Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc sáp nhập, sắp xếp cần có thời kỳ quá độ
Trả lời về việc Bộ Công an vừa thực hiện sắp xếp lại bộ máy theo hướng bỏ cấp tổng cục nhưng lại hình thành nhiều cục với bộ máy khá lớn như Cục Truyền thông vừa thành lập có tới 13 phó cục trưởng, 21 đơn vị cấp phòng, ban trực thuộc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho rằng việc sáp nhập, sắp xếp cần có thời kỳ quá độ, đặc biệt là chính sách về cán bộ.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa nêu quan điểm: Ở nước ngoài, việc sắp xếp 1 cộng 1 bằng 2 rất rõ, thậm chí có sự cạnh tranh vì một năm có nhiều người ra khỏi bộ máy. Nhưng công tác cán bộ của Việt Nam là một quá trình phấn đấu, học tập, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng lâu dài, cả tập thể xây dựng nên, không giống nước ngoài. Vì vậy khi sắp xếp, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có độ trễ khi thực hiện.
Thông tin về vấn đề này, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế (Bộ Nội vụ) Đào Thị Hồng Minh cho hay thực hiện Nghị quyết 18 Hội nghị Trung ương 6 và Kế hoạch số 07 của Bộ Chính trị, Bộ Công an là một trong những bộ đi đầu trong việc xây dựng, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, trình Bộ Chính trị thông qua. Bộ Chính trị đã cho chủ trương và đồng ý bỏ cấp tổng cục. Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định 01 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Bộ Công an theo hướng bỏ 6 tổng cục (trong đó có 96 cục) và thành lập thêm một số cục mới.
“Khi sắp xếp lại thì số lượng cấp phó cao hơn so với quy định. Bộ Chính trị đã cho ý kiến chỉ đạo, số lượng cấp phó các cục của Bộ Công an có thể cao hơn so với quy định, nhưng đến năm 2021, phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định. Việc này Bộ Công an đã cam kết thực hiện,” bà Đào Thị Hồng Minh nêu rõ.
Cũng liên quan đến vấn đề số lượng cấp phó sau khi sắp xếp lại bộ máy tổ chức, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa cho biết sắp xếp, sáp nhập là hướng tới mục tiêu sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí con người một cách tốt nhất phục vụ cho nền hành chính hiệu lực, hiệu quả. Khi dự báo được, tính toán khoa học, sắp xếp hợp lý thì bộ máy sẽ phát huy hiệu quả cao nhất. Trước đây, Việt Nam cũng đã từng sáp nhập năm Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi, Công nghiệp thực phẩm; sáp nhập Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hà Tây, số lượng cấp phó cũng khá nhiều, khoảng một chục người.
“Không chỉ Bộ Nội vụ mà các địa phương khi làm đề án rất thận trọng vì yếu tố ổn định. Có ổn định thì mới phát triển được. Đề án này đã được sắp xếp một cách khoa học, bố trí hợp lý, có tính đến độ trễ trong một thời gian có lộ trình,” Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa nói.
Ông cũng khẳng định quan điểm chung là cố gắng sắp xếp theo quy định, tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể có thể có đề án và xem xét sắp xếp theo lộ trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thậm chí nếu tăng ở những cấp hành chính thì phải Thủ tướng quyết định qua nhiều bước thẩm định, đánh giá. Cũng như sáp nhập sở, quy định hiện nay là không quá ba phó giám đốc sở thuộc tỉnh và không quá bốn người với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; khi sáp nhập hai sở với nhau, một số địa phương tính đủ ngay số lượng cấp phó nhưng cũng có địa phương cho phép một số cán bộ còn 2-3 năm công tác tiếp tục ở lại và sẽ giảm dần.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa, ngay sau khi Chính phủ khóa XIV kiện toàn và hoạt động, việc đầu tiên của Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo là tập trung cải cách bộ máy hành chính, trong đó sắp xếp bộ máy toàn diện ở Chính phủ, cân nhắc một việc chỉ giao cho một người và một cơ quan có thể làm nhiều việc. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đã ra nghị định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các bộ, ngành.
Qua sắp xếp bộ máy đã giảm tương đối nhiều vụ, cục, nhiều bộ rất tích cực. Có những bộ giảm hơn 10% số đầu đơn vị, nhiều Bộ trưởng đi đầu trong lĩnh vực này, thậm chí hạ từ tổng cục xuống cục, xóa nhiều đơn vị. Đặc biệt có nét đổi mới là trong các vụ không còn phòng; vụ công tác phía Nam, văn phòng phía Nam được xem xét bố trí theo hướng tinh giản...
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa này cho rằng với đòi hỏi của xã hội, so sánh với kinh nghiệm của nước ngoài, Việt Nam cần tiếp tục cải cách mạnh hơn. Trong chiến lược về cải cách hành chính giai đoạn 2016-2021, Thủ tướng đang chỉ đạo Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tập trung nghiên cứu về tổ chức bộ máy, cố gắng lồng ghép với các nghị quyết của trung ương để tới đây tham mưu xây dựng tổ chức bộ máy đáp ứng nhiệm vụ nhưng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả./.
Diễn đàn Phát triển Dân tộc thiểu số  (20/08/2018)
Nói chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng  (20/08/2018)
Ứng phó với sự cố y khoa trong lĩnh vực sản - nhi  (20/08/2018)
Chương trình hành động của Chính phủ về cải cách chính sách tiền lương  (20/08/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 13 đến ngày 19-8-2018  (20/08/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 13 đến 19-8-2018)  (20/08/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển