Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2018
20:58, ngày 22-11-2018
TCCSĐT - Sáng 22-11, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại và Thông tấn xã Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2018.
Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2018 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại phối hợp Thông tấn xã Việt Nam tổ chức, tiếp tục ghi nhận, tôn vinh những tác giả, tác phẩm báo chí và sách xuất sắc trong lĩnh vực thông tin đối ngoại. Thông tấn xã Việt Nam được chọn làm Cơ quan Thường trực Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2018.
Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được triển khai từ năm 2014 đã nhận được sự quan tâm, tham dự của nhiều phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí, nhà xuất bản trong nước và nhiều tác giả đến từ các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Bùi Trường Giang, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương khẳng định, trong những năm qua, công tác thông tin đối ngoại đã đạt những kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với nhân dân, bạn bè trên thế giới.
Đặc biệt năm 2018, Việt Nam ghi dấu ấn quốc tế với việc tổ chức thành công nhiều hoạt động đối ngoại đa phương như: Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 6, Hội nghị Cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10; Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương, Hội nghị Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6.
Ông Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2018 cho biết, đây là năm thứ hai Thông tấn xã Việt Nam được chọn làm Cơ quan thường trực của Giải sau mùa đầu tiên được tổ chức vào năm 2014 và cũng là cơ quan báo chí đầu tiên được tổ chức Giải này lần thứ hai.
Theo ông Lê Quốc Minh, với sự tăng trưởng gấp đôi về số lượng tác phẩm dự thi sau 4 năm, việc mở rộng loại hình sách, sự phong phú về hình thức thể hiện của các tác phẩm dự thi, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng tham gia đã cho thấy sức hấp dẫn và lan tỏa của Giải thưởng.
Thông báo một số điểm mới của Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2018, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Lê Quốc Minh cho biết, năm nay, Ban Tổ chức điều chỉnh một số thể lệ nhỏ đối với các tác phẩm dự thi. Cụ thể, ở thể loại truyền hình, Ban Tổ chức cho phép các tác phẩm có độ dài 120 phút dự thi so với giới hạn thời lượng 90 phút của giải năm trước.
Cơ cấu giải thưởng của loại hình báo in và báo điện tử được mở rộng hơn do có số lượng lớn các tác phẩm tham dự Giải với đa dạng ngôn ngữ. Theo quy chế cũ, các tác phẩm của trang thông tin điện tử không được tham dự nhưng ở Giải năm nay, các tác phẩm này được dự thi.
Theo Ban Tổ chức Giải thưởng, những sản phẩm thông tin đối ngoại được xét trao Giải thưởng là những tác phẩm bằng tiếng Việt và các thứ tiếng nước ngoài, thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử (do các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động), phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí, ảnh phong cảnh và sách, được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép, hoặc trên báo chí truyền thông nước ngoài, trong thời gian từ ngày 01-01-2018 đến hết ngày 31-12-2018.
Giải thưởng sẽ được công bố và trao vào tháng 5-2019. Các tác phẩm dự thi gửi đến Cơ quan thường trực Giải thưởng trước ngày 31-3-2019, tại địa chỉ: Văn phòng Liên chi hội Thông tấn xã Việt Nam; tầng 4, 79 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội./.
Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được triển khai từ năm 2014 đã nhận được sự quan tâm, tham dự của nhiều phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí, nhà xuất bản trong nước và nhiều tác giả đến từ các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Bùi Trường Giang, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương khẳng định, trong những năm qua, công tác thông tin đối ngoại đã đạt những kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với nhân dân, bạn bè trên thế giới.
Đặc biệt năm 2018, Việt Nam ghi dấu ấn quốc tế với việc tổ chức thành công nhiều hoạt động đối ngoại đa phương như: Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 6, Hội nghị Cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10; Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương, Hội nghị Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6.
Ông Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2018 cho biết, đây là năm thứ hai Thông tấn xã Việt Nam được chọn làm Cơ quan thường trực của Giải sau mùa đầu tiên được tổ chức vào năm 2014 và cũng là cơ quan báo chí đầu tiên được tổ chức Giải này lần thứ hai.
Theo ông Lê Quốc Minh, với sự tăng trưởng gấp đôi về số lượng tác phẩm dự thi sau 4 năm, việc mở rộng loại hình sách, sự phong phú về hình thức thể hiện của các tác phẩm dự thi, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng tham gia đã cho thấy sức hấp dẫn và lan tỏa của Giải thưởng.
Thông báo một số điểm mới của Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2018, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Lê Quốc Minh cho biết, năm nay, Ban Tổ chức điều chỉnh một số thể lệ nhỏ đối với các tác phẩm dự thi. Cụ thể, ở thể loại truyền hình, Ban Tổ chức cho phép các tác phẩm có độ dài 120 phút dự thi so với giới hạn thời lượng 90 phút của giải năm trước.
Cơ cấu giải thưởng của loại hình báo in và báo điện tử được mở rộng hơn do có số lượng lớn các tác phẩm tham dự Giải với đa dạng ngôn ngữ. Theo quy chế cũ, các tác phẩm của trang thông tin điện tử không được tham dự nhưng ở Giải năm nay, các tác phẩm này được dự thi.
Theo Ban Tổ chức Giải thưởng, những sản phẩm thông tin đối ngoại được xét trao Giải thưởng là những tác phẩm bằng tiếng Việt và các thứ tiếng nước ngoài, thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử (do các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động), phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí, ảnh phong cảnh và sách, được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép, hoặc trên báo chí truyền thông nước ngoài, trong thời gian từ ngày 01-01-2018 đến hết ngày 31-12-2018.
Giải thưởng sẽ được công bố và trao vào tháng 5-2019. Các tác phẩm dự thi gửi đến Cơ quan thường trực Giải thưởng trước ngày 31-3-2019, tại địa chỉ: Văn phòng Liên chi hội Thông tấn xã Việt Nam; tầng 4, 79 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội./.
Năm 2017, Ban Tổ chức đã nhận được 970 tác phẩm gửi dự thi, gồm các loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí, ảnh phong cảnh và sách với 15 ngôn ngữ gồm: tiếng Việt, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Khmer, Thái Lan, Bulgaria. Đối tượng tham gia Giải thưởng ngày càng đa dạng, gồm các nhà báo, cộng tác viên của các cơ quan báo chí trong và ngoài nước, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhiếp ảnh gia, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam... Ban Tổ chức đã chọn ra 67 tác phẩm để trao 7 giải Nhất, 15 giải Nhì, 18 giải Ba và 27 giải Khuyến khích. |
Công an tỉnh Lai Châu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  (22/11/2018)
Công an tỉnh Lai Châu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  (22/11/2018)
Tiếp tục cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển  (22/11/2018)
Những điểm sáng trong giảm nghèo bền vững ở thành phố mang tên Bác  (22/11/2018)
Những điểm sáng trong giảm nghèo bền vững ở thành phố mang tên Bác  (22/11/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay