Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018
Bảo đảm an toàn thực phẩm
Theo yêu cầu Chỉ thị, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác y tế dự phòng, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp tổ chức hiệu quả công tác kiểm tra liên ngành, thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về vệ sinh an toàn thực phẩm; tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả, bánh kẹo, rượu, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm, chế biến thực phẩm; đấu tranh chống thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời cảnh báo cho người dân. Bộ Y tế quản lý chặt chẽ, bảo đảm chất lượng thuốc và giá thuốc, giá các dịch vụ y tế; chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24 giờ, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc chữa bệnh, bảo đảm sơ cứu, cấp cứu kịp thời bệnh nhân, đặc biệt trong trường hợp thương tích, tai nạn giao thông.
Thành lập 6 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết
Ngày 25-12, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết: Để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và lễ hội Xuân 2018, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã triển khai Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018. Theo đó, Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ thành lập 6 đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố (Huế, Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cà Mau, Kiên Giang, Lạng Sơn và Cao Bằng) từ ngày 20-01-2018 đến 05-02-2018. Địa phương tiến hành thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tại các cấp, từ cấp tỉnh đến quận/huyện, xã/phường chủ động thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau Tết và lễ hội tùy theo đặc thù, điều kiện của từng địa phương từ ngày 01-01-2018 đến 02-4-2018.
Đối tượng thanh tra, kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Mậu Tuất và các lễ hội như thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, phụ gia thực phẩm và các cơ sở dịch vụ ăn uống. Trong đó, các đoàn của Trung ương và tuyến tỉnh tập trung thanh tra, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu do cấp huyện, xã thực hiện thanh tra, kiểm tra. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra các đoàn thanh tra, kiểm tra của tuyến trên sẽ làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của tuyến dưới để nắm bắt tình hình công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân năm 2018 tại địa phương, việc triển khai các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra.
Khi phát hiện vi phạm, các đoàn thanh tra, kiểm tra cần xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường; không để nội dung quảng cáo các sản phẩm không phù hợp quy định trên các phương tiện thông tin đại chúng; không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả. Trong quá trình thanh tra, xử lý các vi phạm, khi cần thiết, các đoàn của tuyến trên chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan chức năng của địa phương (Ủy ban nhân dân hoặc thanh tra chuyên ngành về y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương) nơi có cơ sở được thanh tra, kiểm tra để xử lý theo quy định.
Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh: Ban Chỉ đạo sẽ tăng cường công tác truyền thông về an toàn thực phẩm đến người nội trợ, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm cho gia đình; người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; chính quyền các cấp, các nhà quản lý. Nội dung truyền thông tập trung vào những vấn đề như: Trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, cơ sở; tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; tuyên truyền chỉ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm.../.
Định hướng đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay  (26/12/2017)
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tân Trào  (25/12/2017)
Tiếp tục tạo điều kiện cho vùng Tây Bắc phát triển bền vững  (25/12/2017)
Triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018  (25/12/2017)
Không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân trong bão  (25/12/2017)
Công tác tuyên giáo góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển đất nước  (25/12/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển