Thủ tướng dự gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, quản lý giáo dục
22:33, ngày 19-11-2018
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 - 20-11-2018), chiều 19-11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự buổi gặp mặt. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng, cảm động khi gặp mặt các đại biểu; nhấn mạnh các đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là những người rất tài năng, có trình độ tốt, bản lĩnh vững vàng, tham gia đóng góp ý kiến nhiều vấn đề của Quốc hội.
Thủ tướng khẳng định, ở bất kỳ thời đại nào, giáo dục và đào tạo luôn quyết định sự phát triển của đất nước. Hiện nay, giáo dục và đào tạo là giải pháp quan trọng để thực hiện kỷ nguyên số trong giai đoạn mới, trong đó không thể thiếu vai trò của các thầy, cô giáo.
Thủ tướng lưu ý, những người làm công tác xây dựng pháp luật, đề xuất pháp luật phải chú ý, nhận thức tốt vấn đề giáo dục đào tạo để xây dựng đội ngũ nhà giáo chất lượng, vững mạnh. Thủ tướng mong muốn các thầy, cô giáo tiếp tục có những đóng góp cho sự nghiệp trồng người.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, những khóa trước đây, Quốc hội khóa XIV có khoảng 1/5 các đại biểu Quốc hội đã, đang công tác trong ngành giáo dục. Điều đó khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo, vị trí quốc sách trong xây dựng, phát triển đất nước, đồng thời cũng khẳng định sự trưởng thành, đóng góp to lớn của đội ngũ giáo viên trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
Thời gian qua, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết 29, yêu cầu hội nhập quốc tế, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nỗ lực, cầu thị của ngành giáo dục, các bộ, ngành hữu quan, ngành giáo dục và đào tạo đã có bước chuyển biến, thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành giáo dục và đào tạo cũng còn bộc lộ những hạn chế cần tiếp tục có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, trong tình hình mới, nhiệm vụ ngày một nặng nề hơn, đó là xây dựng nguồn nhân lực có tri thức, đạo đức, có trách nhiệm, nắm bắt kịp thời công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại, đủ sức gánh vác sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, chiều cùng ngày, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học với tỷ lệ tán thành cao. Điều đó thể hiện sự đồng thuận của Quốc hội về việc tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo và quản lý giáo dục. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội mong muốn, thời gian tới, với tâm huyết, trách nhiệm của mình, các đại biểu tiếp tục đầu tư, nghiên cứu, góp ý, hoàn thiện dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), tiến hành giám sát có hiệu quả việc thực thi Luật, Nghị quyết của Quốc hội về giáo dục và đào tạo, tham gia tích cực việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về vấn đề này, bảo đảm nền giáo dục Việt Nam ổn định, phát triển./.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng, cảm động khi gặp mặt các đại biểu; nhấn mạnh các đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là những người rất tài năng, có trình độ tốt, bản lĩnh vững vàng, tham gia đóng góp ý kiến nhiều vấn đề của Quốc hội.
Thủ tướng khẳng định, ở bất kỳ thời đại nào, giáo dục và đào tạo luôn quyết định sự phát triển của đất nước. Hiện nay, giáo dục và đào tạo là giải pháp quan trọng để thực hiện kỷ nguyên số trong giai đoạn mới, trong đó không thể thiếu vai trò của các thầy, cô giáo.
Thủ tướng lưu ý, những người làm công tác xây dựng pháp luật, đề xuất pháp luật phải chú ý, nhận thức tốt vấn đề giáo dục đào tạo để xây dựng đội ngũ nhà giáo chất lượng, vững mạnh. Thủ tướng mong muốn các thầy, cô giáo tiếp tục có những đóng góp cho sự nghiệp trồng người.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, những khóa trước đây, Quốc hội khóa XIV có khoảng 1/5 các đại biểu Quốc hội đã, đang công tác trong ngành giáo dục. Điều đó khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo, vị trí quốc sách trong xây dựng, phát triển đất nước, đồng thời cũng khẳng định sự trưởng thành, đóng góp to lớn của đội ngũ giáo viên trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
Thời gian qua, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết 29, yêu cầu hội nhập quốc tế, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nỗ lực, cầu thị của ngành giáo dục, các bộ, ngành hữu quan, ngành giáo dục và đào tạo đã có bước chuyển biến, thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành giáo dục và đào tạo cũng còn bộc lộ những hạn chế cần tiếp tục có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, trong tình hình mới, nhiệm vụ ngày một nặng nề hơn, đó là xây dựng nguồn nhân lực có tri thức, đạo đức, có trách nhiệm, nắm bắt kịp thời công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại, đủ sức gánh vác sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, chiều cùng ngày, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học với tỷ lệ tán thành cao. Điều đó thể hiện sự đồng thuận của Quốc hội về việc tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo và quản lý giáo dục. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội mong muốn, thời gian tới, với tâm huyết, trách nhiệm của mình, các đại biểu tiếp tục đầu tư, nghiên cứu, góp ý, hoàn thiện dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), tiến hành giám sát có hiệu quả việc thực thi Luật, Nghị quyết của Quốc hội về giáo dục và đào tạo, tham gia tích cực việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về vấn đề này, bảo đảm nền giáo dục Việt Nam ổn định, phát triển./.
Quan hệ chính trị tin cậy Việt - Nga đang được củng cố vững chắc  (19/11/2018)
Thủ tướng gặp gỡ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu  (19/11/2018)
Tạo nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp Việt - Ấn  (19/11/2018)
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Xây dựng, bảo vệ biên giới hòa bình, ổn định bằng sức dân và tình hữu nghị  (19/11/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Nga Medvedev  (19/11/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 12 đến 18-11-2018  (19/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển