Gia tăng bất hợp lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
TCCSĐT - Đó là đánh giá được đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cung cấp tại Hội nghị Trực tuyến định kỳ diễn ra chiều 31-10, tại Hà Nội.
Tham dự Hội nghị có đồng chí Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, lãnh đạo một số đơn vị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; đại diện các đơn vị chức năng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội.
Theo Báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tính đến ngày 31-9-2017, đã có 122,6 triệu hồ sơ được gửi đề nghị thanh toán bảo hiểm y tế với số tiền 63.593 tỷ đồng tăng 7.579 tỷ đồng (so với ngày 31-8-2017). Trên khắp cả nước có 21 tỉnh với chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế 9 tháng vượt Quỹ Khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cả năm 2017 trên 100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có 06 tỉnh có số chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bội chi cao như: Nghệ An là 919 tỷ đồng; Thanh Hóa: 780 tỷ đồng; Quảng Nam: 579 tỷ đồng; Quảng Ninh: 359 tỷ đồng; Hà Tĩnh: 281 tỷ đồng; Hải Dương: 247 tỷ đồng.
Có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn đến bội chi như sau: điều chỉnh giá dịch vụ y tế chưa hợp lý; không thực hiện đúng định mức theo quy định; thống kê thanh toán dịch vụ kỹ thuật còn nhiều bất cập; tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm; tăng số lượng khám, chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú bất hợp lý; kéo dài ngày điều trị; mua sắm, sử dụng thuốc, vật tư y tế chưa hợp lý… Tuy nhiên, qua kết quả của các cuộc kiểm tra, làm việc của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho thấy, bên cạnh các nguyên nhân chủ quan do thay đổi chính sách dẫn đến gia tăng chi phí khám, chữa bệnh cao, còn do việc chưa kiểm soát tốt chi phí khám, chữa bệnh; tình trạng lạm dụng Quỹ Bảo hiểm y tế còn xảy ra ở nhiều cơ sở khám, chữa bệnh với các hình thức khác nhau.
Để kiểm soát được tình trạng đáng lo ngại trên, cần có sự vào cuộc không chỉ của cơ quan Bảo hiểm Xã hội mà còn cần sự chung tay của toàn hệ thống. Với nhóm giải pháp về chính sách, cần hoàn thiện và ban hành các quy trình chuyên môn kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị; xây dựng mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện, khả năng cung ứng của các cơ sở khám, chữa bệnh; thay đổi phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; xây dựng chính sách cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư y tế bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và an toàn; tăng cường khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở, giảm tỷ trọng khám, chữa bệnh tại tuyến tỉnh, Trung ương; kịp thời sửa đổi, bổ sung các chính sách còn thiếu, không phù hợp hoặc khó khăn trong tổ chức thực hiện. Với nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện, cần nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý quỹ của tất cả các bên; tăng cường phối hợp thực hiện giữa ngành y tế và bảo hiểm xã hội; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; mua sắm, quản lý và sử dụng thuốc, vật liệu y tế tiết kiệm và hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế.../.
Cần có lộ trình để bảo đảm mức tăng trưởng kinh tế bền vững  (31/10/2017)
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Nuôi dưỡng để khu vực kinh tế tư nhân lớn mạnh, trở thành nguồn lực chủ yếu cho đất nước  (31/10/2017)
Đồng bằng sông Cửu Long: Quy hoạch sử dụng đất gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững  (31/10/2017)
Ngành du lịch nỗ lực hoàn thành mức tăng trưởng 30%  (31/10/2017)
Chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi  (31/10/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 23 đến 29-10-2017)  (31/10/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển