Thúc đẩy hợp tác Việt - Nhật trong lĩnh vực kinh tế, khoa học biển
Ngày 04-9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tiếp Bộ trưởng phụ trách chính sách đại dương của Nhật Bản, Chánh văn phòng Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Việt - Nhật Fukui Teru.
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vui mừng nhận thấy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng mạnh mẽ, toàn diện và thực chất trên mọi lĩnh vực, với sự tin cậy cao về chính trị, mang lại lợi ích lớn cho nhân dân hai nước.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA, thứ 2 về đầu tư, thứ 3 về du lịch và thứ 4 về thương mại. Hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả. Giao lưu văn hóa, giao lưu giữa các địa phương và giữa nhân dân hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, góp phần tăng cường tình cảm và hiểu biết giữa người dân Việt Nam và Nhật Bản.
Hợp tác trong lĩnh vực biển giữa hai nước tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ thời gian qua. Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu, điều tra, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường biển; chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cho cán bộ trong lĩnh vực khoa học công nghệ biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển; nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là môi trường biển; giúp Việt Nam tăng cường năng lực dự báo để ứng phó kịp thời với thiên tai và biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hỗ trợ phương tiện, cùng các thiết bị, công nghệ, đào tạo nhân lực phục vụ công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và nghiên cứu khoa học biển.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng mong muốn phía Nhật Bản hợp tác, triển khai sáng kiến của Việt Nam về thiết lập mối quan hệ đối tác khu vực các biển Đông Á về quản lý rác thải nhựa đại dương; hỗ trợ Việt Nam về kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật và công nghệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại vùng biển và ven biển; tăng cường năng lực trong việc ngăn chặn các sinh vật ngoại lai xâm hại và suy thoái đa dạng sinh học trên các vùng biển.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng phụ trách chính sách đại dương của Nhật Bản, Chánh văn phòng Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Việt - Nhật Fukui Teru khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước đang phát triển rất tích cực, thực chất, đa dạng trên nhiều lĩnh vực, với nhiều hình thức khác nhau.
Chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm thắt chặt quan hệ hợp tác với Việt Nam, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu biển. Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong các chính sách về biển với Việt Nam để hai nước cùng trở thành quốc gia giàu từ biển.
Nhật Bản cũng đề nghị Việt Nam, trong vai trò điều phối viên quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và ASEAN, sẽ đóng góp tích cực hơn trong việc phối hợp, xử lý vấn đề rác thải nhựa trên biển giữa các quốc gia trong khu vực./.
Khai mạc phiên họp mở rộng Ủy ban Pháp luật của Quốc hội  (04/09/2018)
Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng  (04/09/2018)
Gia Lai chú trọng xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới  (04/09/2018)
Gia Lai chú trọng xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới  (04/09/2018)
Từ bài học ASIAD, đưa thể thao Việt Nam lên tầm cao mới  (03/09/2018)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên