Nhiều ý kiến về mở rộng phạm vi điều chỉnh Luật Phòng chống tham nhũng
21:18, ngày 20-09-2017
TCCSĐT - Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 14, ngày 20-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc gia nhập Công ước Istanbul 1990 về chế độ tạm quản hàng hóa và đề xuất ký Bản ghi nhớ về việc thực hiện “Thu hoạch sớm” Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng; thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Tờ trình về việc gia nhập Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày nêu rõ, Công ước Istanbul về tạm quản được ký kết ngày 26-6-1990, có hiệu lực ngày 27-11-1993 dưới sự quản lý của Tổ chức Hải quan Thế giới. Công ước đã đưa ra mô hình chuẩn các chứng từ tạm quản như các chứng từ hải quan quốc tế kèm bảo lãnh, góp phần thuận lợi hóa thủ tục tạm quản, đồng thời giúp các cơ quan quản lý hàng tạm quản chặt chẽ.
Cơ chế tạm quản vận hành dựa trên hệ thống Sổ Tạm quản, là một bộ chứng từ hải quan duy nhất được quốc tế công nhận dùng để thay thế tờ khai hải quan áp dụng đối với hàng hóa đi lại theo chế độ tạm quản giữa các thành viên của Công ước Istanbul. Cơ chế tạm quản cho phép giảm tối đa các thủ tục liên quan khi xuất nhập khẩu (khai báo, nộp, hoàn thuế, xử lý giấy phép) vì các yêu cầu này đã được thực hiện từ trước tại quốc gia của chủ hàng thông qua việc sử dụng Sổ Tạm quản.
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, việc gia nhập Công ước Istanbul sẽ tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và hài hòa hóa các thủ tục tạm quản, giúp cơ quan quản lý kiểm soát tốt hàng hóa tạm nhập, tái xuất và tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc gia nhập Công ước Istanbul về cơ bản đảm bảo theo quy định của Luật Điều ước quốc tế; tuy nhiên, cơ quan đề xuất việc gia nhập (Bộ Tài chính) cần bổ sung Báo cáo đánh giá tác động để Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thêm cơ sở cho ý kiến.
Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng chỉ rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc Việt Nam gia nhập Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa. Sau khi hoàn tất việc gia nhập Công ước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ thực hiện nội luật hóa các quy định liên quan. Đối với việc ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Công ước Istanbul, đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến theo quy định tại Điều 95 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Cũng tại phiên họp sáng 20-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề xuất ký Bản ghi nhớ về việc thực hiện “Thu hoạch sớm” Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng.
Theo Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa trình bày, bắt nguồn từ Hiệp định ba bên Việt Nam-Lào-Thái Lan về tạo thuận lợi cho vận tải bằng đường bộ giữa ba nước, Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng đã dần được mở rộng với sự tham gia của các nước Campuchia, Trung Quốc và Myanmar.
Trên cơ sở các nội dung quy định tại Hiệp định liên quan đến thủ tục qua lại biên giới, tuyến đường,… từ 10 năm trước, đến nay đã có nhiều thay đổi, các nước tiểu vùng Mekong mở rộng đã thống nhất xây dựng dự thảo Bản ghi nhớ về việc thực hiện “Thu hoạch sớm” Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng (gọi tắt là Bản ghi nhớ). Việc đàm phán, ký kết Bản ghi nhớ này sẽ góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng.
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo Bản ghi nhớ không trái với quy định của Hiến pháp năm 2013 và về cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, Bản ghi nhớ quy định thời hạn nộp thuế, tiền phạt và lãi cho cơ quan hải quan đối với người khai thác container trong trường hợp có vi phạm là 30 ngày kể từ ngày thông báo. Trong khi đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thời hạn này là trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
Sau khi nghe tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc ký kết Bản ghi nhớ về việc thực hiện “Thu hoạch sớm” Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng là cần thiết, nhằm thúc đẩy hoạt động vận chuyển người và hàng hóa. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí việc ký kết Bản ghi nhớ và giao Chính phủ tiến hành các thủ tục ký kết theo quy định của pháp luật.
Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu tán thành các quan điểm chỉ đạo, định hướng xây dựng dự án Luật và cho rằng việc sửa đổi phải bảo đảm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật qua tổng kết thi hành, đồng thời kế thừa các quy định phù hợp của luật hiện hành. Trên cơ sở quan điểm này, Cơ quan soạn thảo cần phân tích, đánh giá những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống tham nhũng đến từ những nguyên nhân như: bất cập trong các quy định của luật; những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện luật. Từ đó, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát các nội dung của dự thảo Luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật.
Các đại biểu tập trung thảo luận vào nhiều vấn đề liên quan đến dự án Luật như: việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật đối với khu vực ngoài Nhà nước; về bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật; về xử lý hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; về việc bổ sung trách nhiệm các cơ quan của Đảng trong Luật; về minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập... Nhiều ý kiến tập trung phân tích, thảo luận về vấn đề mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng đối với khu vực ngoài Nhà nước.
Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) mở rộng phạm vi điều chỉnh so với luật hiện hành trong việc xử lý người có hành vi tham nhũng, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Tại Chương VII và Chương VIII, dự thảo Luật đã quy định việc áp dụng Luật Phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Quy định này thể hiện tinh thần từng bước mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật đối với khu vực ngoài Nhà nước.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng tiếp cận phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài Nhà nước theo dự thảo là chưa triệt để và quan điểm khác lại cho rằng chưa cần đề cập đến phòng, chống tham nhũng ngoài khu vực Nhà nước. Vì vậy, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về vấn đề này tại phiên họp.
Trình bày Tờ trình Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết để bảo đảm tính khả thi, căn cứ vào thực trạng phát triển và yêu cầu quản lý đối với khu vực ngoài Nhà nước, Chính phủ cho rằng cần mở rộng từng bước, có trọng tâm, trọng điểm theo phương án: Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, Dự thảo quy định áp dụng bắt buộc một số chế định như thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động, kiểm soát xung đột lợi ích, trách nhiệm của người đứng đầu, minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư.
Tuy nhiên, căn cứ vào các luật có liên quan về tổ chức và hoạt động của mình (Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng...), nhóm chủ thể này tự quy định và thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng cho phù hợp. Các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng khi có căn cứ theo quy định của pháp luật. Đây là nhóm chủ thể mà trong cơ chế quản trị và điều hành có sự phân tách rõ ràng giữa chủ sở hữu và người quản lý, đặc biệt là về lợi ích, do vậy dễ dẫn đến nguy cơ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người quản lý. Thêm vào đó, việc lành mạnh hóa hoạt động của nhóm chủ thể này có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, phù hợp với định hướng đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay.
Đối với các doanh nghiệp khác thuộc khu vực ngoài Nhà nước, Dự thảo chỉ đưa ra quy định mang tính nguyên tắc, khuyến khích việc xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng.
Bên cạnh đó, Dự thảo quy định việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức từ thiện và các tổ chức xã hội khác có tư cách pháp nhân, không sử dụng ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ. Cụ thể, các tổ chức này có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong hoạt động của tổ chức mình.
Tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ mà thường xuyên huy động các khoản đóng góp của nhân dân còn phải bắt buộc thực hiện các biện pháp về minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, người đóng góp và các thành viên, hội viên. Ngoài ra, tương tự như với doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, Dự thảo quy định các tổ chức xã hội này tự quy định và thực hiện biện pháp phòng, chống tham nhũng, các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng khi có căn cứ theo quy định của pháp luật.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết đa số ý kiến thành viên Ủy ban Tư pháp tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật và cho rằng, trên thực tế tình hình “tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước” đã và đang xuất hiện, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng thời cản trở hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong khu vực công. Bên cạnh đó, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên cũng đặt ra yêu cầu về chống tham nhũng trong khu vực tư. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã hình sự hóa một số hành vi tham nhũng trong khu vực này như tham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, các hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước (tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước) đã được Bộ luật Hình sự điều chỉnh. Trên thực tế, dư luận nhân dân đang bức xúc về tình trạng đưa, nhận hối lộ, móc nối giữa tư nhân và cán bộ, công chức để giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước xảy ra ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Đây vẫn là các hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước (người không phải cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị xử lý với vai trò đồng phạm của hành vi tham nhũng). Vì vậy, loại ý kiến này cho rằng, hiện nay khi còn chưa làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực Nhà nước (là khu vực chủ yếu và quan trọng nhất trong phòng, chống tham nhũng) thì chưa nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, mà nên tập trung nguồn lực làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực Nhà nước.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hải Phong thống nhất với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, đồng thời lưu ý cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu các giai đoạn và giới hạn sửa đổi luật. "Đây là chính sách lớn cần phải lưu ý, nghiên cứu kỹ nếu không có thể dẫn đến tình trạng cơ quan chức năng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng", ông Nguyễn Hải Phong nhấn mạnh./.
Cơ chế tạm quản vận hành dựa trên hệ thống Sổ Tạm quản, là một bộ chứng từ hải quan duy nhất được quốc tế công nhận dùng để thay thế tờ khai hải quan áp dụng đối với hàng hóa đi lại theo chế độ tạm quản giữa các thành viên của Công ước Istanbul. Cơ chế tạm quản cho phép giảm tối đa các thủ tục liên quan khi xuất nhập khẩu (khai báo, nộp, hoàn thuế, xử lý giấy phép) vì các yêu cầu này đã được thực hiện từ trước tại quốc gia của chủ hàng thông qua việc sử dụng Sổ Tạm quản.
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, việc gia nhập Công ước Istanbul sẽ tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và hài hòa hóa các thủ tục tạm quản, giúp cơ quan quản lý kiểm soát tốt hàng hóa tạm nhập, tái xuất và tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc gia nhập Công ước Istanbul về cơ bản đảm bảo theo quy định của Luật Điều ước quốc tế; tuy nhiên, cơ quan đề xuất việc gia nhập (Bộ Tài chính) cần bổ sung Báo cáo đánh giá tác động để Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thêm cơ sở cho ý kiến.
Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng chỉ rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc Việt Nam gia nhập Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa. Sau khi hoàn tất việc gia nhập Công ước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ thực hiện nội luật hóa các quy định liên quan. Đối với việc ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Công ước Istanbul, đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến theo quy định tại Điều 95 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Cũng tại phiên họp sáng 20-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề xuất ký Bản ghi nhớ về việc thực hiện “Thu hoạch sớm” Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng.
Theo Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa trình bày, bắt nguồn từ Hiệp định ba bên Việt Nam-Lào-Thái Lan về tạo thuận lợi cho vận tải bằng đường bộ giữa ba nước, Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng đã dần được mở rộng với sự tham gia của các nước Campuchia, Trung Quốc và Myanmar.
Trên cơ sở các nội dung quy định tại Hiệp định liên quan đến thủ tục qua lại biên giới, tuyến đường,… từ 10 năm trước, đến nay đã có nhiều thay đổi, các nước tiểu vùng Mekong mở rộng đã thống nhất xây dựng dự thảo Bản ghi nhớ về việc thực hiện “Thu hoạch sớm” Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng (gọi tắt là Bản ghi nhớ). Việc đàm phán, ký kết Bản ghi nhớ này sẽ góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng.
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo Bản ghi nhớ không trái với quy định của Hiến pháp năm 2013 và về cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, Bản ghi nhớ quy định thời hạn nộp thuế, tiền phạt và lãi cho cơ quan hải quan đối với người khai thác container trong trường hợp có vi phạm là 30 ngày kể từ ngày thông báo. Trong khi đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thời hạn này là trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
Sau khi nghe tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc ký kết Bản ghi nhớ về việc thực hiện “Thu hoạch sớm” Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng là cần thiết, nhằm thúc đẩy hoạt động vận chuyển người và hàng hóa. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí việc ký kết Bản ghi nhớ và giao Chính phủ tiến hành các thủ tục ký kết theo quy định của pháp luật.
Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu tán thành các quan điểm chỉ đạo, định hướng xây dựng dự án Luật và cho rằng việc sửa đổi phải bảo đảm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật qua tổng kết thi hành, đồng thời kế thừa các quy định phù hợp của luật hiện hành. Trên cơ sở quan điểm này, Cơ quan soạn thảo cần phân tích, đánh giá những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống tham nhũng đến từ những nguyên nhân như: bất cập trong các quy định của luật; những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện luật. Từ đó, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát các nội dung của dự thảo Luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật.
Các đại biểu tập trung thảo luận vào nhiều vấn đề liên quan đến dự án Luật như: việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật đối với khu vực ngoài Nhà nước; về bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật; về xử lý hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; về việc bổ sung trách nhiệm các cơ quan của Đảng trong Luật; về minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập... Nhiều ý kiến tập trung phân tích, thảo luận về vấn đề mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng đối với khu vực ngoài Nhà nước.
Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) mở rộng phạm vi điều chỉnh so với luật hiện hành trong việc xử lý người có hành vi tham nhũng, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Tại Chương VII và Chương VIII, dự thảo Luật đã quy định việc áp dụng Luật Phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Quy định này thể hiện tinh thần từng bước mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật đối với khu vực ngoài Nhà nước.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng tiếp cận phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài Nhà nước theo dự thảo là chưa triệt để và quan điểm khác lại cho rằng chưa cần đề cập đến phòng, chống tham nhũng ngoài khu vực Nhà nước. Vì vậy, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về vấn đề này tại phiên họp.
Trình bày Tờ trình Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết để bảo đảm tính khả thi, căn cứ vào thực trạng phát triển và yêu cầu quản lý đối với khu vực ngoài Nhà nước, Chính phủ cho rằng cần mở rộng từng bước, có trọng tâm, trọng điểm theo phương án: Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, Dự thảo quy định áp dụng bắt buộc một số chế định như thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động, kiểm soát xung đột lợi ích, trách nhiệm của người đứng đầu, minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư.
Tuy nhiên, căn cứ vào các luật có liên quan về tổ chức và hoạt động của mình (Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng...), nhóm chủ thể này tự quy định và thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng cho phù hợp. Các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng khi có căn cứ theo quy định của pháp luật. Đây là nhóm chủ thể mà trong cơ chế quản trị và điều hành có sự phân tách rõ ràng giữa chủ sở hữu và người quản lý, đặc biệt là về lợi ích, do vậy dễ dẫn đến nguy cơ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người quản lý. Thêm vào đó, việc lành mạnh hóa hoạt động của nhóm chủ thể này có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, phù hợp với định hướng đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay.
Đối với các doanh nghiệp khác thuộc khu vực ngoài Nhà nước, Dự thảo chỉ đưa ra quy định mang tính nguyên tắc, khuyến khích việc xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng.
Bên cạnh đó, Dự thảo quy định việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức từ thiện và các tổ chức xã hội khác có tư cách pháp nhân, không sử dụng ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ. Cụ thể, các tổ chức này có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong hoạt động của tổ chức mình.
Tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ mà thường xuyên huy động các khoản đóng góp của nhân dân còn phải bắt buộc thực hiện các biện pháp về minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, người đóng góp và các thành viên, hội viên. Ngoài ra, tương tự như với doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, Dự thảo quy định các tổ chức xã hội này tự quy định và thực hiện biện pháp phòng, chống tham nhũng, các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng khi có căn cứ theo quy định của pháp luật.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết đa số ý kiến thành viên Ủy ban Tư pháp tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật và cho rằng, trên thực tế tình hình “tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước” đã và đang xuất hiện, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng thời cản trở hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong khu vực công. Bên cạnh đó, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên cũng đặt ra yêu cầu về chống tham nhũng trong khu vực tư. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã hình sự hóa một số hành vi tham nhũng trong khu vực này như tham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, các hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước (tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước) đã được Bộ luật Hình sự điều chỉnh. Trên thực tế, dư luận nhân dân đang bức xúc về tình trạng đưa, nhận hối lộ, móc nối giữa tư nhân và cán bộ, công chức để giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước xảy ra ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Đây vẫn là các hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước (người không phải cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị xử lý với vai trò đồng phạm của hành vi tham nhũng). Vì vậy, loại ý kiến này cho rằng, hiện nay khi còn chưa làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực Nhà nước (là khu vực chủ yếu và quan trọng nhất trong phòng, chống tham nhũng) thì chưa nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, mà nên tập trung nguồn lực làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực Nhà nước.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hải Phong thống nhất với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, đồng thời lưu ý cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu các giai đoạn và giới hạn sửa đổi luật. "Đây là chính sách lớn cần phải lưu ý, nghiên cứu kỹ nếu không có thể dẫn đến tình trạng cơ quan chức năng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng", ông Nguyễn Hải Phong nhấn mạnh./.
Cách tất cả các chức vụ trong Đảng với ông Nguyễn Phong Quang  (20/09/2017)
Việt Nam đánh giá cao vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài  (20/09/2017)
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Trung  (20/09/2017)
Chủ tịch nước gửi điện thăm hỏi vụ động đất mạnh ở Mexico  (20/09/2017)
Thủ tướng quyên góp hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 10  (20/09/2017)
Họp Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng công nghiệp quốc phòng an ninh  (20/09/2017)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên