Thủ tướng: Báo chí phải phản ánh trung thực một Việt Nam năng động
TCCSĐT - Dự và trao giải tại Lễ trao Giải Báo chí quốc gia năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị báo chí cách mạng Việt Nam cần phát huy những giá trị cốt lõi của mình về tính cách mạng và tiên phong.
Tối 21-6, Lễ trao Giải Báo chí quốc gia năm 2018 - Giải thưởng cao quý nhất của giới báo chí cả nước trong năm - đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Thủ đô Hà Nội. Tới dự Lễ trao Giải có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Tới dự và chúc mừng những nhà báo xuất sắc đoạt các giải thưởng cao quý của Giải Báo chí quốc gia năm 2018 còn các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư; Phạm Minh Chính, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Văn Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Qua 13 năm, Giải Báo chí quốc gia do Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì tổ chức ngày càng chuyên nghiệp, bài bản, chất lượng. Đây là giải báo chí danh giá, tôn vinh những tác phẩm và tác giả thực sự tiêu biểu, được giới báo chí cả nước nồng nhiệt hưởng ứng; được Đảng, Nhà nước, nhân dân hết sức quan tâm, đánh giá cao về ý nghĩa, chất lượng và sự ảnh hưởng đối với đời sống xã hội.
Phát biểu tại lễ trao giải, trong không khí phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất và đánh giá cao những đóng góp to lớn của các thế hệ người làm báo trong cả nước, đặc biệt nhiệt liệt chúc mừng các nhà báo vinh dự được nhận giải thưởng báo chí quốc gia năm 2018.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân phúc nhấn mạnh, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với sự ủng hộ, giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân, báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, luôn đồng hành cùng đất nước và đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, của dân tộc ta.
Thủ tướng đánh giá, trong những năm qua, báo chí nước nhà đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, phản ánh sinh động mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội; tích cực tuyên truyền những giá trị tốt đẹp, nhân tố mới, mô hình và cách làm hay, biểu dương tấm gương người tốt, việc tốt; đưa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thân thiện, hòa bình, hữu nghị đến với bạn bè thế giới.
Các nhà báo là những chiến sĩ xung kích đi đầu trên mặt trận đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cũng như bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phê phán những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trong xã hội, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước thời gian qua.
Đề cập đến những yêu cầu đối với đội ngũ người làm báo của nền báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng đề nghị báo chí cách mạng Việt Nam cần phát huy những giá trị cốt lõi của mình về tính cách mạng và tiên phong. Báo chí phải thể hiện, phản ánh trung thực về một đất nước Việt Nam đang phát triển năng động, đổi mới; môi trường sống an toàn, thân thiện, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, uy tín và vị thế trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao.
Thủ tướng nhấn mạnh thông tin tích cực phải là dòng chủ lưu trên báo chí, dù viết về tham nhũng, tiêu cực, cũng phải trên tinh thần đấu tranh, xây dựng; chú trọng tuyên truyền những mặt tốt, mặt tích cực, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, làm lan tỏa những giá trị tốt đẹp, tạo niềm tin, sự đồng thuận trong xã hội, góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng khát vọng về một đất nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh.
Báo chí cần tăng cường phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, “tự diễn biến,” sự suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và những biểu hiện tiêu cực khác trong đời sống, nhất là trong cán bộ, đảng viên.
Cho rằng tình trạng thông tin thiếu kiểm chứng, xuyên tạc, xấu độc, thông tin giả mạo gây hại cho xã hội trên mạng xã hội đang ngày càng gia tăng, có nguy cơ lấn át thông tin chính thống, Thủ tướng đề nghị: “Hơn lúc nào hết, báo chí phải thể hiện những nguyên tắc cơ bản của nghề báo: Chính xác - chính thống - nhanh nhạy - có kiểm chứng, khẳng định vai trò dẫn dắt, định hướng thông tin của báo chí”.
Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý và cơ quan báo chí quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch báo chí nhằm xây dựng nền báo chí cách mạng chuyên nghiệp, hiện đại, lành mạnh, góp phần định hướng tư tưởng, nâng cao dân trí, giữ gìn bản sắc và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thủ tướng mong muốn, phát huy những kết quả tốt đẹp đạt được qua 13 lần tổ chức, trong thời gian tới, Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục đổi mới, tổ chức tốt hơn nữa Giải Báo chí quốc gia hằng năm, nâng tầm của Giải cả về quy mô và chất lượng tác phẩm; thu hút ngày càng nhiều những tác phẩm báo chí xuất sắc cả về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện; tôn vinh và động viên khen thưởng kịp thời, xứng đáng các hội viên, nhà báo. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, ủng hộ và tiếp tục có các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho báo chí phát triển theo đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chúc mừng thành công của Giải Báo chí quốc gia năm 2018 và chúc mừng các tác giả đoạt giải thưởng lần này, Thủ tướng cũng đề nghị đội ngũ những người làm báo chủ động, tích cực lắng nghe từ cơ sở, bám sát hơi thở cuộc sống, phát hiện những nhân tố mới, mô hình hay, kinh nghiệm tốt để đóng góp thiết thực vào thành công đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Theo Ban tổ chức, với 1800 tác phẩm báo chí của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tham dự Giải Báo chí quốc gia năm 2018, các tác giả bám sát sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, phản ánh sinh động, phong phú thực tiễn đổi mới của đất nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là cuộc đấu tranh quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực, phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch.
Đáng chú ý, tại Giải báo chí Quốc gia năm nay, lần đầu tiên tất cả 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố đều gửi tác phẩm tham dự và cũng là năm có số lượng tác phẩm báo chí dự thi cao nhất từ trước đến nay. Mặt bằng chất lượng chung của các tác phẩm dự giải năm nay được đánh giá là đồng đều hơn các năm trước, nhất là sự vươn lên của Hội Nhà báo tỉnh, thành phố. Nhiều bài có tính phát hiện tốt, phản ánh những vấn đề nóng, được dư luận quan tâm.
Hội đồng Giải Báo chí quốc gia năm 2018 đã đổi mới cách tổ chức, đánh giá khách quan, lựa chọn để trao giải cho 106 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất; trong đó có 6 giải A, 24 giải B, 42 giải C, 34 giải Khuyến khích. Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, cộng tác viên Tạp chí Cộng sản đạt giải B nhóm thể loại xã luận, bình luận, chuyên luận của báo in (không có giải A), với tác phẩm: "Nền tảng văn hóa - một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cấu thành chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược"./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 10 đến ngày 16-6-2019)  (22/06/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị  (21/06/2019)
Cần thiết ra nghị quyết về xóa nợ thuế  (21/06/2019)
Tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai  (20/06/2019)
Về “sức mạnh mềm” Việt Nam  (20/06/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển