Khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Thái Lan
Lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh
Chiều 01-9, lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh đã diễn ra tại Bản Đông, tỉnh Phichit, cách thủ đô Bangkok 350km về phía Bắc.
Đây là di tích lịch sử thứ ba về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thái Lan, sau các khu di tích ở tỉnh Udon Thani và Nakhon Phanom.
Lễ khánh thành do Bộ Thể thao và Du lịch Thái Lan, tỉnh Phichit phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức, thu hút sự tham gia của khoảng 300 Việt kiều và bạn bè Thái Lan. Bộ trưởng Thể thao và Du lịch Thái Lan Weerasak Kowsurat và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Hải Bằng đồng chủ trì buổi lễ.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng cho biết trong thời gian hoạt động cách mạng từ tháng 7-1928 đến cuối năm 1929 ở Thái Lan, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dừng chân tại tỉnh Phichit và Người để lại dấu ấn không phai mờ đối với nhân dân địa phương, nhất là bà con Việt kiều.
Người vận động cộng đồng kiều bào đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tích cực học chữ Việt và chữ Thái, xoá bỏ nạn mù chữ trong kiều bào, đoàn kết hữu nghị với nhân dân địa phương, tôn trọng phong tục, tập quán và luật pháp sở tại, để người dân Thái hiểu và có cảm tình với cách mạng Việt Nam.
Đại sứ gửi lời cảm ơn chân thành tới Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Thái Lan, cộng đồng người Thái gốc Việt đã góp công xây dựng công trình. Đại sứ tin tưởng Bảo tàng Hồ Chí Minh tại tỉnh Phichit sẽ ngày càng được biết đến rộng rãi, trở thành điểm thu hút du lịch-văn hóa tại địa phương nói riêng và Thái Lan nói chung.
Bộ trưởng Thể thao và Du lịch Weerasak Kowsurat và Tỉnh trưởng Phichit Weerasak Wichitsaengsri khẳng định Phichit là một trong những điểm dừng chân đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian Người sinh sống và hoạt động cách mạng tại Thái Lan. Để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Thái Lan xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh và công trình này sẽ góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa Thái Lan và Việt Nam.
Bảo tàng Hồ Chí Minh, cùng với Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, nằm trong khuôn viên Trung tâm Hữu nghị Thái Lan-Việt Nam ở tỉnh Phichit (rộng 6.400m2), được khởi công xây dựng từ tháng 12/2013. Với số tiền đầu tư hơn 30 triệu baht (khoảng 22 tỷ đồng), hoàn toàn do chính quyền Thái Lan đài thọ.
Mùa Thu năm 1928, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bí danh là Thọ, biệt hiệu Nam Sơn, từ Bangkok về đây tuyên truyền vận động cách mạng. Người đã lưu lại Bản Đông khoảng 2 tuần, sau đó đi các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.
Tưng bừng Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc
Ngày 02-9, Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc được sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam tưng bừng ngay tại Quảng trường Gwanghwamun ở trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02-9.
Tham gia Lễ hội Văn hóa Việt Nam lần thứ 8 (Vietfest Seoul 2018) có Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Nguyễn Vũ Tú; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Bùi Trường Giang; Thị trưởng thành phố Seoul, ông Park Won-soon; Nghị sỹ Quốc hội Hàn Quốc, bà Nam In Soon cùng nhiều quan chức địa phương, lãnh đạo một số hiệp hội, doanh nghiệp tài trợ, hàng nghìn người Việt đang học tập, sinh sống và lao động tại đây cùng rất nhiều bạn bè Hàn Quốc và du khách quốc tế.
Đây là một hoạt động văn hóa lớn thường niên được tổ chức nhằm tạo không gian vui chơi cho cộng đồng người Việt tại Xứ sở kim chi đồng thời quảng bá nét đẹp, văn hóa và truyền thống Việt Nam đến bạn bè Hàn Quốc và quốc tế.
Trong diễn văn khai mạc lễ hội, chị Nguyễn Ngọc Cẩm, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc đồng thời là Thị trưởng danh dự của thành phố Seoul, nhấn mạnh rằng sự kiện này giúp cho những người con xa xứ, sống xa quê hương hướng về cội nguồn, giúp cho các bạn Hàn Quốc hiểu thêm về văn hóa truyền thống đặc sắc của Việt Nam, qua đó tăng cường mối quan hệ truyền thống, hợp tác và hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tú cho rằng việc tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam đúng ngày Quốc khánh tại một địa điểm lịch sử, văn hóa thiêng liêng như Quảng trường Gwanghwamun là một dấu mốc quan trọng, minh chứng cho mối quan hệ, giao lưu thân thiết, hữu nghị giữa hai nước Việt-Hàn sau 26 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Đại sứ nhấn mạnh quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp trên cả ba lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa, và hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa, hợp tác về lao động, giáo dục… theo thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước hồi đầu năm nay.
Lễ hội năm nay diễn ra rất hoành tráng, với rất nhiều chương trình như thi tìm kiếm tài năng Việt-Hàn, thi vẽ tranh dành cho trẻ em các gia đình đa văn hóa với chủ đề "Việt Nam trong trái tim tôi," diễu hành trang phục truyền thống Việt Nam, biểu diễn thời trang áo dài, trình diễn thời trang với sự góp mặt của các siêu mẫu, hoa hậu, á hậu, trình diễn ca nhạc dân tộc với sự tham gia của Đoàn nghệ thuật Bông Sen thành phố Hồ Chí Minh, ca sỹ Mỹ Tâm, giới thiệu đồ thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, các trò chơi dân gian của Việt Nam.
Ngoài việc được vui chơi giải trí, du khách tham gia lễ hội còn nhận được những phần thưởng hấp dẫn và giá trị như vé máy bay khứ hồi Việt Nam-Hàn Quốc, các chuyến du lịch đảo Jeju và nhiều quà tặng có giá trị khác...
Hiện có tới 180.000 người Việt đang sinh sống, lao động và học tập tại Hàn Quốc. Mức độ giao thoa văn hóa, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng sâu sắc và đa dạng./.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác khám chữa bệnh  (02/09/2018)
Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt "Sao Độc lập"  (02/09/2018)
Lời thề độc lập và khát vọng thịnh cường  (02/09/2018)
Dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp 02-9  (01/09/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên