Kết quả tình hình thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Ước cả năm 2017 sẽ đạt 347.982 tỷ đồng, hoàn thành 100,03% kế hoạch được giao.
Trong năm 2017, Trung ương, Hội đồng nhân dân Thành phố giao tổng thu ngân sách nhà nước cho Thành phố rất cao là 347.882 tỷ đồng và tăng 15,79% so dự toán năm 2016. Trong đó, thu nội địa là 226.482 tỷ đồng, tăng 25,99% so dự toán năm 2016; thu hoạt động xuất nhập khẩu 109.000 tỷ đồng, tăng 6,34% so dự toán 2016. Mặt khác, năm 2017 còn là năm đầu tiên triển khai thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và bước vào thời kỳ ổn định ngân sách địa phương giai đoạn 2017 - 2020.
Theo Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, trong bối cảnh trên, những kết quả đạt được của toàn ngành Tài chính trong năm 2017 là sự nỗ lực đáng ghi nhận và cần được khích lệ, vì đã đóng góp thiết thực cũng như đảm bảo nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Ngoài ra, cũng cần kể đến sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nhân dân thành phố.
Báo cáo tại Hội nghị, bà Phan Thị Thắng, Giám đốc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, năm 2018, Trung ương giao nhiệm vụ ngân sách nhà nước trên địa bàn là 376.780 tỷ đồng, tăng 8,31% so với dự toán năm 2017. Chính vì vậy, toàn ngành Tài chính thành phố sẽ xây dựng và đề xuất Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh các phương án tăng thu một số loại phí, thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định, để đảm bảo tăng nguồn thu, phục vụ đầu tư phát triển và hoàn thành các mục tiêu được giao.
Đánh giá cao kết quả thu ngân sách Nhà nước của ngành tài chính thành phố trong năm 2017 cũng như kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2018, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: Công tác thu-chi của toàn ngành tài chính thành phố trong năm 2018 có một số thuận lợi. Đó là mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2018 tăng tương đồng với nhiệm vụ ngân sách được giao, đồng thời thành phố cũng bắt đầu được thực hiện thí điểm các cơ chế đặc thù, trong đó có vấn đề về tài chính...
Bên cạnh các mặt thuận lợi, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng lưu ý, để hoàn thành số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn không phải là dễ dàng, do đó ngành tài chính thành phố cần phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu các phương thức huy động vốn xã hội, tăng thu hút đầu tư... nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố. Song song với thực hiện các giải pháp thu-chi hiệu quả, toàn ngành tài chính thành phố cần đẩy mạnh công tác giảm thất thu thông qua quyết liệt thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, cùng với chính quyền thành phố hoàn thiện việc đánh giá tín nhiệm tín dụng của thành phố, dự kiến được triển khai trong năm 2018.
Hà Nội cần xây dựng lộ trình để giảm chi thường xuyên xuống dưới 50% vào năm 2020 là chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018 do Sở Tài chính thành phố Hà Nội tổ chức chiều 30-12. Trong đó khẳng định, năm 2017, Sở Tài chính đã hoàn thành nhiệm vụ trên mọi mặt theo chương trình công tác của Ủy ban Nhân dân thành phố, nổi bật là thu ngân sách vượt dự toán và giảm chi ngân sách thường xuyên.
Năm 2017, kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội ước thực hiện 207.628 tỷ đồng, đạt 101,4% dự toán Hội đồng Nhân dân thành phố giao, tăng 15,7% so với năm 2016. Trong đó, thu ngân sách địa phương được hưởng theo điều tiết cả năm 2017 là 84.922 tỷ đồng, đạt 111,2% dự toán, góp phần đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Đặc biệt, ngân sách thành phố và ngân sách quận, huyện, thị xã đều thu vượt dự toán, các nguồn thu ngày càng được quản lý đầy đủ và chặt chẽ hơn, cơ cấu thu ngân sách nhà nước có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng từ thu nội địa, do đó các cấp đều đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn.
Trong công tác phân bổ, quản lý, điều hành chi ngân sách, kết quả chi ngân sách địa phương năm 2017 trên địa bàn Hà Nội ước thực hiện 75.205 tỷ đồng, đạt 96,4% dự toán Hội đồng Nhân dân thành phố giao đầu năm, trong đó chi đầu tư phát triển là 33.106 tỷ đồng, đạt 101,2% dự toán; chi thường xuyên 40.752 tỷ đồng, đạt 98,4% dự toán.
Đặc biệt, Sở Tài chính đã tham mưu Ủy ban Nhân dân thành phố rà soát định mức, phân bổ nguồn lực tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên trong phân bổ và điều hành ngân sách từ 55,5% xuống còn 53,5%. Với kết quả này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định, mức giảm 2% cũng là khoản không nhỏ để đầu tư phục vụ phát triển, thành phố cần xây dựng lộ trình cụ thể, dứt khoát để đến năm 2020 giảm chi thường xuyên xuống dưới 50%, đạt mức trung bình so với các quốc gia trên thế giới.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, năm 2018, chỉ tiêu thu ngân sách thành phố được giao là 238.000 tỷ đồng, chỉ tiêu thu ngân sách trung bình hàng năm tăng 17-18% trong khi tình hình kinh tế thế giới phát triển không đồng đều, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến địa bàn Hà Nội, mang lại nhiều thách thức cho thành phố nói chung và cho Sở Tài chính nói riêng.
Bởi vậy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Sở Tài chính Hà Nội tiếp tục bám sát chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố và Bộ Tài chính trong triển khai các nhiệm vụ tài chính ngân sách.
Trong công tác điều hành tài chính ngân sách, Sở Tài chính phải phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế Hà Nội, Kho bạc Nhà nước Hà Nội để làm tốt công tác điều hành thu, chi ngân sách, chuẩn bị các phương án tài chính cho giai đoạn sau.
Bên cạnh đó, Sở Tài chính có nhiệm vụ tham mưu cho thành phố xây dựng cơ chế, chính sách quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn, chi phục vụ an sinh xã hội với tiêu chí minh bạch được ưu tiên hàng đầu.
Ông Hà Minh Hải, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, thực hiện phương châm hành động năm của Chính phủ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” và chủ đề năm 2018 theo chỉ đạo của Thành ủy “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị,” thời gian tới, Sở Tài chính sẽ tập trung xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn giai đoạn 2019-2021, thực hiện công tác quản lý, điều hành ngân sách năm 2018 theo hướng chủ động, tích cực, đảm bảo an sinh xã hội và cân đối ngân sách, hạn chế tối đa tình trạng phân bổ chậm tại các đơn vị.
Đồng thời, Sở cũng sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản nhà nước, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội đảm bảo nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng, bức xúc, các dự án trọng điểm, quan trọng của Thủ đô; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên giành nguồn chi đầu tư phát triển./.
Chứng khoán Việt Nam cao nhất 10 năm, tăng mạnh nhất châu Á  (31/12/2017)
Nước Anh sẽ khôi phục “sự tự tin và kiêu hãnh” trong năm 2018  (31/12/2017)
Mối đe dọa IS tiến vào Đông Nam Á  (31/12/2017)
Giải quyết hàng loạt vấn đề lớn, phá bỏ sự trì trệ  (31/12/2017)
Kỳ tích xuất khẩu năm 2017  (31/12/2017)
Chung sức, đồng lòng đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững  (31/12/2017)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên