Thủ tướng sẽ dự ASEM 12, P4G và thăm một số nước châu Âu
22:44, ngày 12-10-2018
Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Cộng hòa Áo Sebastian Kurz, Thủ tướng Vương Quốc Bỉ Charles Michel, Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM) lần thứ 12, Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và các Mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) và thăm chính thức Cộng hòa Áo, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Đan Mạch, thăm làm việc tại Liên minh châu Âu từ ngày 14 đến 21-10-2018.
Quan hệ Việt Nam - Áo phát triển sâu rộng
Năm 1972, khi cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc chưa kết thúc, Cộng hòa Áo là một trong những quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Hai bên duy trì thường xuyên tiếp xúc, trao đổi các đoàn cấp cao, hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á - Âu, ASEAN - EU.
Năm 1995, hai nước thỏa thuận thành lập Tổ công tác hỗn hợp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.
Tháng 8-2010, hai bên đã chính thức nâng cấp lên thành Ủy ban hỗn hợp liên Chính phủ cấp Thứ trưởng về hợp tác kinh tế và thương mại.
Tháng 5-2012, hai nước đã tiến hành họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Áo về hợp tác kinh tế và thương mại lần thứ 8. Tháng 3-2017, hai bên tiến hành họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Áo về hợp tác kinh tế và thương mại lần thứ 9.
Thương mại song phương giữa hai nước phát triển tích cực những năm gần đây. Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Áo: điện thoại các loại và linh kiện, giầy dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt, may, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác... Việt Nam nhập khẩu từ Áo các mặt hàng: dược phẩm, máy móc, thiết bị, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, giấy, thức ăn gia súc và nguyên liệu.
Năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều đạt hơn 4 tỷ USD (tăng 42% so với năm 2016). Áo trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở châu Âu. 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu của Việt Nam sang Áo đạt 2,58 tỷ USD (tăng 47% so với cùng kỳ năm trước). Nhập khẩu của Việt Nam từ Áo đạt 167 triệu USD (giảm 16%).
Đến tháng 8-2018, Áo có 31 dự án còn hiệu lực đang đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 143,9 triệu USD, đứng thứ 43 trong tổng số 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các dự án của Áo thuộc loại vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống, nghệ thuật và giải trí.
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Áo tại Việt Nam, tín dụng ưu đãi của Áo đang được sử dụng để thực hiện các dự án trong các lĩnh vực như giao thông đường sắt, trang thiết bị y tế, phòng cháy, chữa cháy, đào tạo nghề…
Quan hệ hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Áo trong thời gian qua có những bước phát triển mạnh mẽ. Hàng năm, Cộng hòa Áo cử chuyên gia, giáo sư giảng dạy tại Khoa Sân khấu, Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội và Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Áo tháng 5-2012, hai nước đã ký Bản Ghi nhớ về hợp tác văn hóa, tạo cơ sở để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này.
Hằng năm, Cộng hòa Áo cung cấp cho Việt Nam khoảng 20 học bổng đào tạo sau đại học. Đại sứ quán Cộng hòa Áo tại Hà Nội hỗ trợ một số tài liệu, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập cho các trường đại học có đào tạo tiếng Đức tại Hà Nội…
Hợp tác Việt Nam - Bỉ ngày càng tích cực
Việt Nam-Bỉ thiết lập quan hệ Ngoại giao ngày 22-3-1973. Quan hệ hai nước phát triển tích cực sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và trong các khuôn khổ hợp tác ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp (liên bang, vùng và cộng đồng).
Bỉ là một thị trường nhỏ nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Bỉ ở mức cao do hàng xuất khẩu của Việt Nam qua Bỉ để sang các nước Tây Âu khác (cảng Antwerp của Bỉ là một trong những hải cảng trung chuyển hàng hóa lớn ở châu Âu). Hiện Bỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam trong EU (sau Đức, Hà Lan, Anh, Italy, Pháp, Tây Ban Nha và Áo).
Năm 2017, Bỉ có 62 dự án với tổng số vốn đầu tư đạt 595 triệu USD, chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (20 dự án với 91,3 triệu USD). Các dự án chủ yếu là 100% vốn nước ngoài với quy mô tương đối nhỏ.
Hiện Việt Nam mới có hai dự án là Trung tâm xúc tiến thương mại tại Brussels (152.000 USD) và dự án Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Thủy sản châu Âu (90.000 USD).
Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Bỉ bắt đầu từ năm 1977. Đến nay, Bỉ đã cho Việt Nam vay và viện trợ không hoàn lại gần 300 triệu USD (trong đó viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 60%).
Các chương trình hợp tác tập trung vào các lĩnh vực gồm: quản lý nguồn nước, xử lý rác thải; quản lý nhà nước; tăng cường thể chế, cải cách hành chính; giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn; y tế...
Tháng 7-2018, Bỉ dừng viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
Ủy ban hỗn hợp Việt - Bỉ về hợp tác Khoa học Công nghệ được tổ chức thường kỳ 3 năm/lần, là cơ chế kiểm điểm và định hướng các chương trình, dự án hợp tác giữa hai nước.
Hiện có 18 dự án nghiên cứu (8 triệu USD) đã và đang được triển khai dưới các hình thức hợp tác ưu tiên như hợp tác giữa các trường đại học và viện nghiên cứu, trao đổi chuyên gia, triển khai các chương trình nghiên cứu chung.
Hằng năm, Bỉ viện trợ cho lĩnh vực giáo dục-đào tạo thông qua các chương trình hợp tác giữa các trường đại học và viện nghiên cứu khoảng 2 triệu euro. Gần 300 sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại Bỉ.
Ngoài ra, nhiều dự án về ngôn ngữ, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực... đã được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác với các chính quyền Vùng và Cộng đồng.
Việt Nam chủ động đóng góp vào quan tâm chung của ASEM
Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 12 (ASEM 12) với chủ đề “châu Á và châu Âu: Quan hệ đối tác toàn cầu nhằm ứng phó với với các thách thức toàn cầu” diễn ra tại Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị.
Từ năm 1996, qua hơn 2 thập kỷ tham gia ASEM, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm, ghi những dấu mốc ý nghĩa trong chặng đường phát triển của ASEAM. Việt Nam đóng góp nổi bật nhất là việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEM 5 (năm 2004), 5 Hội nghị Bộ trưởng trong các lĩnh vực: kinh tế (năm 2001), công nghệ-thông tin (năm 2006), ngoại giao (năm 2009), giáo dục (năm 2009), lao động (năm 2012) và triển khai nhiều sáng kiến trong các lĩnh vực chuyên ngành thuộc ưu tiên của ASEM.
Việt Nam tham gia đề xuất thúc đẩy hai lần mở rộng ASEM (ASEM 5 năm 2004 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 9 năm 2009) và cùng các thành viên thông qua nhiều văn kiện và quyết định quan trọng mang tính định hướng trong tiến trình hợp tác ASEM như “Tuyên bố Hà Nội về Quan hệ Đối tác Kinh tế ASEM chặt chẽ hơn,” “Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh,” “Khuyến nghị về cải tiến phương thức hoạt động ASEM” (năm 2004).
Đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực của Diễn đàn với đề xuất 24 sáng kiến và đồng bảo trợ 27 sáng kiến về những lĩnh vực thiết thực với địa phương, doanh nghiệp và người dân như: văn hóa, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, tăng trưởng xanh, an sinh xã hội, tăng trưởng bao trùm, kinh tế số…
Việt Nam là một trong những nước đi đầu khởi xướng và duy trì cơ chế hợp tác đầu tiên trong ASEM về quản lý nguồn nước là “Đối thoại ASEM về phát triển bền vững”, trong đó tập trung hợp tác tiểu vùng các nước ven sông Mekong-Danube, góp phần nâng hợp tác tiểu vùng Mekong lên tầm liên khu vực. Đồng thời, Việt Nam cũng đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong ASEM (Điều phối viên hai nhiệm kỳ 1999 - 2000 và 2001 - 2002, Phó Giám đốc Điều hành Quỹ Á - Âu giai đoạn 2008 - 2012).
Việt Nam hiện đang phát huy vai trò trong 5 Nhóm hợp tác chuyên ngành mà Việt Nam là thành viên về quản lý nguồn nước, ứng phó thiên tai, đào tạo nghề, giáo dục, phát triền nguồn nhân lực và kết nối công nghệ.
Triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII, Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối ngoại đa phương, trong đó coi trọng Diễn đàn ASEM. Năm 2018, Việt Nam đăng cai thành công “Hội nghị ASEM về cùng hành động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đạt các mục tiêu phát phát triển bền vững” tại Cần Thơ tháng 6-2018. Sáng kiến đầu tiên về ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với phát triển bền vững, thúc đẩy các lợi ích và quan tâm của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu gắn với phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Tháng 11-2018, Việt Nam sẽ đăng cai “Hội nghị Á - Âu về học tập suốt đời gắn với đào tạo nghề, thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững".
Việt Nam tích cực tham gia, chủ động đóng góp vào các quan tâm chung của ASEM, đặc biệt trong các lĩnh vực như kết nối, an ninh lương thực, phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai, phát triển nguồn nhân lực...
Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) được chính thức thành lập ngày 01-3-1996, theo sáng kiến của Singapore, Pháp và sự ủng hộ tích cực của 26 nhà Lãnh đạo Á - Âu, đặc biệt từ ASEAN. Đây là diễn đàn đối thoại không chính thức giữa các Nguyên thủ và Người đứng đầu Chính phủ của các nước thành viên ASEM, lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) và Ban Thư ký ASEAN.
Mục tiêu của ASEM là tạo dựng "một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á - Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn," “tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng".
Qua 5 đợt mở rộng, ASEM đã tăng từ 26 lên 53 thành viên (22 châu Á và 31 châu Âu), trong đó có 4 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, 12 nước G20, 4 nước BRICS, đại diện cho 60% dân số thế giới, đóng góp hơn 55% thương mại, 65% GDP và 75% du lịch toàn cầu.
Tăng cường hợp tác Việt Nam - EU
Ngày 28-11-1990, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1996, EU mở Phái đoàn Đại diện của Ủy ban châu Âu (EC) tại Hà Nội. Hai bên duy trì các cơ chế hợp tác: Tham vấn chính trị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao; Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - EU: Cơ chế đối thoại về nhân quyền Việt Nam - EU...
Việt Nam và EU phối hợp tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU, ASEM và Liên hợp quốc, trong giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, di cư bất hợp pháp...
Năm 2017, EU là đối tác thương mại lớn ba (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ) của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương năm 2017 đạt khoảng 50,46 tỷ USD, (tăng 11,9% so với năm 2016). Kim ngạch thương mại hai bên trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt khoảng 27 tỷ USD (tăng 12.35% so với năm 2017).
Các nước Đức, Anh, Hà Lan, Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Áo và Bỉ là 8 thị trường lớn nhất thuộc EU nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, hàng năm đều đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là hàng dệt may, giày dép, cà phê, hải sản, máy vi tính, linh kiện điện thoại... Hiện nay, hai bên đang tích cực thúc đẩy ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).
Tính đến hết tháng 8-2018, đã có 24/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 2.141 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 24,17 tỷ USD, đứng thứ năm trong số các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (sau Hàn Quốc, Đài Loan - Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore).
Trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam, tính theo giá trị vốn đầu tư, Hà Lan đứng đầu (318 dự án với tổng vốn đầu tư 9,16 tỷ USD), tiếp theo là Pháp (527 dự án với tổng vốn đầu tư 3,63 tỷ USD), Anh, Đức...
Nhìn chung đầu tư Việt Nam sang EU là không nhiều, tính đến tháng 8/2018 có 94 dự án với tổng vốn đăng ký 207,4 triệu USD.
EU luôn là một trong những nhà tài trợ lớn cho Việt Nam (EU là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất). Giai đoạn 2014 - 2020, Ủy ban châu Âu cam kết viện trợ cho Việt Nam 400 triệu euro tập trung vào lĩnh vực năng lượng bền vững và thể chế.
Dự kiến, EU sẽ dành khoảng 350 triệu euro hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển năng lượng bền vững (tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, điện khí hóa nông thôn).
Với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ phát triển hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả, phát triển hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, trên cơ sở kết quả bước đầu của Chương trình hỗ trợ chính sách ngành y tế giai đoạn 1, EU đã quyết định hỗ trợ giai đoạn 2 (2015 - 2019) với tổng kinh phí 115 triệu euro, là chương trình hỗ trợ ngân sách ngành Y tế lớn nhất của EU tại châu Á.
Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Đan Mạch
Việt Nam - Đan Mạch chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 25-11-1971. Năm 1980, Đan Mạch mở cửa Đại sứ quán tại Hà Nội và năm 2000, Việt Nam có Đại sứ quán tại Thủ đô Copenhaghen. Mối quan hệ đó luôn không ngừng phát triển sâu rộng, toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Năm 2018 là năm kỷ niệm 5 năm (2013 - 2018) hai nước Việt Nam-Đan mạch thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện. Hai bên phối hợp chặt chẽ, hiệu quả các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, ASEM, ASEAN - EU.
Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017 đạt 664,6 triệu USD. Việt Nam xuất khẩu sang Đan Mạch các sản phẩm dệt may, giầy dép, đồ gỗ, hàng kim khí, thủ công mỹ nghệ, thiết bị điện, càphê… và nhập chủ yếu là sản phẩm sữa, máy móc thiết bị, hóa chất, dược phẩm, hàng thủy sản…
Đan Mạch là một trong số các nước Bắc Âu sớm đầu tư vào nước ta. Hiện Đan Mạch có 132 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 686 triệu USD, xếp thứ 26/129 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Các dự án của Đan Mạch tập trung trong các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải, kho bãi; bán buôn, bán lẻ và sửa chữa; khoa học công nghệ; nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Một số dự án tiêu biểu là Dự án Công ty Cảng quốc tế Cái Mép với vốn đăng ký 268,6 triệu USD); Dự án Nhà máy bia Đông Nam Á có vốn đầu tư 79,6 triệu USD; Dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nisan Việt Nam về lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với có vốn đầu tư 50 triệu USD. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có dự án đầu tư vào Đan Mạch.
Đan Mạch là một trong những nước Tây Âu sớm cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam và thuộc nhóm các nước cung cấp nhiều vốn ODA không hoàn lại nhất cho Việt Nam.
Từ 1972 đến nay, Đan Mạch đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 1 tỷ USD vốn ODA; trung bình hằng năm đạt khoảng 64 triệu USD/năm.
Các lĩnh vực chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; được triển khai chủ yếu ở các thành phố, thị trấn lớn và khu vực nông thôn thuộc đồng bằng Bắc, Bắc Trung Bộ và nay được mở rộng ra cả các tỉnh vùng cao nguyên và miền núi phía Bắc.
Trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, Đan Mạch là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với mức tài trợ lên tới 40 triệu USD cho “Chương trình thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu” (Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác vào tháng 12-2008 tại Hà Nội).
Đan Mạch tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu với khoảng 20 dự án tại các địa phương. Đan Mạch tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng hiệu quả và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; hợp tác chặt chẽ tại Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu.
Tháng 9-2009, hai bên ký Ý định thư về hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục hai nước; tháng 12/2010, ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục-đào tạo cấp Bộ.
Tháng 6-2011, hai bên thống nhất thành lập Nhóm công tác chung Việt Nam - Đan Mạch nhằm triển khai Bản ghi nhớ hợp tác.
Thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 diễn ra tại Copenhaghen (Đan Mạch). Hội nghị lần này được kỳ vọng sẽ đề ra tầm nhìn, định hướng lớn, các biện pháp, hành động cụ thể về thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu.
Diễn đàn hợp tác cấp cao vì mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (P4G) được hình thành trên cơ sở sáng kiến của Chính phủ Đan Mạch nhằm tạo điều kiện và giúp phát triển quan hệ đối tác công tư đóng góp, thúc đẩy tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu 2030 thông qua thực hiện tăng trưởng xanh, thể hiện và tạo điều kiện cho việc phổ biến các giải pháp, mở rộng quy mô thực hiện các giải pháp trên toàn cầu.
Đến nay, Diễn đàn P4G đã có 7 quốc gia tham dự bao gồm: Đan Mạch (sáng lập), Chile, Mexico, Việt Nam, Hàn Quốc, Ethiopia, Kenya và Colombia cùng với sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu, Viện Tài nguyên thế giới, State of Green, mạng lưới C40 bao gồm 91 quốc gia và lãnh đạo của các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
Ngày 07-7-2017, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 7110/VPCP-QHQT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đồng ý việc Việt Nam tham gia Diễn đàn Diễn đàn P4G với tư cách là đối tác chính thức. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham dự Diễn đàn và triển khai các hoạt động liên quan.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự ASEM 12, P4G, thăm chính thức Áo, Bỉ, Đan Mạch, thăm làm việc tại EU lần này nhằm khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Chuyến thăm đồng thời truyền tải thông điệp Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương, tham gia hiệu quả, đóng góp giải quyết các thách thức toàn cầu tại các tổ chức đa phương./.
Năm 1972, khi cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc chưa kết thúc, Cộng hòa Áo là một trong những quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Hai bên duy trì thường xuyên tiếp xúc, trao đổi các đoàn cấp cao, hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á - Âu, ASEAN - EU.
Năm 1995, hai nước thỏa thuận thành lập Tổ công tác hỗn hợp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.
Tháng 8-2010, hai bên đã chính thức nâng cấp lên thành Ủy ban hỗn hợp liên Chính phủ cấp Thứ trưởng về hợp tác kinh tế và thương mại.
Tháng 5-2012, hai nước đã tiến hành họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Áo về hợp tác kinh tế và thương mại lần thứ 8. Tháng 3-2017, hai bên tiến hành họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Áo về hợp tác kinh tế và thương mại lần thứ 9.
Thương mại song phương giữa hai nước phát triển tích cực những năm gần đây. Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Áo: điện thoại các loại và linh kiện, giầy dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt, may, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác... Việt Nam nhập khẩu từ Áo các mặt hàng: dược phẩm, máy móc, thiết bị, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, giấy, thức ăn gia súc và nguyên liệu.
Năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều đạt hơn 4 tỷ USD (tăng 42% so với năm 2016). Áo trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở châu Âu. 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu của Việt Nam sang Áo đạt 2,58 tỷ USD (tăng 47% so với cùng kỳ năm trước). Nhập khẩu của Việt Nam từ Áo đạt 167 triệu USD (giảm 16%).
Đến tháng 8-2018, Áo có 31 dự án còn hiệu lực đang đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 143,9 triệu USD, đứng thứ 43 trong tổng số 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các dự án của Áo thuộc loại vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống, nghệ thuật và giải trí.
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Áo tại Việt Nam, tín dụng ưu đãi của Áo đang được sử dụng để thực hiện các dự án trong các lĩnh vực như giao thông đường sắt, trang thiết bị y tế, phòng cháy, chữa cháy, đào tạo nghề…
Quan hệ hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Áo trong thời gian qua có những bước phát triển mạnh mẽ. Hàng năm, Cộng hòa Áo cử chuyên gia, giáo sư giảng dạy tại Khoa Sân khấu, Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội và Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Áo tháng 5-2012, hai nước đã ký Bản Ghi nhớ về hợp tác văn hóa, tạo cơ sở để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này.
Hằng năm, Cộng hòa Áo cung cấp cho Việt Nam khoảng 20 học bổng đào tạo sau đại học. Đại sứ quán Cộng hòa Áo tại Hà Nội hỗ trợ một số tài liệu, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập cho các trường đại học có đào tạo tiếng Đức tại Hà Nội…
Hợp tác Việt Nam - Bỉ ngày càng tích cực
Việt Nam-Bỉ thiết lập quan hệ Ngoại giao ngày 22-3-1973. Quan hệ hai nước phát triển tích cực sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và trong các khuôn khổ hợp tác ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp (liên bang, vùng và cộng đồng).
Bỉ là một thị trường nhỏ nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Bỉ ở mức cao do hàng xuất khẩu của Việt Nam qua Bỉ để sang các nước Tây Âu khác (cảng Antwerp của Bỉ là một trong những hải cảng trung chuyển hàng hóa lớn ở châu Âu). Hiện Bỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam trong EU (sau Đức, Hà Lan, Anh, Italy, Pháp, Tây Ban Nha và Áo).
Năm 2017, Bỉ có 62 dự án với tổng số vốn đầu tư đạt 595 triệu USD, chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (20 dự án với 91,3 triệu USD). Các dự án chủ yếu là 100% vốn nước ngoài với quy mô tương đối nhỏ.
Hiện Việt Nam mới có hai dự án là Trung tâm xúc tiến thương mại tại Brussels (152.000 USD) và dự án Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Thủy sản châu Âu (90.000 USD).
Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Bỉ bắt đầu từ năm 1977. Đến nay, Bỉ đã cho Việt Nam vay và viện trợ không hoàn lại gần 300 triệu USD (trong đó viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 60%).
Các chương trình hợp tác tập trung vào các lĩnh vực gồm: quản lý nguồn nước, xử lý rác thải; quản lý nhà nước; tăng cường thể chế, cải cách hành chính; giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn; y tế...
Tháng 7-2018, Bỉ dừng viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
Ủy ban hỗn hợp Việt - Bỉ về hợp tác Khoa học Công nghệ được tổ chức thường kỳ 3 năm/lần, là cơ chế kiểm điểm và định hướng các chương trình, dự án hợp tác giữa hai nước.
Hiện có 18 dự án nghiên cứu (8 triệu USD) đã và đang được triển khai dưới các hình thức hợp tác ưu tiên như hợp tác giữa các trường đại học và viện nghiên cứu, trao đổi chuyên gia, triển khai các chương trình nghiên cứu chung.
Hằng năm, Bỉ viện trợ cho lĩnh vực giáo dục-đào tạo thông qua các chương trình hợp tác giữa các trường đại học và viện nghiên cứu khoảng 2 triệu euro. Gần 300 sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại Bỉ.
Ngoài ra, nhiều dự án về ngôn ngữ, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực... đã được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác với các chính quyền Vùng và Cộng đồng.
Việt Nam chủ động đóng góp vào quan tâm chung của ASEM
Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 12 (ASEM 12) với chủ đề “châu Á và châu Âu: Quan hệ đối tác toàn cầu nhằm ứng phó với với các thách thức toàn cầu” diễn ra tại Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị.
Từ năm 1996, qua hơn 2 thập kỷ tham gia ASEM, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm, ghi những dấu mốc ý nghĩa trong chặng đường phát triển của ASEAM. Việt Nam đóng góp nổi bật nhất là việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEM 5 (năm 2004), 5 Hội nghị Bộ trưởng trong các lĩnh vực: kinh tế (năm 2001), công nghệ-thông tin (năm 2006), ngoại giao (năm 2009), giáo dục (năm 2009), lao động (năm 2012) và triển khai nhiều sáng kiến trong các lĩnh vực chuyên ngành thuộc ưu tiên của ASEM.
Việt Nam tham gia đề xuất thúc đẩy hai lần mở rộng ASEM (ASEM 5 năm 2004 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 9 năm 2009) và cùng các thành viên thông qua nhiều văn kiện và quyết định quan trọng mang tính định hướng trong tiến trình hợp tác ASEM như “Tuyên bố Hà Nội về Quan hệ Đối tác Kinh tế ASEM chặt chẽ hơn,” “Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh,” “Khuyến nghị về cải tiến phương thức hoạt động ASEM” (năm 2004).
Đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực của Diễn đàn với đề xuất 24 sáng kiến và đồng bảo trợ 27 sáng kiến về những lĩnh vực thiết thực với địa phương, doanh nghiệp và người dân như: văn hóa, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, tăng trưởng xanh, an sinh xã hội, tăng trưởng bao trùm, kinh tế số…
Việt Nam là một trong những nước đi đầu khởi xướng và duy trì cơ chế hợp tác đầu tiên trong ASEM về quản lý nguồn nước là “Đối thoại ASEM về phát triển bền vững”, trong đó tập trung hợp tác tiểu vùng các nước ven sông Mekong-Danube, góp phần nâng hợp tác tiểu vùng Mekong lên tầm liên khu vực. Đồng thời, Việt Nam cũng đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong ASEM (Điều phối viên hai nhiệm kỳ 1999 - 2000 và 2001 - 2002, Phó Giám đốc Điều hành Quỹ Á - Âu giai đoạn 2008 - 2012).
Việt Nam hiện đang phát huy vai trò trong 5 Nhóm hợp tác chuyên ngành mà Việt Nam là thành viên về quản lý nguồn nước, ứng phó thiên tai, đào tạo nghề, giáo dục, phát triền nguồn nhân lực và kết nối công nghệ.
Triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII, Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối ngoại đa phương, trong đó coi trọng Diễn đàn ASEM. Năm 2018, Việt Nam đăng cai thành công “Hội nghị ASEM về cùng hành động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đạt các mục tiêu phát phát triển bền vững” tại Cần Thơ tháng 6-2018. Sáng kiến đầu tiên về ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với phát triển bền vững, thúc đẩy các lợi ích và quan tâm của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu gắn với phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Tháng 11-2018, Việt Nam sẽ đăng cai “Hội nghị Á - Âu về học tập suốt đời gắn với đào tạo nghề, thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững".
Việt Nam tích cực tham gia, chủ động đóng góp vào các quan tâm chung của ASEM, đặc biệt trong các lĩnh vực như kết nối, an ninh lương thực, phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai, phát triển nguồn nhân lực...
Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) được chính thức thành lập ngày 01-3-1996, theo sáng kiến của Singapore, Pháp và sự ủng hộ tích cực của 26 nhà Lãnh đạo Á - Âu, đặc biệt từ ASEAN. Đây là diễn đàn đối thoại không chính thức giữa các Nguyên thủ và Người đứng đầu Chính phủ của các nước thành viên ASEM, lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) và Ban Thư ký ASEAN.
Mục tiêu của ASEM là tạo dựng "một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á - Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn," “tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng".
Qua 5 đợt mở rộng, ASEM đã tăng từ 26 lên 53 thành viên (22 châu Á và 31 châu Âu), trong đó có 4 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, 12 nước G20, 4 nước BRICS, đại diện cho 60% dân số thế giới, đóng góp hơn 55% thương mại, 65% GDP và 75% du lịch toàn cầu.
Tăng cường hợp tác Việt Nam - EU
Ngày 28-11-1990, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1996, EU mở Phái đoàn Đại diện của Ủy ban châu Âu (EC) tại Hà Nội. Hai bên duy trì các cơ chế hợp tác: Tham vấn chính trị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao; Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - EU: Cơ chế đối thoại về nhân quyền Việt Nam - EU...
Việt Nam và EU phối hợp tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU, ASEM và Liên hợp quốc, trong giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, di cư bất hợp pháp...
Năm 2017, EU là đối tác thương mại lớn ba (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ) của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương năm 2017 đạt khoảng 50,46 tỷ USD, (tăng 11,9% so với năm 2016). Kim ngạch thương mại hai bên trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt khoảng 27 tỷ USD (tăng 12.35% so với năm 2017).
Các nước Đức, Anh, Hà Lan, Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Áo và Bỉ là 8 thị trường lớn nhất thuộc EU nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, hàng năm đều đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là hàng dệt may, giày dép, cà phê, hải sản, máy vi tính, linh kiện điện thoại... Hiện nay, hai bên đang tích cực thúc đẩy ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).
Tính đến hết tháng 8-2018, đã có 24/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 2.141 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 24,17 tỷ USD, đứng thứ năm trong số các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (sau Hàn Quốc, Đài Loan - Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore).
Trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam, tính theo giá trị vốn đầu tư, Hà Lan đứng đầu (318 dự án với tổng vốn đầu tư 9,16 tỷ USD), tiếp theo là Pháp (527 dự án với tổng vốn đầu tư 3,63 tỷ USD), Anh, Đức...
Nhìn chung đầu tư Việt Nam sang EU là không nhiều, tính đến tháng 8/2018 có 94 dự án với tổng vốn đăng ký 207,4 triệu USD.
EU luôn là một trong những nhà tài trợ lớn cho Việt Nam (EU là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất). Giai đoạn 2014 - 2020, Ủy ban châu Âu cam kết viện trợ cho Việt Nam 400 triệu euro tập trung vào lĩnh vực năng lượng bền vững và thể chế.
Dự kiến, EU sẽ dành khoảng 350 triệu euro hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển năng lượng bền vững (tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, điện khí hóa nông thôn).
Với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ phát triển hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả, phát triển hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, trên cơ sở kết quả bước đầu của Chương trình hỗ trợ chính sách ngành y tế giai đoạn 1, EU đã quyết định hỗ trợ giai đoạn 2 (2015 - 2019) với tổng kinh phí 115 triệu euro, là chương trình hỗ trợ ngân sách ngành Y tế lớn nhất của EU tại châu Á.
Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Đan Mạch
Việt Nam - Đan Mạch chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 25-11-1971. Năm 1980, Đan Mạch mở cửa Đại sứ quán tại Hà Nội và năm 2000, Việt Nam có Đại sứ quán tại Thủ đô Copenhaghen. Mối quan hệ đó luôn không ngừng phát triển sâu rộng, toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Năm 2018 là năm kỷ niệm 5 năm (2013 - 2018) hai nước Việt Nam-Đan mạch thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện. Hai bên phối hợp chặt chẽ, hiệu quả các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, ASEM, ASEAN - EU.
Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017 đạt 664,6 triệu USD. Việt Nam xuất khẩu sang Đan Mạch các sản phẩm dệt may, giầy dép, đồ gỗ, hàng kim khí, thủ công mỹ nghệ, thiết bị điện, càphê… và nhập chủ yếu là sản phẩm sữa, máy móc thiết bị, hóa chất, dược phẩm, hàng thủy sản…
Đan Mạch là một trong số các nước Bắc Âu sớm đầu tư vào nước ta. Hiện Đan Mạch có 132 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 686 triệu USD, xếp thứ 26/129 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Các dự án của Đan Mạch tập trung trong các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải, kho bãi; bán buôn, bán lẻ và sửa chữa; khoa học công nghệ; nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Một số dự án tiêu biểu là Dự án Công ty Cảng quốc tế Cái Mép với vốn đăng ký 268,6 triệu USD); Dự án Nhà máy bia Đông Nam Á có vốn đầu tư 79,6 triệu USD; Dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nisan Việt Nam về lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với có vốn đầu tư 50 triệu USD. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có dự án đầu tư vào Đan Mạch.
Đan Mạch là một trong những nước Tây Âu sớm cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam và thuộc nhóm các nước cung cấp nhiều vốn ODA không hoàn lại nhất cho Việt Nam.
Từ 1972 đến nay, Đan Mạch đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 1 tỷ USD vốn ODA; trung bình hằng năm đạt khoảng 64 triệu USD/năm.
Các lĩnh vực chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; được triển khai chủ yếu ở các thành phố, thị trấn lớn và khu vực nông thôn thuộc đồng bằng Bắc, Bắc Trung Bộ và nay được mở rộng ra cả các tỉnh vùng cao nguyên và miền núi phía Bắc.
Trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, Đan Mạch là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với mức tài trợ lên tới 40 triệu USD cho “Chương trình thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu” (Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác vào tháng 12-2008 tại Hà Nội).
Đan Mạch tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu với khoảng 20 dự án tại các địa phương. Đan Mạch tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng hiệu quả và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; hợp tác chặt chẽ tại Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu.
Tháng 9-2009, hai bên ký Ý định thư về hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục hai nước; tháng 12/2010, ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục-đào tạo cấp Bộ.
Tháng 6-2011, hai bên thống nhất thành lập Nhóm công tác chung Việt Nam - Đan Mạch nhằm triển khai Bản ghi nhớ hợp tác.
Thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 diễn ra tại Copenhaghen (Đan Mạch). Hội nghị lần này được kỳ vọng sẽ đề ra tầm nhìn, định hướng lớn, các biện pháp, hành động cụ thể về thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu.
Diễn đàn hợp tác cấp cao vì mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (P4G) được hình thành trên cơ sở sáng kiến của Chính phủ Đan Mạch nhằm tạo điều kiện và giúp phát triển quan hệ đối tác công tư đóng góp, thúc đẩy tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu 2030 thông qua thực hiện tăng trưởng xanh, thể hiện và tạo điều kiện cho việc phổ biến các giải pháp, mở rộng quy mô thực hiện các giải pháp trên toàn cầu.
Đến nay, Diễn đàn P4G đã có 7 quốc gia tham dự bao gồm: Đan Mạch (sáng lập), Chile, Mexico, Việt Nam, Hàn Quốc, Ethiopia, Kenya và Colombia cùng với sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu, Viện Tài nguyên thế giới, State of Green, mạng lưới C40 bao gồm 91 quốc gia và lãnh đạo của các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
Ngày 07-7-2017, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 7110/VPCP-QHQT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đồng ý việc Việt Nam tham gia Diễn đàn Diễn đàn P4G với tư cách là đối tác chính thức. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham dự Diễn đàn và triển khai các hoạt động liên quan.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự ASEM 12, P4G, thăm chính thức Áo, Bỉ, Đan Mạch, thăm làm việc tại EU lần này nhằm khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Chuyến thăm đồng thời truyền tải thông điệp Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương, tham gia hiệu quả, đóng góp giải quyết các thách thức toàn cầu tại các tổ chức đa phương./.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự  (11/10/2018)
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi của Tanzania  (11/10/2018)
Việt Nam là điển hình trong thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững  (11/10/2018)
Những bệnh dễ bùng phát vào mùa đông - xuân  (11/10/2018)
Thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt - Nhật  (11/10/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển