Thông báo kết quả kiểm tra phòng chống tham nhũng năm 2017 tại hai bộ
Sáng 19-4, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp thông báo kết quả kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 tại Ban cán sự Đảng của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh kết quả kiểm tra tại Ban cán sự Đảng của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, là cơ sở quan trọng để lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Chính phủ quyết định những chính sách, giải pháp quan trọng về phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.
Theo Phó Thủ tướng, kết quả kiểm tra tại Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực trong chỉ đạo của các cấp ủy, lãnh đạo đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ. Công tác cải cách hành chính đã có nhiều bước tiến như tiếp nhận, giải quyết theo hình thức trực tuyến; liên thông các thủ tục trong lĩnh vực môi trường, nước và biển đảo; rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận; thu tài chính từ đất tăng. Trong công tác bảo vệ môi trường, Bộ đã chủ động triển khai các giải pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục đối với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao để đi vào vận hành như Công ty Formosa tại Hà Tĩnh, Công ty Lee&Man tại Hậu Giang...
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành sơ kết, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật đối với hai lĩnh vực đất đai và môi trường để sửa đổi 2 đạo luật quan trọng là Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng, tạo động lực cho một giai đoạn phát triển mới.
Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng còn những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng như: Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều vướng mắc. Công tác định giá đất chưa đáp ứng được yêu cầu quy định giá sát thị trường. Tình trạng tham nhũng trong quản lý đất đai vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương. Việc khai thác khoáng sản trái phép còn diễn ra, xuất khẩu khoáng sản mới chỉ dừng lại ở dạng nguyên liệu thô, công nghệ khai thác, chế biến còn lạc hậu... dẫn đến tổn thất, lãng phí nguồn tài nguyên không tái tạo quan trọng này. Ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến phức tạp.
“Việc phát hiện tham nhũng qua công tác kiểm tra, thanh tra còn yếu, chất lượng một số cuộc thanh tra, kiểm tra chưa cao. Việc theo dõi, giám sát, xử lý sau thanh tra đối với một số vụ việc chưa chặt chẽ”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Đánh giá kết quả kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 tại Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, Bộ đã quyết liệt cắt bỏ các thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính, góp phần quan trọng tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Bộ Công Thương đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về sắp xếp lại bộ máy, giúp cho Bộ hoạt động hiệu quả, cắt bỏ và giảm đầu mối các cục, vụ, đơn vị. Ngoài ra, Bộ Công Thương đã thực hiện hiệu quả chỉ đạo việc thoái vốn tại Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) theo hình thức đấu giá công khai, minh bạch. Đây được coi là hình mẫu mới để nhiều ngành và đơn vị học hỏi, đảm bảo nguyên tắc công khai, phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm.
Những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Công Thương được Phó Thủ tướng chỉ ra là việc phát hiện tham nhũng qua công tác tự kiểm tra chưa cao, kết luận thanh tra chưa chỉ rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có sai phạm để đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm theo quy định.
Theo kết quả kiểm tra, một trong những nội dung được các Bộ thực hiện tốt trong thời gian qua là việc kê khai tài sản, thu nhập theo hướng công khai, minh bạch. Theo báo cáo, trong năm 2016, số người kê khai tài sản của Bộ Công Thương là 27.443 người, đạt 99,9%; số người phải kê khai tài sản, thu nhập của Bộ Tài nguyên và Môi trường là 3.688 người, đạt 100%. Trong bản kê khai về tài sản, thu nhập tại các bộ, không người nào được yêu cầu giải trình rõ việc kê khai và xác minh tài sản, thu nhập.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Ban Cán sự Đảng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan, đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế; xây dựng kế hoạch khắc phục, thực hiện các giải pháp được nêu ra./.
Tổng thống Nga V. Putin và những thách thức mới  (19/04/2018)
Điều hành chính sách tiền tệ năm 2017 và dự báo năm 2018  (19/04/2018)
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong kỷ nguyên 4.0  (19/04/2018)
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2018 của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương  (18/04/2018)
Xây dựng thể chế đột phá cho các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt  (18/04/2018)
Tiếp tục các diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung  (18/04/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên