Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý để lại một phần phí trong lĩnh vực ngoại giao
22:05, ngày 13-09-2017
Sáng 13-9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại.
Cho ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ủng hộ quy định để lại một phần tiền phí thực thu trong lĩnh vực ngoại giao để bù đắp chi phí hoạt động cho các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và chi bổ sung cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Tại Điều 14, dự thảo Nghị định quy định: “Số tiền phí trong lĩnh vực ngoại giao thực thu được để lại một phần để bù đắp chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, phục vụ công tác thu phí theo quy định; chi hỗ trợ sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ thông tin; chi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và ngoại ngữ; chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động”.
Chính phủ nêu, kinh phí ngân sách Nhà nước bố trí chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu mua mới, xây dựng mới trụ sở của các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, chưa thực hiện sửa chữa lớn, cải tạo các trụ sở hiện có. Mức sinh hoạt phí tối thiểu cho cán bộ, nhân viên và phu nhân/phu quân đi theo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23-12-2005 của Chính phủ, sau hơn 11 năm chưa được điều chỉnh tăng.
Vì vậy, hiện nay mức sinh hoạt phí của cán bộ tại Cơ quan đại diện đang ở mức thấp so với mức sống trung bình tại đa số các địa bàn, đời sống cho cán bộ, nhân viên và gia đình đi theo gặp khó khăn. Để hạn chế, khắc phục một phần khó khăn, bất cập nêu trên, trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã sử dụng số tiền phí, lệ phí được để lại để hỗ trợ thu nhập cho cán bộ, nhân viên công tác tại Cơ quan đại diện. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các ngành có thêm nguồn kinh phí, chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu công tác đối ngoại Nhà nước ngày càng cao, trong điều kiện bố trí ngân sách Nhà nước còn khó khăn, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với nội dung Điều 14 dự thảo Nghị định.
Báo cáo tổng hợp ý kiến của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội về vấn đề này, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí với đề nghị của Chính phủ tiếp tục cho phép để lại một phần phí thu từ lĩnh vực ngoại giao để thực hiện một số nhiệm vụ và chi bổ sung nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, người lao động như quy định hiện hành.
Các ý kiến của đại biểu tham dự phiên họp đều bày tỏ sự thống nhất cao với đề nghị của Chính phủ.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nhấn mạnh, các đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội hầu hết đều rất hoành tráng, nhưng số cơ quan đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài có cơ sở vật chất xứng tầm là cơ quan đại diện ngoại giao không nhiều, thậm chí có cơ quan rất đơn sơ.
Cán bộ làm việc ở các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cũng gặp rất nhiều khó khăn do kinh phí hoạt động chưa đủ. Cùng với đó, do phải hoạt động theo nhiệm kỳ, nên người thân của cán bộ làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là con cái của họ rất khó hòa nhập với môi trường giáo dục mới. Vì vậy, việc để lại một phần phí thu được trong lĩnh vực ngoại giao để cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện nhiệm vụ và cải thiện đời sống cho cán bộ làm việc ở các cơ quan này là cần thiết.
Kết luận về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý để lại một phần phí thực thu từ các hoạt động ngoại giao tùy theo tình hình thực tế mỗi năm. Tuy nhiên, các khoản thu, chi đều phải dự toán và phải được Quốc hội thông qua./.
Tại Điều 14, dự thảo Nghị định quy định: “Số tiền phí trong lĩnh vực ngoại giao thực thu được để lại một phần để bù đắp chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, phục vụ công tác thu phí theo quy định; chi hỗ trợ sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ thông tin; chi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và ngoại ngữ; chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động”.
Chính phủ nêu, kinh phí ngân sách Nhà nước bố trí chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu mua mới, xây dựng mới trụ sở của các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, chưa thực hiện sửa chữa lớn, cải tạo các trụ sở hiện có. Mức sinh hoạt phí tối thiểu cho cán bộ, nhân viên và phu nhân/phu quân đi theo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23-12-2005 của Chính phủ, sau hơn 11 năm chưa được điều chỉnh tăng.
Vì vậy, hiện nay mức sinh hoạt phí của cán bộ tại Cơ quan đại diện đang ở mức thấp so với mức sống trung bình tại đa số các địa bàn, đời sống cho cán bộ, nhân viên và gia đình đi theo gặp khó khăn. Để hạn chế, khắc phục một phần khó khăn, bất cập nêu trên, trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã sử dụng số tiền phí, lệ phí được để lại để hỗ trợ thu nhập cho cán bộ, nhân viên công tác tại Cơ quan đại diện. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các ngành có thêm nguồn kinh phí, chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu công tác đối ngoại Nhà nước ngày càng cao, trong điều kiện bố trí ngân sách Nhà nước còn khó khăn, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với nội dung Điều 14 dự thảo Nghị định.
Báo cáo tổng hợp ý kiến của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội về vấn đề này, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí với đề nghị của Chính phủ tiếp tục cho phép để lại một phần phí thu từ lĩnh vực ngoại giao để thực hiện một số nhiệm vụ và chi bổ sung nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, người lao động như quy định hiện hành.
Các ý kiến của đại biểu tham dự phiên họp đều bày tỏ sự thống nhất cao với đề nghị của Chính phủ.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nhấn mạnh, các đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội hầu hết đều rất hoành tráng, nhưng số cơ quan đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài có cơ sở vật chất xứng tầm là cơ quan đại diện ngoại giao không nhiều, thậm chí có cơ quan rất đơn sơ.
Cán bộ làm việc ở các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cũng gặp rất nhiều khó khăn do kinh phí hoạt động chưa đủ. Cùng với đó, do phải hoạt động theo nhiệm kỳ, nên người thân của cán bộ làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là con cái của họ rất khó hòa nhập với môi trường giáo dục mới. Vì vậy, việc để lại một phần phí thu được trong lĩnh vực ngoại giao để cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện nhiệm vụ và cải thiện đời sống cho cán bộ làm việc ở các cơ quan này là cần thiết.
Kết luận về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý để lại một phần phí thực thu từ các hoạt động ngoại giao tùy theo tình hình thực tế mỗi năm. Tuy nhiên, các khoản thu, chi đều phải dự toán và phải được Quốc hội thông qua./.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 9: Tham vọng và hiện thực  (13/09/2017)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp các doanh nghiệp hàng đầu Thụy Sĩ  (13/09/2017)
Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Azerbaijan  (13/09/2017)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự khánh thành cầu Bắc Luân 2 nối Việt Nam - Trung Quốc  (13/09/2017)
Thủ tướng chỉ đạo triển khai kịp thời các biện pháp ứng phó bão số 10  (13/09/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi Thư chúc mừng AIPA-38  (13/09/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên