Bế mạc Hội thảo về vai trò của nữ đại biểu trong hoạt động Quốc hội
Chiều 07-8, sau một ngày làm việc sôi nổi, tích cực, khẩn trương, tập trung trí tuệ và với tinh thần trách nhiệm cao, hội thảo "Vai trò của nữ đại biểu trong hoạt động Quốc hội" do Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam và Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Lào phối hợp tổ chức đã thành công tốt đẹp tại thành phố Đà Nẵng.
Phát biểu kết luận và bế mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đánh giá tại hội thảo, các nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam và Lào đã tập trung thảo luận, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về việc thực hiện vai trò của nữ đại biểu trong hoạt động Quốc hội.
Hội thảo đã tiến hành 3 phiên họp với các chủ đề: Tổng quan về vai trò của nữ đại biểu Quốc hội trong hoạt động của Quốc hội; trao đổi kinh nghiệm của nữ đại biểu Quốc hội trong xây dựng pháp luật; trao đổi kinh nghiệm của nữ đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát thực hiện pháp luật.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe 6 tham luận; có nhiều ý kiến trao đổi về các nội dung nêu trên, cũng như chia sẻ các ý tưởng hay và kinh nghiệm hoạt động của hai Nhóm nữ đại biểu Quốc hội.
Các bài phát biểu và các ý kiến trao đổi tại hội thảo cho thấy, Quốc hội hai nước, hai Nhóm nữ đại biểu Quốc hội có nhiều nét tương đồng. Trong ba nhiệm kỳ gần đây, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam và Lào gần tương đương nhau, dao động trong khoảng từ 25-27%. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ này ở cả hai nước đều cao hơn so với nhiệm kỳ trước.
Quang cảnh Hội thảo |
Mặc dù trước đây, tỷ lệ này của Việt Nam cao hơn so với Lào song trong hai nhiệm kỳ gần đây, tỷ lệ này của Việt Nam thấp hơn; hiện Việt Nam xếp thứ 60, còn Lào xếp thứ 56 trên thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội. Nếu xét trong khu vực, Việt Nam đứng ngay sau Lào (trong Liên minh Nghị viện Thế giới - IPU). Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào đều có Chủ tịch Quốc hội là nữ và nhiều nữ đại biểu đang giữ trọng trách cao trong Quốc hội hai nước...
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đánh giá các ý kiến phát biểu và trao đổi đều ghi nhận vai trò tích cực của nữ đại biểu trong Quốc hội. Mặc dù chiếm số lượng nhỏ, chưa đạt 30% như mong muốn, song sự đóng góp của các nữ đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước rất đáng kể.
Giống như nhiều nước trên thế giới, các nữ đại biểu Quốc hội quan tâm nhiều và tham gia tích cực, có hiệu quả, trong nhiều trường hợp chiếm đa số các ý kiến phát biểu đối với các dự án luật thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội, trẻ em, môi trường...
Nữ đại biểu Quốc hội cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động về bình đẳng giới và lồng ghép vấn đề giới trong các dự án luật. Đặc biệt, lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam đã có một đại biểu Quốc hội mà là đại biểu nữ, đề xuất xây dựng luật.
Trong hoạt động giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, qua việc thực hiện chất vấn, tham gia các đoàn giám sát, các hoạt động giám sát về các lĩnh vực, nội dung khác nhau, giám sát văn bản, giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, các nữ đại biểu cũng thể hiện vai trò tích cực của mình, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát và các quyết định của Quốc hội.
Các nữ đại biểu Quốc hội Lào tại hội thảo |
Tại hội thảo, các đại biểu cũng chia sẻ những khó khăn mà nữ đại biểu Quốc hội gặp phải như cân bằng giữa công việc gia đình, chuyên môn và nhiệm vụ đại biểu; việc thiếu thông tin, kiến thức về một số lĩnh vực; kỹ thuật xây dựng luật; kỹ năng tiếp xúc cử tri, chất vấn, thuyết phục, quan hệ với truyền thông; những thách thức, yêu cầu, đòi hỏi trong tình hình mới...
Các đại biểu đã cùng trao đổi về những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao vai trò của nữ đại biểu tham gia hoạt động Quốc hội để thực hiện tốt hơn chức năng đại diện cũng như thúc đẩy hoạt động của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội.
Việc tham dự và đóng góp ý kiến tích cực của các đại biểu Quốc hội hai nước tại Hội thảo này đã thể hiện mối quan tâm chung của hai quốc gia đối với việc tăng cường sự tham gia, tiếng nói, vai trò của các nữ đại biểu trong hoạt động lập pháp, giám sát, cũng như việc thúc đẩy bình đẳng giới trong hoạt động của Quốc hội.
Đây là dịp để Nhóm nữ đại biểu Quốc hội hai nước chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, cùng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Nhóm, của các nữ đại biểu Quốc hội hai nước, cũng như ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn liên nghị viện. Mỗi đại biểu tham dự Hội thảo đều tự rút ra các kinh nghiệm cần học tập trong hoạt động nghị trường.
Tại phiên bế mạc, ghi nhận và đánh giá cao kết quả của Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam và Phó Chủ tịch Quốc hội Lào, Chỉ đạo và phụ trách Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Lào, bà Sysay Leudedmounsone cùng bày tỏ tin tưởng, với mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa hai nước, cùng những điểm tương đồng giữa nữ đại biểu Quốc hội hai nước, các hoạt động này cần được tiếp tục phát huy.
Hai Chủ tịch Nhóm hy vọng rằng Hội thảo về vai trò của nữ đại biểu trong hoạt động của Quốc hội lần này sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết giữa Quốc hội hai nước nói chung; Nhóm nữ đại biểu Quốc hội hai nước sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả, chất lượng và đóng vai trò tích cực, chủ động hơn nữa trong hoạt động của Quốc hội./.
Ủng hộ người dân vùng lũ khắc phục khó khăn  (07/08/2017)
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ thăm hỏi vùng mưa lũ tại Mường La  (07/08/2017)
Mưa lũ gây thiệt hại hơn 5.000 tỷ đồng từ đầu năm đến nay  (07/08/2017)
Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ  (07/08/2017)
Tham khảo chính trị Việt Nam và Bangladesh lần thứ nhất  (07/08/2017)
Hội thảo vai trò của nữ đại biểu trong Quốc hội Việt Nam và Lào  (07/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên