Xây dựng hoàn thiện thể chế pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm
Sau nội dung xây dựng thể chế, chiều 03-5, tiếp tục Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Tư, các thành viên Chính phủ thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng Tư và bốn tháng đầu năm 2018.
Lãnh đạo các bộ, ngành cũng báo cáo về kết quả xử lý, giải quyết một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý của Nhà nước nhưng đang gây bức xúc trong nhân dân theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Trả lời câu hỏi của Thủ tướng về kết quả thực hiện việc cải thiện, nâng cấp nhà vệ sinh tại các trường học - vấn đề đã được Thủ tướng đặc biệt quan tâm và nhắc lại từ Phiên họp thường kỳ tháng Ba, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết qua rà soát của Bộ, hiện cả nước có 97% các trường mầm non và 95% các trường trung học phổ thông có công trình vệ sinh và nước sạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường ở nhiều địa phương thiếu nhà vệ sinh. Tỷ lệ nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn còn ở mức khá cao.
Thống kê sơ bộ, đến nay, cả nước có 40% công trình vệ sinh ở trường mầm non chưa đạt chuẩn, ở bậc tiểu học là 42,1%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn nhưng nguyên nhân quan trọng là hầu như các công trình này đã làm lâu chưa được sửa chữa nên điều kiện đảm bảo sinh hoạt chưa đạt so với yêu cầu....
Cho rằng đây là vấn đề cụ thể, nhưng rất bức xúc trong dư luận và nhân dân và với các em nhỏ, Thủ tướng yêu cầu toàn ngành giáo dục và các địa phương phát động phong trào làm nhà vệ sinh, sửa chữa nhà vệ sinh cho các cháu ở tất cả các cấp học; huy động tất cả các nguồn lực kinh phí để chấm dứt tình trạng trường học không có nhà vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống tâm lý của các em.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế phải tập trung xử lý tình trạng nhà vệ sinh bẩn tại các bệnh viện bởi đây là vấn đề mà “nói nhiều mà hành động không được bao nhiêu.” Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ cần tổ chức các đoàn công tác tiến hành thanh, kiểm tra việc triển khai xử lý vấn đề này.
Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh một số vấn đề lớn cần lưu ý để triển khai ngay trong thời gian tới. Đề cập đến xu hướng phức tạp của tình hình thế giới, Thủ tướng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đổi mới chính sách, thể chế sâu rộng hơn nữa để tiến kịp với nhịp độ phát triển kinh tế thế giới.
Cho rằng mặc dù môi trường đầu tư kinh doanh trong nước đã có những sự cải thiện tích cực theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư, song Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục như năng suất lao động còn thấp, mức độ sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ, năng lực quản trị, công nghệ thông tin, năng lực tay nghề, nhận thức đổi mới sáng tạo còn chưa cao. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, chưa đổi mới quyết liệt trong công việc; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; nguồn lực còn hạn hẹp, dư địa chính sách chưa thực sự tạo điều kiện cho phát triển.
Từ nhận định này, Thủ tướng yêu cầu từng thành viên Chính phủ - các tư lệnh ngành phải luôn nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, sát việc, sát thực tiễn, sát nhân dân, theo dõi ứng phó với vấn đề mới, biến động nhanh của tình hình trong nước và quốc tế để làm đà cho phát triển bền vững.
Phân tích các hạn chế của tình hình phát triển kinh tế xã hội, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành quan triệt sâu sắc tinh thần kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra theo các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã nêu. Tuyệt dối không chủ quan trong chỉ đạo, điều hành, chủ động theo dõi sát tình hình diễn biến trong nước và quốc tế, để có các đối sách phù hợp. Chú trọng giải quyết các vấn đề mới phát sinh, khắc phục nhanh các tồn tại, yếu kém, nhất là trong những lĩnh vực như an toàn thực phẩm, văn hóa, đạo đức trường học, buôn lậu, gian lận thương mại, phá rừng tự nhiên...
Thủ tướng nhấn mạnh công tác xây dựng hoàn thiện thể chế pháp luật là ưu tiên hàng đầu trong năm 2018 và những năm tiếp theo của Chính phủ; trong đó lưu ý rà soát, loại bỏ những quy định cản trở phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành.
Thủ tướng cũng yêu cầu ngăn chặn tình trạng lót tay ở các cơ quan Nhà nước, nhất là những cơ sở tiếp xúc với dân, doanh nghiệp và hàng hóa; tăng cường kỷ luật tài chính, tạo chuyển biến trong xử lý chi phí không chính thức; phát động phong trào toàn ngành liêm chính...
Bên cạnh đó, rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm đơn giản hóa 50% thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện công khai, minh bạch vấn đề giá thị trường, đất đai, tài sản công, “không để thất thoát tài sản, đất đai của Nhà nước”.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục chuẩn bị tốt nội dung cho các Hội nghị chuyên đề quan trọng như cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, quy hoạch đất đai, tái định cư...
Về một số giải pháp lớn, Thủ tướng nhấn mạnh đến nhiệm vụ tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đạt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 6,7% trong năm 2018, lạm phát không quá 4%. Do đó, lộ trình thực hiện giá y tế, giáo dục, điện lực phải được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là vấn đề tiền tệ, tín dụng. Tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối, đảm bảo tăng tín dụng hợp lý, thực hiện tốt việc kiểm soát tiền ảo, không để ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, Thủ tướng nói.
Về đầu tư công, Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm chậm tiến độ.
Giải pháp về xuất khẩu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phòng vệ thương mại và tìm kiếm thị trường, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, không để tình trạng lũng đoạn, chi phối thị trường trong nước.
Phải có kế hoạch đưa hàng Việt Nam vào siêu thị cùng với kiểm soát an toàn thực phẩm và đẩy mạnh phòng, chống hàng giả, Thủ tướng yêu cầu và đề nghị các bộ ngành chấn chỉnh ngay công tác xét duyệt trao giải thưởng hàng hóa có chất lượng, tránh bị lợi dụng làm trái mà vụ việc thuốc chữa ung thư bằng than tre là một điển hình.
Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng cần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc. Tăng cường thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào tiến trình này.
Thủ tướng cũng chỉ đạo sớm hoàn thiện Nghị định về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để đơn vị này sớm đi vào hoạt động, nhằm đẩy mạnh thoái vốn, cổ phần hóa, tăng cường vai trò giám sát, quản lý vốn Nhà nước.
Đối với lĩnh vực văn hóa xã hội môi trường, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Trung ương về y tế, dân số, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, tiếp tục triển khai giảm nghèo hiệu quả.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm có khả năng bùng phát cao trong mùa hè; nghiêm trị các hành vi bạo lực đối với thầy thuốc, cán bộ y tế; thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thủ tướng cũng đề nghị đánh giá lại tình hình thất nghiệp trong thanh niên, sinh viên ra trường, chủ động nguồn lực đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp khởi nghiệp; tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2018 và tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, lành mạnh cho các em học sinh trong dịp Hè 2018./.
Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri tại thành phố Cần Thơ  (04/05/2018)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp xúc cử tri tại Vĩnh Long  (04/05/2018)
Thủ tướng Chính phủ: Còn tình trạng “trên nóng, dưới nóng, ở giữa lạnh”  (03/05/2018)
Hoạt động truyền thông đối ngoại của Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng  (03/05/2018)
Nhượng bộ nhất định: Mỹ gia hạn miễn thuế nhôm, thép  (03/05/2018)
Tăng cường sự tham gia xã hội trong chăm sóc người cao tuổi  (03/05/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên