ASEAN tăng cường đoàn kết ứng phó với các thách thức an ninh
Nằm trong chuỗi hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 33 và Cấp cao giữa ASEAN với các đối tác, ngày 13-11 tại Singapore, Hội đồng Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN (APSC) và Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) đã nhóm họp để kiểm điểm tình hình hợp tác của ASEAN, hoàn tất các báo cáo, văn kiện trình các lãnh đạo cấp cao.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị nói trên và có bài phát biểu tại cuộc họp.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakishnan nhấn mạnh, trong tình hình khu vực và quốc tế tiếp tục chuyển biến nhanh chóng, sâu sắc, cạnh tranh, bất ổn chính trị, kinh tế gia tăng, ASEAN cần tiếp tục giữ vững đoàn kết, tăng cường gắn kết và hợp tác, tiếp tục nỗ lực triển khai hiệu quả Tầm nhìn ASEAN 2025 đi đôi với xử lý hữu hiệu những thách thức đang nổi lên.
Về hợp tác chính trị - an ninh, Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN ghi nhận những kết quả tích cực trong triển khai Kế hoạch tổng thể về Chính trị - An ninh 2025, với 255/290 dòng hành động đã được triển khai, đạt tỷ lệ thực thi 88%.
Nhiều lĩnh vực hợp tác đã có những bước tiến mạnh mẽ như ngoại giao, quốc phòng, tư pháp, an ninh mạng, chống khủng bố và bạo lực cực đoan…, qua đó góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và xây dựng lòng tin ở khu vực.
Đặc biệt, các nước đánh giá cao những nội dung hợp tác mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, trong đó có việc hỗ trợ lãnh sự cho công dân ASEAN ở nước thứ 3 và cứu trợ nhân đạo khi có thiên tai, thảm họa.
Trao đổi về tình hình thế giới và khu vực, các nước tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ vững và thúc đẩy hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, duy trì đoàn kết và tiếng nói chung của ASEAN đồng thời nỗ lực thúc đẩy thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Phát biểu tại các hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh ghi nhận những tiến triển đạt được trong tiến trình xây dựng Cộng đồng và triển khai Tầm nhìn ASEAN 2025 thời gian qua, đề nghị các nước ASEAN tiếp tục tăng cường đoàn kết, tự cường, kiên trì các nguyên tắc, phương cách truyền thống đồng thời linh hoạt, sáng tạo trong xử lý những thách thức đặt ra.
Về chính trị - an ninh, Phó Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục đặt nhiệm vụ trọng tâm vào việc bảo đảm hoà bình, an ninh khu vực, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN; tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục đi đôi với nâng cao năng lực xử lý khi có tình hình khẩn cấp, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan…
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, Phó Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN cần kiên trì các nguyên tắc đã thỏa thuận, cùng nỗ lực bảo đảm hoà bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, tự kiềm chế, không quân sự hóa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, cam kết giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm đạt được COC hiệu lực, hiệu quả./.
Họp Quốc hội: Từng bước kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng  (13/11/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 05 đến ngày 11-11-2018)  (13/11/2018)
Sembcorp đẩy nhanh các dự án VSIP ở Tây Nam Bộ  (13/11/2018)
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Tăng cường phòng ngừa tội phạm  (13/11/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 33  (13/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển