Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 23 đến 29-10-2017)
22:56, ngày 31-10-2017
TCCSĐT - Theo báo cáo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội, dự báo cả năm 2017 sẽ đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong số đó, các chỉ tiêu ước vượt kế hoạch là tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu 1,5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP 33,42%; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 14,4%; số giường bệnh trên 1 vạn dân là 25,7 giường; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 83%.
EU rút thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam
Chiều 25-10, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức buổi họp báo liên quan đến việc EU rút thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam.
Lý do EU cảnh báo thẻ vàng đối với Việt Nam là từ ngày 13 đến 19-5-2017, đoàn công tác của Tổng vụ các vấn đề về biển và thủy sản của EC (DG-MARE) của EU vào Việt Nam kiểm tra hoạt động tuân thủ quy định của EU về IUU (hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý). Qua kết quả kiểm tra, đoàn công tác DG-MARE cho rằng, hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam chưa có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện các quy định của EU về IUU và đã đưa ra 5 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam phải hoàn thành trước ngày 30-9-2017.
Cụ thể 5 khuyến nghị gồm Hoàn thiện thể chế; Quản lý đội tàu khai thác phù hợp với nguồn lợi; Hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát tàu cá trên biển và tại cảng; Thực hiện xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; Ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực triển khai khuyến nghị của EC, tuy nhiên phía EC cho rằng các giải pháp thực hiện của Việt Nam đối với các khuyến nghị chưa triệt để. Do đó, ngày 23-10-2017, EU quyết định rút thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam. Thời gian cảnh báo thẻ vàng là 6 tháng (từ ngày 23-10-2017 đến 23-4-2018). Sau 6 tháng, sau khi có kết quả của đoàn kiểm tra DG-MARE về việc triển khai các quy định về IUU của EU, có 3 khả năng xảy ra với Việt Nam:
Nếu Việt Nam triển khai đầy đủ, toàn bộ các quy định của EU với các minh chứng cụ thể thì tình trạng cảnh báo thẻ vàng sẽ được dỡ bỏ; Nếu việc triển khai các quy định của EU về IUU có tiến bộ EC có thể gia hạn để hoàn thiện các nội dung còn thiếu; Trong trường hợp cảnh báo của EU không được thực hiện hoặc triển khai không hiệu quả, EC sẽ ban hành biện pháp thẻ đỏ, khi đó lệnh cấm xuất khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam vào thị trường EU sẽ được áp dụng.
Ông Nguyễn Ngọc Oai, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản cho biết thêm, việc EU áp dụng biện pháp thẻ vàng đối với Việt Nam chỉ áp dụng với sản phẩm khai thác trên biển; không áp dụng cho sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng.
Trong thời gian này, hoạt động xuất khẩu hải sản vẫn được diễn ra bình thường. Tuy nhiên, sẽ có những tác động nhất định như các lô hàng bị tăng tuần suất kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác nhập khẩu từ Việt Nam (có thể lên đến 100%), dẫn đến thời gian lưu kho tăng, phát sinh chi phí kiểm tra, chi phí lưu kho đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU.
Bên cạnh đó, việc này cũng có khả năng gây tâm lý lo ngại đến các nhà nhập khẩu ở các thị trường khác, đặc biệt là đối với các thị trường nhập nguyên liệu của Việt Nam để tái xuất sang thị trường EU hoặc Mỹ và các nước có quy định áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chống khai thác IUU.
Để khắc phục sự việc này, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như sau: Sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 (đã được trình Thủ tướng tại văn bản số 8526/TTr-BNN/TCTS ngày 10-10-2017); tổ chức thực hiện quyết liệt, triệt để kế hoạch này ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, phê duyệt chủ trương đầu tư và bố trí kinh phí để xây dựng, triển khai dự án thông tin giai đoạn II, đồng thời, thành lập tổ công tác liên ngành do Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Tổ trưởng với sự tham gia của các bộ, ngành, hội, hiệp hội có liên quan để chỉ đạo, điều phối triển khai các biện pháp khắc phục thẻ vàng của EU.
Tổ chức các đoàn đàm phán, đối thoại để EU hiểu và ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc triển khai, đáp ứng các khuyến nghị của EU; tiếp tục biên dịch Luật Thủy sản sửa đổi và các văn bản dưới luật khi được sửa đổi ban hành để cung cấp cho EU. Nhanh chóng hoàn tất thủ tục gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên hợp quốc và Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng của FAO.
Ngay sau khi Luật Thủy sản sửa đổi được Quốc hội thông qua, khẩn trương xây dựng các văn bản dưới Luật để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của Luật Thủy sản sửa đổi nhằm đáp ứng được khung pháp lý về quản lý nghề cá theo yêu cầu của EU. Tăng cường nguồn lực cho các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động nghề cá, xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương ven biển xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai kế hoạch hành động quốc gia về chống khai thác IUU và tăng cường các biện pháp: quản lý tàu cá khai thác không vi phạm về IUU; ngặn chặn, chấm dứt tàu khai thác hải sản trái phép tại vùng biển các nước; xác nhận, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm hải sản; bắt buộc tàu cá phải lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình theo quy định; tuyên truyền phổ biến các quy định về IUU đến với người dân.
Những gam màu sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội năm 2017
Theo báo cáo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội, dự báo cả năm 2017 sẽ đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong số đó, các chỉ tiêu ước vượt kế hoạch là tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu 1,5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP 33,42%; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 14,4%; số giường bệnh trên 1 vạn dân là 25,7 giường; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 83%.
Có tám chỉ tiêu ước đạt kế hoạch là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6,7%; tốc độ tăng chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; giảm tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP 1,5%; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 56%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 87%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%.
13 chỉ tiêu Quốc hội đề ra đều đạt, trong đó có năm chỉ tiêu vượt kế hoạch. Có lẽ đó là sự chờ đợi lâu lắm rồi. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) đã điểm ra trong buổi thảo luận tại tổ “đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua, hoàn thành được tất cả các chỉ tiêu Quốc hội thông qua” và “cần phải đánh giá đúng mực sự nỗ lực của Chính phủ”.
Điều đặc biệt trong bức tranh kinh tế 2017 mà “được lòng” đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân nhất, đó là tăng trưởng kinh tế không dựa vào khai khoáng. Dầu thô, than đá - những “của để dành” đã không bị lấy vào để “lấp đầy” chỉ tiêu tăng trưởng. Một lần nữa, Chính phủ trấn an được người dân, rằng tăng trưởng ấy là tăng trưởng sâu và bền vững - một định hướng đã được đề ra tại Đại hội XII của Đảng. Tài nguyên khoáng sản đã được quan tâm sử dụng chắt chiu hơn, sự phát triển của công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch đang tạo nền tảng phát triển ổn định trong tương lai.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, năm 2016 và 2017, công nghiệp khai khoáng liên tục giảm và giảm rất sâu, đầu tiên là dầu thô, tiếp đó là than đá. Với than đá, bình quân khai thác ở độ sâu (-) 285m so với mặt nước biển, chi phí giá thành cao, khai thác khó khăn. Dầu thô năm 2017 kế hoạch đạt được chỉ 13,28 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn so với năm 2016. Tính toán cứ mỗi 1 triệu tấn dầu thô giảm đi thì GDP giảm 0,25%. Như vậy giảm 3 triệu tấn, làm giảm GDP 0,75%. Muốn khai thác thêm để tăng trưởng cũng không được vì khai thác dầu hiện phải đi vào vùng biển xa, trữ lượng dầu thô giảm.
Nhìn nhận về sản lượng khai thác dầu thô giảm so với cùng kỳ năm trước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng đây là yếu tố tích cực, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong bối cảnh giá dầu không cao như hiện nay.
Vậy động lực cho tăng trưởng kinh tế lấy từ đâu? Đó chính là tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, trong đó có đóng góp quan trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo, của nông nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu. Con số được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra là dự kiến công nghiệp chế biến, chế tạo đạt từ 13-13,5% trong năm 2017, cao nhất kể từ năm 2010 trở lại đây, không chỉ bù đắp cho sự sụt giảm của công nghiệp khai khoáng mà còn là động lực để tăng trưởng. Mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp xây dựng cả năm 2017 dự kiến đạt từ 7,5-8%. Riêng công nghiệp xây dựng sẽ đóng góp 2,5-2,6% điểm tăng trưởng trong GDP.
Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2016 từ khách du lịch quốc tế, phấn đấu đến cuối năm đạt từ 13-14 triệu khách du lịch quốc tế. Du lịch và dịch vụ đóng góp tới 3,2% điểm tăng trưởng trong GDP, cao hơn cả ngành công nghiệp và xây dựng. Sự tăng trưởng của ngành du lịch hoàn toàn có khả năng bù đắp sự sụt giảm của ngành dầu khí.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng điểm ra rằng mục tiêu Chính phủ đặt ra cho lĩnh vực nông lâm thủy sản năm nay là 3-3,03%, nhưng chín tháng đã đạt 2,78%, tăng 4,3 lần so với cùng kỳ năm 2016. Toàn ngành nông nghiệp chín tháng đóng góp vào tăng trưởng GDP là 0,43 điểm, gấp 4 lần cùng kỳ năm 2016. Năm 2017, chúng ta cũng có thể đạt 34 tỷ USD xuất khẩu nông lâm sản.
Dù còn đó những băn khoăn chưa thể tháo gỡ trong ngày một, ngày hai, những yếu tố tiềm ẩn bất ổn, khi 2/3 kim ngạch xuất khẩu nằm trong khu vực đầu tư nước ngoài, một “ông lớn nước ngoài sụt sịt” ảnh hưởng ngay đến nền kinh tế, khi đâu đó vẫn còn tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh”, “trên chuyển nhưng dưới chưa động,” còn đó những tiếng kêu của doanh nghiệp về “chi phí gầm bàn”, chi phí bên trong... nhưng với nỗ lực xây dựng Chính phủ hành động, kiến tạo phát triển, những quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng đã áp dụng vừa qua, đủ để cử tri, nhân dân cả nước tin tưởng những khoảng sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội sẽ ngày càng rõ nét hơn.
Ngành thuế cân nhắc lùi thời gian áp dụng hóa đơn điện tử tới năm 2019
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan này đang cân nhắc phương án lùi thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử với một số doanh nghiệp tới tháng 7-2019 thay vì đầu năm 2018 như đề xuất trước đó. Cụ thể, lộ trình trên dự kiến được áp dụng đối với các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn mua của cơ quan thuế để cả cơ quan thuế và các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị hoàn chỉnh. Đối với các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử, đại diện ngành thuế đề nghị tiếp tục thực hiện như bình thường.
Nói thêm về ý kiến này, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho rằng, đây là việc có tác động rộng khắp tới sản xuất kinh doanh và nền kinh tế nên cần thận trọng và thực tế. Trả lời cho thắc mắc, liệu viện triển khai hóa đơn điện tử có giúp ngặn chặn nạn mua bán hoa đơn, ông Trí cho rằng, không nên quá kỳ vọng. Vấn đề theo ông là với hóa đơn giấy, các doanh nghiệp cuối tháng, cuối quý mới lập bảng kê thì với điện tử, thông tin hiển thị ngay trên hệ thống. Ông lấy ví dụ về doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng chỉ trong một thời gian ngắn có lượng hóa đơn lớn, giá trị cao thì rõ ràng có thể đặt ra nghi ngờ. Việc cập nhật thông tin từ hóa đơn điện tử theo lãnh đạo Tổng cục Thuế có thể giúp cơ quan chức năng phát hiện sớm và từ đó thanh kiểm tra.
Nói thêm về những băn khoăn của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tại các vùng sâu vùng xa liệu có áp dụng được hóa đơn điện tử, ông Trí cho rằng “vấn phải để cửa với các đơn vị thực sự chưa đáp ứng được”. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ: “Ta phải quyết liệt vì doanh nghiệp có trăm nghìn lý do nói chúng tôi không sẵn sàng, trong trăm nghìn lý do đó có lẽ nhiều doanh nghiệp ngại điện tử vì quá minh bạch, rõ ràng”, lãnh đạo Tổng cục Thuế lên tiếng
Giá dầu thế giới đảo chiều, lập đỉnh cao nhất trong 27 tháng trong khi giá vàng thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần
Trong phiên giao dịch ngày 26-10, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó giá dầu chạm mức cao nhất trong 27 tháng, sau khi nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia cam kết sẽ chấm dứt tình trạng dư thừa nguồn cung toàn cầu. Điều này đã giúp thị trường lạc quan cho dù kho dự trữ dầu hằng tuần của Mỹ bất ngờ tăng cùng sản lượng và xuất khẩu đều cao hơn.
Cụ thể, trong phiên này tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 12-2017 tăng 0,46 USD, lên 52,64 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng Tư. Trong khi đó, giá dầu Brent tại London giao cùng kỳ hạn tăng 0,86 USD lên 59,30 USD/thùng, mức đỉnh tính từ 03-7-2015.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia mới đây cho biết nước này sẽ tập trung duy trì lượng dầu khai thác ở mức trung bình của 5 năm và gia tăng triển vọng hạn chế sản lượng sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dẫn dắt hết hạn vào tháng 3-2018.
OPEC, Nga và các nước sản xuất đầu khác đã cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng dầu/ngày. OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 7-11 tại Vienna, Áo, mà theo giới phân tích sẽ là cơ hội để các nước cân nhắc về phương án tiếp tục gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 25-10 cho biết dự trữ dầu của Mỹ tăng 856.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 20-10, cao hơn nhiều so với dự báo trước đó của thị trường là giảm 2,6 triệu thùng, cho thấy hoạt động sản xuất dầu tại nước này phục hồi sau đợt thiên tai vừa qua và nhập khẩu dầu tăng. Số liệu của EIA cũng cho thấy dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất đều giảm hơn 5 triệu thùng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ xăng vẫn mạnh sau mùa lái xe cao điểm.
Trong một diễn biến khác , ngày 26-10, giá vàng thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần, trước sự tăng giá của đồng USD so với đồng euro, theo sau kết quả cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Tại Mỹ, giá vàng giao ngay có thời điểm rơi xuống 1.266,27 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 06-10. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 12/2017 giảm 9,4 USD (0,7%) xuống 1.269,60 USD/ounce.
Ngày 26-10, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục. Cụ thể, ECB giữ mức lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay là 0,25% và lãi suất tiền gửi là -0,4%. Các nhà hoạch định chính sách ECB cho biết chín tháng nữa họ mới đưa ra quyết định về bước đi tiếp theo liên quan tới chương trình mua trái phiếu theo chương trình nới lỏng định lượng đã được thực hiện từ năm 2015.
Một nhân tố khác tác động đến giá vàng là những đồn đoán rằng người kế nhiệm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ ủng hộ tiến trình tiếp tục nâng lãi suất. Theo khảo sát của Reuters, thị trường vàng sẽ bước vào năm 2018 với không khí ảm đạm, giữa bối cảnh Fed tiến hành nâng lãi suất.
ECB giảm dần chương trình thu mua trái phiếu hỗ trợ Eurozone
Ngày 26-10, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) thông báo giảm việc mua trái phiếu ồ ạt nhưng vẫn duy trì các lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục. Đây là bước đi đầu tiên của ECB hướng tới việc chấm dứt chương trình hỗ trợ quy mô cho nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được áp dụng trong nhiều năm qua.
Theo đó, từ tháng 01-2018, ECB sẽ giảm mua lượng trái phiếu chính phủ và công ty xuống 30 tỷ euro (khoảng 35 tỷ USD)/tháng từ mức 60 tỷ euro hiện nay. Quyết định giảm mua trái phiếu là dấu hiệu cho thấy ECB nhận thấy không cần thiết phải đổ nhiều tiền vào hệ thống tài chính nhằm hỗ trợ các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình vay. Đây được cho là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong Eurozone. Tuy nhiên, người phát ngôn ECB cho biết ngân hàng sẵn sàng tăng thu mua trái phiếu theo chương trình nới lỏng định lượng nếu nền kinh tế Eurozone suy giảm.
Đúng như dự đoán của giới phân tích, ECB vẫn giữ các lãi suất ở mức thấp kỷ lục nhằm khích lệ hoạt động cho vay. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn được giữ ở mức 0%; lãi suất cho vay ở mức 0,25% và lãi suất tiền gửi duy trì mức âm 0,4%.
Ngay sau thông báo trên của ECB, trên thị trường tiền tệ, đồng euro đã giảm 0,4% so với đồng USD xuống 1 euro đổi được 1,1760 USD./.
Chiều 25-10, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức buổi họp báo liên quan đến việc EU rút thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam.
Lý do EU cảnh báo thẻ vàng đối với Việt Nam là từ ngày 13 đến 19-5-2017, đoàn công tác của Tổng vụ các vấn đề về biển và thủy sản của EC (DG-MARE) của EU vào Việt Nam kiểm tra hoạt động tuân thủ quy định của EU về IUU (hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý). Qua kết quả kiểm tra, đoàn công tác DG-MARE cho rằng, hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam chưa có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện các quy định của EU về IUU và đã đưa ra 5 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam phải hoàn thành trước ngày 30-9-2017.
Cụ thể 5 khuyến nghị gồm Hoàn thiện thể chế; Quản lý đội tàu khai thác phù hợp với nguồn lợi; Hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát tàu cá trên biển và tại cảng; Thực hiện xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; Ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực triển khai khuyến nghị của EC, tuy nhiên phía EC cho rằng các giải pháp thực hiện của Việt Nam đối với các khuyến nghị chưa triệt để. Do đó, ngày 23-10-2017, EU quyết định rút thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam. Thời gian cảnh báo thẻ vàng là 6 tháng (từ ngày 23-10-2017 đến 23-4-2018). Sau 6 tháng, sau khi có kết quả của đoàn kiểm tra DG-MARE về việc triển khai các quy định về IUU của EU, có 3 khả năng xảy ra với Việt Nam:
Nếu Việt Nam triển khai đầy đủ, toàn bộ các quy định của EU với các minh chứng cụ thể thì tình trạng cảnh báo thẻ vàng sẽ được dỡ bỏ; Nếu việc triển khai các quy định của EU về IUU có tiến bộ EC có thể gia hạn để hoàn thiện các nội dung còn thiếu; Trong trường hợp cảnh báo của EU không được thực hiện hoặc triển khai không hiệu quả, EC sẽ ban hành biện pháp thẻ đỏ, khi đó lệnh cấm xuất khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam vào thị trường EU sẽ được áp dụng.
Ông Nguyễn Ngọc Oai, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản cho biết thêm, việc EU áp dụng biện pháp thẻ vàng đối với Việt Nam chỉ áp dụng với sản phẩm khai thác trên biển; không áp dụng cho sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng.
Trong thời gian này, hoạt động xuất khẩu hải sản vẫn được diễn ra bình thường. Tuy nhiên, sẽ có những tác động nhất định như các lô hàng bị tăng tuần suất kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác nhập khẩu từ Việt Nam (có thể lên đến 100%), dẫn đến thời gian lưu kho tăng, phát sinh chi phí kiểm tra, chi phí lưu kho đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU.
Bên cạnh đó, việc này cũng có khả năng gây tâm lý lo ngại đến các nhà nhập khẩu ở các thị trường khác, đặc biệt là đối với các thị trường nhập nguyên liệu của Việt Nam để tái xuất sang thị trường EU hoặc Mỹ và các nước có quy định áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chống khai thác IUU.
Để khắc phục sự việc này, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như sau: Sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 (đã được trình Thủ tướng tại văn bản số 8526/TTr-BNN/TCTS ngày 10-10-2017); tổ chức thực hiện quyết liệt, triệt để kế hoạch này ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, phê duyệt chủ trương đầu tư và bố trí kinh phí để xây dựng, triển khai dự án thông tin giai đoạn II, đồng thời, thành lập tổ công tác liên ngành do Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Tổ trưởng với sự tham gia của các bộ, ngành, hội, hiệp hội có liên quan để chỉ đạo, điều phối triển khai các biện pháp khắc phục thẻ vàng của EU.
Tổ chức các đoàn đàm phán, đối thoại để EU hiểu và ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc triển khai, đáp ứng các khuyến nghị của EU; tiếp tục biên dịch Luật Thủy sản sửa đổi và các văn bản dưới luật khi được sửa đổi ban hành để cung cấp cho EU. Nhanh chóng hoàn tất thủ tục gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên hợp quốc và Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng của FAO.
Ngay sau khi Luật Thủy sản sửa đổi được Quốc hội thông qua, khẩn trương xây dựng các văn bản dưới Luật để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của Luật Thủy sản sửa đổi nhằm đáp ứng được khung pháp lý về quản lý nghề cá theo yêu cầu của EU. Tăng cường nguồn lực cho các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động nghề cá, xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương ven biển xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai kế hoạch hành động quốc gia về chống khai thác IUU và tăng cường các biện pháp: quản lý tàu cá khai thác không vi phạm về IUU; ngặn chặn, chấm dứt tàu khai thác hải sản trái phép tại vùng biển các nước; xác nhận, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm hải sản; bắt buộc tàu cá phải lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình theo quy định; tuyên truyền phổ biến các quy định về IUU đến với người dân.
Những gam màu sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội năm 2017
Theo báo cáo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội, dự báo cả năm 2017 sẽ đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong số đó, các chỉ tiêu ước vượt kế hoạch là tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu 1,5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP 33,42%; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 14,4%; số giường bệnh trên 1 vạn dân là 25,7 giường; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 83%.
Có tám chỉ tiêu ước đạt kế hoạch là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6,7%; tốc độ tăng chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; giảm tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP 1,5%; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 56%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 87%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%.
13 chỉ tiêu Quốc hội đề ra đều đạt, trong đó có năm chỉ tiêu vượt kế hoạch. Có lẽ đó là sự chờ đợi lâu lắm rồi. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) đã điểm ra trong buổi thảo luận tại tổ “đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua, hoàn thành được tất cả các chỉ tiêu Quốc hội thông qua” và “cần phải đánh giá đúng mực sự nỗ lực của Chính phủ”.
Điều đặc biệt trong bức tranh kinh tế 2017 mà “được lòng” đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân nhất, đó là tăng trưởng kinh tế không dựa vào khai khoáng. Dầu thô, than đá - những “của để dành” đã không bị lấy vào để “lấp đầy” chỉ tiêu tăng trưởng. Một lần nữa, Chính phủ trấn an được người dân, rằng tăng trưởng ấy là tăng trưởng sâu và bền vững - một định hướng đã được đề ra tại Đại hội XII của Đảng. Tài nguyên khoáng sản đã được quan tâm sử dụng chắt chiu hơn, sự phát triển của công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch đang tạo nền tảng phát triển ổn định trong tương lai.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, năm 2016 và 2017, công nghiệp khai khoáng liên tục giảm và giảm rất sâu, đầu tiên là dầu thô, tiếp đó là than đá. Với than đá, bình quân khai thác ở độ sâu (-) 285m so với mặt nước biển, chi phí giá thành cao, khai thác khó khăn. Dầu thô năm 2017 kế hoạch đạt được chỉ 13,28 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn so với năm 2016. Tính toán cứ mỗi 1 triệu tấn dầu thô giảm đi thì GDP giảm 0,25%. Như vậy giảm 3 triệu tấn, làm giảm GDP 0,75%. Muốn khai thác thêm để tăng trưởng cũng không được vì khai thác dầu hiện phải đi vào vùng biển xa, trữ lượng dầu thô giảm.
Nhìn nhận về sản lượng khai thác dầu thô giảm so với cùng kỳ năm trước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng đây là yếu tố tích cực, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong bối cảnh giá dầu không cao như hiện nay.
Vậy động lực cho tăng trưởng kinh tế lấy từ đâu? Đó chính là tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, trong đó có đóng góp quan trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo, của nông nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu. Con số được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra là dự kiến công nghiệp chế biến, chế tạo đạt từ 13-13,5% trong năm 2017, cao nhất kể từ năm 2010 trở lại đây, không chỉ bù đắp cho sự sụt giảm của công nghiệp khai khoáng mà còn là động lực để tăng trưởng. Mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp xây dựng cả năm 2017 dự kiến đạt từ 7,5-8%. Riêng công nghiệp xây dựng sẽ đóng góp 2,5-2,6% điểm tăng trưởng trong GDP.
Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2016 từ khách du lịch quốc tế, phấn đấu đến cuối năm đạt từ 13-14 triệu khách du lịch quốc tế. Du lịch và dịch vụ đóng góp tới 3,2% điểm tăng trưởng trong GDP, cao hơn cả ngành công nghiệp và xây dựng. Sự tăng trưởng của ngành du lịch hoàn toàn có khả năng bù đắp sự sụt giảm của ngành dầu khí.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng điểm ra rằng mục tiêu Chính phủ đặt ra cho lĩnh vực nông lâm thủy sản năm nay là 3-3,03%, nhưng chín tháng đã đạt 2,78%, tăng 4,3 lần so với cùng kỳ năm 2016. Toàn ngành nông nghiệp chín tháng đóng góp vào tăng trưởng GDP là 0,43 điểm, gấp 4 lần cùng kỳ năm 2016. Năm 2017, chúng ta cũng có thể đạt 34 tỷ USD xuất khẩu nông lâm sản.
Dù còn đó những băn khoăn chưa thể tháo gỡ trong ngày một, ngày hai, những yếu tố tiềm ẩn bất ổn, khi 2/3 kim ngạch xuất khẩu nằm trong khu vực đầu tư nước ngoài, một “ông lớn nước ngoài sụt sịt” ảnh hưởng ngay đến nền kinh tế, khi đâu đó vẫn còn tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh”, “trên chuyển nhưng dưới chưa động,” còn đó những tiếng kêu của doanh nghiệp về “chi phí gầm bàn”, chi phí bên trong... nhưng với nỗ lực xây dựng Chính phủ hành động, kiến tạo phát triển, những quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng đã áp dụng vừa qua, đủ để cử tri, nhân dân cả nước tin tưởng những khoảng sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội sẽ ngày càng rõ nét hơn.
Ngành thuế cân nhắc lùi thời gian áp dụng hóa đơn điện tử tới năm 2019
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan này đang cân nhắc phương án lùi thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử với một số doanh nghiệp tới tháng 7-2019 thay vì đầu năm 2018 như đề xuất trước đó. Cụ thể, lộ trình trên dự kiến được áp dụng đối với các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn mua của cơ quan thuế để cả cơ quan thuế và các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị hoàn chỉnh. Đối với các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử, đại diện ngành thuế đề nghị tiếp tục thực hiện như bình thường.
Nói thêm về ý kiến này, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho rằng, đây là việc có tác động rộng khắp tới sản xuất kinh doanh và nền kinh tế nên cần thận trọng và thực tế. Trả lời cho thắc mắc, liệu viện triển khai hóa đơn điện tử có giúp ngặn chặn nạn mua bán hoa đơn, ông Trí cho rằng, không nên quá kỳ vọng. Vấn đề theo ông là với hóa đơn giấy, các doanh nghiệp cuối tháng, cuối quý mới lập bảng kê thì với điện tử, thông tin hiển thị ngay trên hệ thống. Ông lấy ví dụ về doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng chỉ trong một thời gian ngắn có lượng hóa đơn lớn, giá trị cao thì rõ ràng có thể đặt ra nghi ngờ. Việc cập nhật thông tin từ hóa đơn điện tử theo lãnh đạo Tổng cục Thuế có thể giúp cơ quan chức năng phát hiện sớm và từ đó thanh kiểm tra.
Nói thêm về những băn khoăn của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tại các vùng sâu vùng xa liệu có áp dụng được hóa đơn điện tử, ông Trí cho rằng “vấn phải để cửa với các đơn vị thực sự chưa đáp ứng được”. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ: “Ta phải quyết liệt vì doanh nghiệp có trăm nghìn lý do nói chúng tôi không sẵn sàng, trong trăm nghìn lý do đó có lẽ nhiều doanh nghiệp ngại điện tử vì quá minh bạch, rõ ràng”, lãnh đạo Tổng cục Thuế lên tiếng
Giá dầu thế giới đảo chiều, lập đỉnh cao nhất trong 27 tháng trong khi giá vàng thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần
Trong phiên giao dịch ngày 26-10, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó giá dầu chạm mức cao nhất trong 27 tháng, sau khi nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia cam kết sẽ chấm dứt tình trạng dư thừa nguồn cung toàn cầu. Điều này đã giúp thị trường lạc quan cho dù kho dự trữ dầu hằng tuần của Mỹ bất ngờ tăng cùng sản lượng và xuất khẩu đều cao hơn.
Cụ thể, trong phiên này tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 12-2017 tăng 0,46 USD, lên 52,64 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng Tư. Trong khi đó, giá dầu Brent tại London giao cùng kỳ hạn tăng 0,86 USD lên 59,30 USD/thùng, mức đỉnh tính từ 03-7-2015.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia mới đây cho biết nước này sẽ tập trung duy trì lượng dầu khai thác ở mức trung bình của 5 năm và gia tăng triển vọng hạn chế sản lượng sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dẫn dắt hết hạn vào tháng 3-2018.
OPEC, Nga và các nước sản xuất đầu khác đã cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng dầu/ngày. OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 7-11 tại Vienna, Áo, mà theo giới phân tích sẽ là cơ hội để các nước cân nhắc về phương án tiếp tục gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 25-10 cho biết dự trữ dầu của Mỹ tăng 856.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 20-10, cao hơn nhiều so với dự báo trước đó của thị trường là giảm 2,6 triệu thùng, cho thấy hoạt động sản xuất dầu tại nước này phục hồi sau đợt thiên tai vừa qua và nhập khẩu dầu tăng. Số liệu của EIA cũng cho thấy dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất đều giảm hơn 5 triệu thùng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ xăng vẫn mạnh sau mùa lái xe cao điểm.
Trong một diễn biến khác , ngày 26-10, giá vàng thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần, trước sự tăng giá của đồng USD so với đồng euro, theo sau kết quả cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Tại Mỹ, giá vàng giao ngay có thời điểm rơi xuống 1.266,27 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 06-10. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 12/2017 giảm 9,4 USD (0,7%) xuống 1.269,60 USD/ounce.
Ngày 26-10, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục. Cụ thể, ECB giữ mức lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay là 0,25% và lãi suất tiền gửi là -0,4%. Các nhà hoạch định chính sách ECB cho biết chín tháng nữa họ mới đưa ra quyết định về bước đi tiếp theo liên quan tới chương trình mua trái phiếu theo chương trình nới lỏng định lượng đã được thực hiện từ năm 2015.
Một nhân tố khác tác động đến giá vàng là những đồn đoán rằng người kế nhiệm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ ủng hộ tiến trình tiếp tục nâng lãi suất. Theo khảo sát của Reuters, thị trường vàng sẽ bước vào năm 2018 với không khí ảm đạm, giữa bối cảnh Fed tiến hành nâng lãi suất.
ECB giảm dần chương trình thu mua trái phiếu hỗ trợ Eurozone
Ngày 26-10, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) thông báo giảm việc mua trái phiếu ồ ạt nhưng vẫn duy trì các lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục. Đây là bước đi đầu tiên của ECB hướng tới việc chấm dứt chương trình hỗ trợ quy mô cho nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được áp dụng trong nhiều năm qua.
Theo đó, từ tháng 01-2018, ECB sẽ giảm mua lượng trái phiếu chính phủ và công ty xuống 30 tỷ euro (khoảng 35 tỷ USD)/tháng từ mức 60 tỷ euro hiện nay. Quyết định giảm mua trái phiếu là dấu hiệu cho thấy ECB nhận thấy không cần thiết phải đổ nhiều tiền vào hệ thống tài chính nhằm hỗ trợ các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình vay. Đây được cho là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong Eurozone. Tuy nhiên, người phát ngôn ECB cho biết ngân hàng sẵn sàng tăng thu mua trái phiếu theo chương trình nới lỏng định lượng nếu nền kinh tế Eurozone suy giảm.
Đúng như dự đoán của giới phân tích, ECB vẫn giữ các lãi suất ở mức thấp kỷ lục nhằm khích lệ hoạt động cho vay. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn được giữ ở mức 0%; lãi suất cho vay ở mức 0,25% và lãi suất tiền gửi duy trì mức âm 0,4%.
Ngay sau thông báo trên của ECB, trên thị trường tiền tệ, đồng euro đã giảm 0,4% so với đồng USD xuống 1 euro đổi được 1,1760 USD./.
Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ trong tình hình hiện nay  (31/10/2017)
Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ trong tình hình hiện nay  (31/10/2017)
Thủ tướng gửi thư chia buồn với các gia đình bị thiệt hại bởi bão Linda  (30/10/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên