AMM 50: Việt Nam đề nghị sớm khởi động đàm phán thực chất COC
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Philippines, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 (AMM 50) đang diễn ra tại thủ đô Manila, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đề nghị ASEAN đẩy mạnh trao đổi với Trung Quốc, sớm khởi động đàm phán thực chất Bộ Quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc tiếp tục thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông đối với hòa bình, ổn định của khu vực.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh cần giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao; các nước cần tiếp tục ủng hộ các nỗ lực xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột.
Trưởng đoàn Việt Nam cũng khẳng định xây dựng cách tiếp cận phù hợp, thỏa đáng về Biển Đông, một mặt là đóng góp thiết thực của ASEAN đối với hòa bình, ổn định lâu dài cho khu vực; mặt khác chính là thước đo năng lực, hiệu quả của ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực và quốc tế.
Cũng liên quan đến vấn đề này, các nước chia sẻ nhận thức chung về duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cảnh hiện nay, nhất là đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.
Các nước nhất trí cho rằng cần đóng góp hiệu quả và thiết thực duy trì hòa bình, ổn định, thông qua kiềm chế, xây dựng lòng tin và nhất là cần tránh các hành động có thể gây phương hại tới hoà bình, ổn định trong khu vực này, trong đó có bồi đắp, tôn tạo và quân sự hoá các thực thể trên biển.
Cũng tại hội nghị, thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế, các bộ trưởng chia sẻ quan ngại về các các thách thức an ninh chung ở khu vực, cả truyền thống và phi truyền thống, trong đó có sự gia tăng của nạn khủng bố và cướp biển, tình hình trên Bán đảo Triều Tiên và Biển Đông.
Trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực, các nước cam kết gia tăng nỗ lực đối thoại và hợp tác, đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực, đồng thời nâng cao tính “tự cường” của ASEAN trong xử lý các thách thức này.
Về các vấn đề an ninh phi truyền thống, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nêu bật những ảnh hưởng tiêu cực của khủng bố và cướp biển đối với an ninh, ổn định xã hội ở khu vực, khẳng định cam kết sẽ cùng ASEAN tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện trong các cơ chế và khuôn khổ khu vực để ứng phó với các vấn đề này.
Ngày mai, 6-8, sẽ diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với 10 đối tác-đối thoại (Canada, Hàn Quốc, Australia, Nga, Trung Quốc, New Zealand, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu-EU)./.
Khi Thủ tướng làm tiếp thị, kết nối thương hiệu Việt ra thế giới  (06/08/2017)
Nhìn lại chặng đường 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia  (06/08/2017)
Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50  (06/08/2017)
Đề phòng lũ ở sông Thao, sông Lô, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi  (06/08/2017)
Việt Nam-Nhật Bản kết nối nhu cầu thực tế trong lĩnh vực lao động  (06/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên