình kế hoạch tổng thể, đồng bộ.
Nhiều cử tri trăn trở việc đổi mới giáo dục đào tạo. Chương trình sách giáo khoa phải được xây dựng đồng bộ từ mầm non đến trên đại học, bảo đảm một bộ sách giáo khoa phải dùng được nhiều năm. Đối với trẻ mầm non, học mà chơi, chơi mà học. Học phải đi đôi với hành, cần sớm phân tầng lao động để chuyển hướng đào tạo dạy nghề, chỉ chọn lựa khoảng 30-35% học sinh sau khi học hết Trung học phổ thông tiếp tục được đào tạo chuyên sâu. Cùng với dạy chữ, cần chú trọng dạy làm người. Cử tri cho rằng, hiện các cháu không thích học môn Đạo đức, môn Lịch sử, vì nội dung môn học chưa hấp dẫn. Vấn đề dạy thêm, học thêm đã được đề cập từ lâu, nhưng vẫn gây nhiều bức xúc, chưa được giải quyết triệt để. Vấn đề biên chế ngành giáo dục hiện còn nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng nơi thừa, nơi thiếu giáo viên, cần giải quyết thấu đáo.
Về đổi mới giáo dục đào tạo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: Kỳ nào cử tri cũng đề cập, Quốc hội đã nhiều lần bàn, Chính phủ bao phen cải cách giáo dục, nhưng vẫn là vấn đề còn những chỗ nhân dân chưa hài lòng, liên quan mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp, thế hệ, bởi đây là vấn đề trồng người, đào tạo thế hệ cho tương lai. Vấn đề đặt ra là là phải dạy thế nào, cách dạy ra sao, xây dựng nội dung chương trình sách giáo khoa ra làm sao…, phải hết sức cẩn trọng, không để bất bình đẳng ngay trong giáo dục.
Cử tri nêu vấn đề: Giải thưởng trong lĩnh vực khoa học thấp hơn nhiều so với các giải thưởng trong lĩnh vực giải trí. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhất trí cho rằng, cần đầu tư hơn nữa cho các nhà khoa học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tranh thủ thời cơ và vượt qua thách thức. Đây là vấn đề lớn, hệ trọng, liên quan đến đào tạo con người, nâng cao trình độ, để những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước, nhân dân./.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gỡ ‘nút thắt’ lớn nhất cho quê hương cách mạng  (24/11/2018)
Chân lý "Không có gì quý hơn độc lập tự do” trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh với công cuộc đổi mới hiện nay  (23/11/2018)
Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Trà Vinh  (23/11/2018)
Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung Hội nghị Trung ương 8 khóa XII của Đảng  (23/11/2018)
Kỷ luật hơn 490 tổ chức đảng và hàng ngàn đảng viên trong 2 năm qua  (23/11/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng  (23/11/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên