Phát triển ngành chăn nuôi phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội
20:48, ngày 13-04-2018
TCCSĐT - Ngày 13-4, tiếp tục Phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt.
Thúc đẩy phát triển sản xuất ngành chăn nuôi
Trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã nêu bật toàn cảnh pháp luật quản lý ngành chăn nuôi để thấy được bối cảnh, thực trạng xã hội đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi.
Từ khi ban hành Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 đến nay, thực tế sản xuất, kinh doanh ngành chăn nuôi đã có nhiều biến động lớn và thay đổi cơ bản. Từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, chăn nuôi các giống bản địa là chủ yếu, chuồng trại sơ sài, kỹ thuật lạc hậu đến nay đã phổ biến là chăn nuôi trang trại, công nghiệp, ứng dụng chuồng kín, chuồng lồng, sản xuất tập trung, hàng hóa và cơ bản đã chăn nuôi các giống cao sản, tiên tiến của thế giới. Sản lượng sản phẩm đã tăng trưởng gấp đôi trong thời gian 13 năm; Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với quốc tế và đã tham gia nhiều Công ước, Hiệp định thương mại quốc tế...
Bộ trưởng khẳng định tất cả những yếu tố này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật; việc ban hành đạo luật quản lý cả ngành chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi, quản lý môi trường trong chăn nuôi để phát triển bền vững là rất cần thiết và cấp bách.
Nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Chăn nuôi
Là dự án Luật lần đầu được trình ra Quốc hội, tại phiên thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung chủ yếu làm rõ những vấn đề lớn liên quan đến dự án Luật về sự cần thiết ban hành; phạm vi và đối tượng điều chỉnh; tính thống nhất của luật với hệ thống pháp luật nói chung; tính khả khi và tác động của luật đến phát triển kinh tế…
Làm rõ sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật, ý kiến của nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cùng với những kết quả tích cực đạt được thì ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung còn nhỏ lẻ, chăn nuôi quy mô hộ gia đình còn chiếm tỷ lệ cao (60-70%) nên việc đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại, phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, kiểm soát dịch bệnh và phát huy lợi thế của từng vùng còn gặp nhiều khó khăn; chưa sản xuất theo chuỗi khép kín nên khó kiểm soát an toàn thực phẩm.
Môi trường chăn nuôi chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, việc xử lý và sử dụng chất thải trong chăn nuôi còn chưa thực sự hợp lý, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này; thiếu đồng bộ trong cơ cấu chăn nuôi và giữa chăn nuôi với trồng trọt, thủy sản...
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đặt ra đòi hỏi ngành chăn nuôi phải đáp ứng yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu phải có chất lượng cao với giá thành hợp lý, đủ sức cạnh tranh.
Các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Chăn nuôi để đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hiện đại, theo chuỗi, chú trọng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường là rất cần thiết.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, dự thảo Luật cần quy định rõ hơn về giống vật nuôi thuần chủng của Việt Nam, giống vật nuôi nhập khẩu và giống vật nuôi lai tạo để giữ gìn nguồn gen quý hiếm của các giống vật nuôi truyền thống của đất nước, vừa tiếp cận được nguồn gen giống của nước ngoài để chủ động nguồn giống vật nuôi cho chăn nuôi.
Tán thành với việc dự thảo Luật xác định 3 danh mục vật nuôi, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Soạn thảo cần nghiên cứu quy định về quy chế pháp lý của từng vật nuôi, đặc biệt đối với danh mục giống vật nuôi quý hiếm cần phải bảo tồn và chỉ rõ ngoài 3 danh mục này, những giống vật nuôi không nằm trong danh mục thì có được tự do sản xuất kinh doanh hay không.
Về nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi, một số ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo thể hiện các quy định này cô đọng và rõ ràng hơn, mang tính định hướng, xuyên suốt trong hoạt động chăn nuôi; nghiên cứu, phân định rõ các hoạt động mà Nhà nước đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích một số khâu trọng yếu trong chăn nuôi như xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phát triển vùng trồng nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi...
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cần làm rõ mối quan hệ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các bộ, ngành trong quản lý, thúc đẩy phát triển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; có những quy định nhằm khắc phục sự thiếu đồng bộ trong chăn nuôi, từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Ban soạn thảo nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lấy thêm ý kiến của nhân dân, đặc biệt là doanh nghiệp, người chăn nuôi, người kinh doanh, tiêu dùng; giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thẩm tra chính thức dự án Luật.
** Buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Trồng trọt.
Tạo lập nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã chỉ rõ thực tiễn quan hệ xã hội đòi hỏi phải điều chỉnh bằng pháp luật trong lĩnh vực trồng trọt.
Sản xuất trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp, thu hút sự tham gia của gần 70% nguồn lực lao động xã hội, đóng góp trên 50% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Năm 2017, giá trị xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp đạt 36,2 tỷ USD, trong đó lĩnh vực trồng trọt là 18,96 tỷ USD; có 7/10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (trên 1 tỷ USD) của ngành Nông nghiệp thuộc lĩnh vực trồng trọt. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động trồng trọt ở Việt Nam đã xuất hiện những bất cập giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, quá trình thi hành pháp luật về trồng trọt đã bộc lộ nhiều hạn chế như chưa thực hiện triệt để xã hội hóa hoạt động khảo nghiệm theo quy định của Luật Đầu tư; quá trình khảo nghiệm giống kéo dài, quy trình khảo nghiệm còn nhiều điểm bất cập...
Việc xây dựng và bảo vệ các hệ thống canh tác hướng tới nền sản xuất hàng hóa tập trung, có hợp đồng, cấp chứng nhận chất lượng và truy xuất nguồn gốc là nội dung quan trọng trong giai đoạn hiện nay nhưng vẫn chưa được quy định ở các văn bản pháp luật. Tương tự, hoạt động thu hoạch, bảo quản, chế biến và thương mại chưa có quy định cụ thể.
“Để khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên, đồng thời nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển trồng trọt, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, việc xây dựng, trình ban hành Luật Trồng trọt là hết sức cần thiết", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.
Cần thiết ban hành Luật Trồng trọt
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Trồng trọt như Tờ trình của Chính phủ để hoàn thiện khung pháp lý phát triển ngành trồng trọt theo chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Các đại biểu đánh giá về cơ bản, các quy định trong dự thảo Luật phù hợp với Hiến pháp, hệ thống pháp luật hiện hành, tương thích với pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn còn một số quy định chưa thống nhất với các Luật khác như: Quy định về đặt tên giống cây trồng mới (Điều 23) chưa phù hợp với Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ; quy định về thẩm quyền công nhận giống (Điều 31) chưa thống nhất với Điều 44 Luật Lâm nghiệp…
Đánh giá dự án Luật được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ, tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng dự án Luật có nhiều nội dung, chính sách mới liên quan đến nhiều luật khác như Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học... vì thế cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ tránh sự trùng lặp.
Ngoài ra, dự thảo Luật cần có quy định cụ thể về cây trồng, giống biến đổi gen vì đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Đối với lĩnh vực phân bón, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhận định, dự thảo Luật chỉ dành một chương để quy định là ít, thiếu tính cụ thể trong khi tại nhiều nước trên thế giới có hẳn một luật riêng về nội dung này.
Đề cập đến tình trạng được mùa mất giá, giải cứu nông sản thời gian qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, đánh giá, xây dựng chiến lược về vấn đề quy hoạch, phát triển, dự báo thị trường, đảm bảo đầu ra ổn định, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Qua thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, để bảo đảm tính khả thi khi Luật được ban hành, dự thảo Luật cần làm rõ một số nội dung về lộ trình xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để kiểm soát được chất lượng giống, chất lượng phân bón; việc khai thác, sử dụng vật liệu nhân giống, nguồn gen từ các cơ sở bảo tồn nguồn gen giống cây trồng thuộc hệ thống cơ sở bảo tồn của Nhà nước để tránh lãng phí, thất thoát nguồn tài nguyên này; mối quan hệ giữa công nhận giống cây trồng với bảo hộ giống cây trồng trong Luật Trồng trọt và Luật Sở hữu trí tuệ để thuận tiện cho việc quản lý, áp dụng luật.
Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo làm rõ về phạm vi, đối tượng điều chỉnh; rà soát nhằm đảm bảo sự thống nhất của dự án luật với các luật liên quan như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản, Luật Đầu tư công…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Ban Soạn thảo nghiên cứu để cụ thể hóa, hạn chế thấp nhất những điều, khoản giao cho Chính phủ, Bộ trưởng quy định; luật hóa một số vấn đề nhất là những điều liên quan đến danh mục cây trồng, danh mục cấm.
Các quy định trong dự thảo Luật cần hướng tới nền sản xuất hữu cơ, tránh gây ô nhiễm, chú ý phát triển khoa học công nghệ mới về trồng, bảo quản, chế biến; có quy định khuyến khích người dân, doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, có chính sách thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu Ban Soạn thảo tiếp thu đầy đủ các ý kiến; giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra chính thức dự án Luật trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5./.
Trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã nêu bật toàn cảnh pháp luật quản lý ngành chăn nuôi để thấy được bối cảnh, thực trạng xã hội đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi.
Từ khi ban hành Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 đến nay, thực tế sản xuất, kinh doanh ngành chăn nuôi đã có nhiều biến động lớn và thay đổi cơ bản. Từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, chăn nuôi các giống bản địa là chủ yếu, chuồng trại sơ sài, kỹ thuật lạc hậu đến nay đã phổ biến là chăn nuôi trang trại, công nghiệp, ứng dụng chuồng kín, chuồng lồng, sản xuất tập trung, hàng hóa và cơ bản đã chăn nuôi các giống cao sản, tiên tiến của thế giới. Sản lượng sản phẩm đã tăng trưởng gấp đôi trong thời gian 13 năm; Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với quốc tế và đã tham gia nhiều Công ước, Hiệp định thương mại quốc tế...
Bộ trưởng khẳng định tất cả những yếu tố này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật; việc ban hành đạo luật quản lý cả ngành chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi, quản lý môi trường trong chăn nuôi để phát triển bền vững là rất cần thiết và cấp bách.
Nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Chăn nuôi
Là dự án Luật lần đầu được trình ra Quốc hội, tại phiên thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung chủ yếu làm rõ những vấn đề lớn liên quan đến dự án Luật về sự cần thiết ban hành; phạm vi và đối tượng điều chỉnh; tính thống nhất của luật với hệ thống pháp luật nói chung; tính khả khi và tác động của luật đến phát triển kinh tế…
Làm rõ sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật, ý kiến của nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cùng với những kết quả tích cực đạt được thì ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung còn nhỏ lẻ, chăn nuôi quy mô hộ gia đình còn chiếm tỷ lệ cao (60-70%) nên việc đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại, phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, kiểm soát dịch bệnh và phát huy lợi thế của từng vùng còn gặp nhiều khó khăn; chưa sản xuất theo chuỗi khép kín nên khó kiểm soát an toàn thực phẩm.
Môi trường chăn nuôi chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, việc xử lý và sử dụng chất thải trong chăn nuôi còn chưa thực sự hợp lý, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này; thiếu đồng bộ trong cơ cấu chăn nuôi và giữa chăn nuôi với trồng trọt, thủy sản...
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đặt ra đòi hỏi ngành chăn nuôi phải đáp ứng yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu phải có chất lượng cao với giá thành hợp lý, đủ sức cạnh tranh.
Các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Chăn nuôi để đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hiện đại, theo chuỗi, chú trọng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường là rất cần thiết.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, dự thảo Luật cần quy định rõ hơn về giống vật nuôi thuần chủng của Việt Nam, giống vật nuôi nhập khẩu và giống vật nuôi lai tạo để giữ gìn nguồn gen quý hiếm của các giống vật nuôi truyền thống của đất nước, vừa tiếp cận được nguồn gen giống của nước ngoài để chủ động nguồn giống vật nuôi cho chăn nuôi.
Tán thành với việc dự thảo Luật xác định 3 danh mục vật nuôi, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Soạn thảo cần nghiên cứu quy định về quy chế pháp lý của từng vật nuôi, đặc biệt đối với danh mục giống vật nuôi quý hiếm cần phải bảo tồn và chỉ rõ ngoài 3 danh mục này, những giống vật nuôi không nằm trong danh mục thì có được tự do sản xuất kinh doanh hay không.
Về nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi, một số ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo thể hiện các quy định này cô đọng và rõ ràng hơn, mang tính định hướng, xuyên suốt trong hoạt động chăn nuôi; nghiên cứu, phân định rõ các hoạt động mà Nhà nước đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích một số khâu trọng yếu trong chăn nuôi như xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phát triển vùng trồng nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi...
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cần làm rõ mối quan hệ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các bộ, ngành trong quản lý, thúc đẩy phát triển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; có những quy định nhằm khắc phục sự thiếu đồng bộ trong chăn nuôi, từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Ban soạn thảo nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lấy thêm ý kiến của nhân dân, đặc biệt là doanh nghiệp, người chăn nuôi, người kinh doanh, tiêu dùng; giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thẩm tra chính thức dự án Luật.
** Buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Trồng trọt.
Tạo lập nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã chỉ rõ thực tiễn quan hệ xã hội đòi hỏi phải điều chỉnh bằng pháp luật trong lĩnh vực trồng trọt.
Sản xuất trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp, thu hút sự tham gia của gần 70% nguồn lực lao động xã hội, đóng góp trên 50% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Năm 2017, giá trị xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp đạt 36,2 tỷ USD, trong đó lĩnh vực trồng trọt là 18,96 tỷ USD; có 7/10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (trên 1 tỷ USD) của ngành Nông nghiệp thuộc lĩnh vực trồng trọt. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động trồng trọt ở Việt Nam đã xuất hiện những bất cập giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, quá trình thi hành pháp luật về trồng trọt đã bộc lộ nhiều hạn chế như chưa thực hiện triệt để xã hội hóa hoạt động khảo nghiệm theo quy định của Luật Đầu tư; quá trình khảo nghiệm giống kéo dài, quy trình khảo nghiệm còn nhiều điểm bất cập...
Việc xây dựng và bảo vệ các hệ thống canh tác hướng tới nền sản xuất hàng hóa tập trung, có hợp đồng, cấp chứng nhận chất lượng và truy xuất nguồn gốc là nội dung quan trọng trong giai đoạn hiện nay nhưng vẫn chưa được quy định ở các văn bản pháp luật. Tương tự, hoạt động thu hoạch, bảo quản, chế biến và thương mại chưa có quy định cụ thể.
“Để khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên, đồng thời nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển trồng trọt, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, việc xây dựng, trình ban hành Luật Trồng trọt là hết sức cần thiết", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.
Cần thiết ban hành Luật Trồng trọt
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Trồng trọt như Tờ trình của Chính phủ để hoàn thiện khung pháp lý phát triển ngành trồng trọt theo chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Các đại biểu đánh giá về cơ bản, các quy định trong dự thảo Luật phù hợp với Hiến pháp, hệ thống pháp luật hiện hành, tương thích với pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn còn một số quy định chưa thống nhất với các Luật khác như: Quy định về đặt tên giống cây trồng mới (Điều 23) chưa phù hợp với Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ; quy định về thẩm quyền công nhận giống (Điều 31) chưa thống nhất với Điều 44 Luật Lâm nghiệp…
Đánh giá dự án Luật được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ, tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng dự án Luật có nhiều nội dung, chính sách mới liên quan đến nhiều luật khác như Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học... vì thế cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ tránh sự trùng lặp.
Ngoài ra, dự thảo Luật cần có quy định cụ thể về cây trồng, giống biến đổi gen vì đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Đối với lĩnh vực phân bón, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhận định, dự thảo Luật chỉ dành một chương để quy định là ít, thiếu tính cụ thể trong khi tại nhiều nước trên thế giới có hẳn một luật riêng về nội dung này.
Đề cập đến tình trạng được mùa mất giá, giải cứu nông sản thời gian qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, đánh giá, xây dựng chiến lược về vấn đề quy hoạch, phát triển, dự báo thị trường, đảm bảo đầu ra ổn định, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Qua thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, để bảo đảm tính khả thi khi Luật được ban hành, dự thảo Luật cần làm rõ một số nội dung về lộ trình xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để kiểm soát được chất lượng giống, chất lượng phân bón; việc khai thác, sử dụng vật liệu nhân giống, nguồn gen từ các cơ sở bảo tồn nguồn gen giống cây trồng thuộc hệ thống cơ sở bảo tồn của Nhà nước để tránh lãng phí, thất thoát nguồn tài nguyên này; mối quan hệ giữa công nhận giống cây trồng với bảo hộ giống cây trồng trong Luật Trồng trọt và Luật Sở hữu trí tuệ để thuận tiện cho việc quản lý, áp dụng luật.
Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo làm rõ về phạm vi, đối tượng điều chỉnh; rà soát nhằm đảm bảo sự thống nhất của dự án luật với các luật liên quan như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản, Luật Đầu tư công…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Ban Soạn thảo nghiên cứu để cụ thể hóa, hạn chế thấp nhất những điều, khoản giao cho Chính phủ, Bộ trưởng quy định; luật hóa một số vấn đề nhất là những điều liên quan đến danh mục cây trồng, danh mục cấm.
Các quy định trong dự thảo Luật cần hướng tới nền sản xuất hữu cơ, tránh gây ô nhiễm, chú ý phát triển khoa học công nghệ mới về trồng, bảo quản, chế biến; có quy định khuyến khích người dân, doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, có chính sách thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu Ban Soạn thảo tiếp thu đầy đủ các ý kiến; giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra chính thức dự án Luật trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5./.
Triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông  (13/04/2018)
Thủ tướng: Hỗ trợ thanh niên đẩy mạnh khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học  (13/04/2018)
Chủ tịch nước chia buồn về vụ tai nạn máy bay quân sự tại Algeria  (13/04/2018)
Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ thăm chính thức Việt Nam  (13/04/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên