Tổng thống D. Trump chọn mô hình phát triển mới nào cho Nước Mỹ
TCCSĐT - Ngày 19-6 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp với 18 giám đốc điều hành (CEO) của các công ty công nghệ hàng đầu ở Mỹ tại Nhà Trắng. Ông D.Trump đã đưa ra yêu cầu là “Chính phủ Mỹ cần nắm bắt kịp với cuộc cách mạng công nghệ”, khiến giới nghiên cứu và dư luận cho rằng tân Tổng thống Mỹ rất có thể đã chọn mô hình phát triển cho nước Mỹ là “Chủ nghĩa tư bản công nghiệp 4.0” .
Từ chủ nghĩa tư bản tài chính - ngân hàng…
Theo tờ Asscicated Press, ngay từ hồi tháng 12-2016, Ông D. Trump đã nói với các nhà điều hành tại thung lũng Silicon rằng, không ai có thể giống như những người trong căn phòng này và ông D.Trump sẽ làm bất cứ điều gì để giúp các bạn phát triển. Ông D.Trump cũng nói với CEO của các hãng công nghệ rằng, các nhà điều hành có thể gọi người của ông hay gọi trực tiếp cho ông khi cần và việc này không có gì khác biệt cả. Khi đó, ông D.Trump còn hứa hẹn rằng, ông sẽ đẩy mạnh công bằng trong giao dịch thương mại và tạo điều kiện dễ dàng hơn nhiều để các công ty trong thung lũng Silicon giao dịch với các quốc gia khác mà ít gặp phải rào cản hơn trước. Theo giới quan sát, cuộc gặp mặt khi đó là nhằm giúp các bên xích lại gần nhau hơn và thể hiện ông D. Trump rất quan tâm đến vị thế công nghệ của nước Mỹ trong tương lai.
Theo giới quan sát, kể từ cuộc đại khủng hoảng bùng phát từ năm 2008 đến nay, nước Mỹ đứng trước bước ngoặt lịch sử. Vì cuộc khủng hoảng lần này không chỉ là khủng hoảng tài chính - kinh tế đơn thuần mà là cuộc khủng hoảng hệ thống, bao gồm cả mô hình phát triển và trật tự thế giới.
Về mô hình phát triển, nước Mỹ đang đứng trước sự lựa chọn giữa mô hình chủ nghĩa tư bản tài chính - ngân hàng và mô hình tư bản công nghiệp trong thời đại mới, tức là Công nghiệp 4.0 (FIR 4.0). Mô hình tư bản tài chính - ngân hàng hình thành từ Hiệp định Bretton-Woods được ký kết vào năm 1944, theo đó đồng USD được bảo đảm bằng vàng và chính thức trở thành đồng tiền chung của thế giới. Tuy nhiên, mô hình này đã trải qua các cuộc khủng hoảng lớn.
Cuộc khủng hoảng đầu tiên vào đầu những năm 1970. Thay vì tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề mất cân đối trong nền kinh tế toàn cầu do sự suy giảm vị thế đầu tàu của nền kinh tế Mỹ, Washington đã tìm kiếm giải pháp nhằm tiếp tục sử dụng đồng USD như là một công cụ để kiểm soát hệ thống tài chính thế giới. Ngày 15-8-1971, Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon đã thông qua một quyết định lịch sử gây chấn động toàn bộ nền kinh tế thế giới. Theo đó, Mỹ tuyên bố chính thức bãi bỏ bản vị bằng vàng của USD trên phạm vi toàn cầu.
Tiếp sau đó là việc Mỹ và Arabia Saudi ký một hiệp định quan trọng vào năm 1973. Theo thỏa thuận, Mỹ được phép sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ các hoạt động dầu mỏ của Arabia Saudi, đổi lại Arabia Saudi phải thanh toán các hợp đồng xuất khẩu dầu mỏ chỉ duy nhất bằng đồng USD. Ngoài ra, Arabia Saudi còn phải sử dụng lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu dầu mỏ để gửi vào ngân hàng dưới dạng ngân phiếu và trái phiếu của Chính phủ Mỹ. Tiếp đến là các nước xuất khẩu dầu mỏ khác cũng thanh toán các hợp đồng xuất khẩu thứ “vàng đen” này bằng đồng USD, khiến cho đồng USD lại gắn với bản vị dầu.
Ngay sau khi Arabia Saudi chấp nhận điều kiện này, Mỹ đã tạo ra nhu cầu về đồng USD lớn chưa từng có, giúp Mỹ thoát khỏi suy thoái, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc trong nhiều thập kỷ sau đó. Đến năm 1975, các thành viên OPEC cũng đã ký hợp đồng với Mỹ tương tự như Arabia Saudi, khiến bản vị dầu của đồng USD càng thêm vững chắc.
Với sự gia tăng đột biến nhu cầu về đồng USD, cùng với nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ gia tăng càng khiến Mỹ có quyền hiện diện quân sự tại nhiều nơi trên thế giới mà ở đó có khai thác và xuất khẩu dầu mỏ như: Arabia Saudi, Iraq, Kuwait, Qatar, Oman, Egypt, Yemen… Điều này đã nhen lên “cuộc chiến dầu mỏ” diễn ra ở một số nước như: Afghanistan, Iraq, Libya và hiện nay là Syria…
Hệ lụy từ cuộc khủng hoảng lần thứ hai (năm 2008), cho đến nay vẫn chưa chuyển sang giai đoạn phục hồi và phát triển, nhiều nước đã phải rút dần khỏi hệ thống đồng USD như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong Nhóm BRICS khiến cho vị thế của nước Mỹ, bao gồm cả đồng USD suy giảm một cách đáng kể. Chính giới Mỹ, và cả Tổng thống Mỹ D. Trump đã cảm nhận được những hệ lụy này và muốn tìm kiếm mô hình phát triển mới cho nước Mỹ thời hiện đại.
Đến chủ nghĩa tư bản công nghiệp 4.0…
Tại cuộc gặp ngày 19-6-2017, lãnh đạo Nhà Trắng cùng các CEO đã bàn về khu vực kinh tế tư nhân hướng tới cắt giảm sự lãng phí của chính phủ và cải thiện dịch vụ công nghệ thông tin. Nhà Trắng ước tính, những cải tiến về công nghệ thông tin sẽ tạo ra một “cơ hội kinh tế”, giúp nước Mỹ tiết kiệm khoảng 1.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Tại cuộc họp này, Tổng thống Mỹ D. Trump đã đưa ra lời đề nghị: “Mục tiêu của chúng tôi là đưa ra một sự chuyển đổi sâu rộng trong việc áp dụng công nghệ vào các dịch vụ công của chính phủ liên bang nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn đáng kể cho người dân”, rằng “Chính phủ cần bắt kịp với cuộc cách mạng công nghệ”.
Giám đốc điều hành của Apple Tim Cook cũng cho biết: Trong khi các công ty công nghệ đang hướng tới một sự hợp tác chặt chẽ hơn với Chính phủ Mỹ, nhằm giải quyết những vấn đề về mặt chính sách thì Hoa Kỳ nên là nước có chính phủ hiện đại nhất thế giới. Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos cũng chia sẻ mong muốn chính quyền của Tổng thống D. Trump sẽ sử dụng các công nghệ sẵn có về thương mại, đào tạo nhân viên, học máy và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI).
Qua thảo luận các CEO và Nhà Trắng đã thừa nhận chương trình thị thực của Tổng thống D. Trump hồi tháng 4 là nhằm đưa lao động nước ngoài có trình độ cao vào nước này. Nhiều giám đốc điều hành cũng mong muốn Nhà Trắng sẽ giúp giải quyết các vấn đề về chính sách công nghệ. Và Giám đốc điều hành của Apple Tim Cook là một trong những CEO ủng hộ mạnh mẽ nhất kế hoạch đưa lao động có tay nghề cao của nước ngoài vào Mỹ.
Theo giới quan sát, cuộc chạy đua giữa hai ứng cử viên hồi năm ngoái là bà Hillary Clinton đại diện cho các thế lực tiếp tục duy trì mô hình chủ nghĩa tư bản tài chính - ngân hàng với ông D. Trump, đại diện cho các thế lực ở Mỹ lựa chọn con đường phát triển theo mô hình chủ nghĩa tư bản công nghiệp trong thời đại mới. Với sự kiên định mô chủ nghĩa tư bản tài chính - ngân hàng, bà Hillary Clinton của Đảng Dân chủ, chủ trương bằng mọi biện pháp duy trì trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo, bởi trật tự này là nền tảng cơ bản nhất để duy trì vai trò độc tôn của đồng USD. Việc Mỹ ký kết Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu cũng là nhằm mục đích tạo ra sự đồng thuận trên phạm vi toàn cầu dưới ảnh hưởng chi phối của Mỹ, hay còn gọi là “sự đồng thuận Washington”.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Hệ thống Bretton-Woods thực chất là sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản tài chính - ngân hàng, đặt nước Mỹ đứng trước sự lựa chọn giữ hai con đường phát triển. Con đường thứ nhất sẽ đưa nước Mỹ tiếp tục tình trạng “kinh tế ảo” (kinh doanh dịch vụ tài chính - ngân hàng) chiếm ưu thế tới 60% GDP, còn kinh tế thực (sản xuất hàng hóa) chỉ chiếm khoảng 20% GDP. Ông D. Trump, đại diện cho các thế lực ở Mỹ lựa chọn con đường phát triển theo mô hình chủ nghĩa tư bản Công nghiệp 4.0, nhằm đưa đồng USD trở lại đúng giá trị thực của nó. Vì thế, với chủ trương “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ông muốn khôi phục vị thế số 1 của Mỹ như là một quốc gia đã từng chiếm lĩnh đỉnh cao nhất trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 trong thế kỷ XX.
Theo đó, ông D.Trump cũng chủ trương chấp nhận trật tự thế giới đa cực vì đó là xu thế không thể đảo ngược, nhưng ông cho rằng, Mỹ vẫn là cường quốc vĩ đại có vai trò lãnh đạo thế giới nhưng phải hợp tác với các nước khác trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Khi trở thành Tổng thống của nước Mỹ, ông D.Trump đã có những quyết sách chưa từng có, sẽ tác động không chỉ làm thay đổi nước Mỹ mà cả thế giới. Đó là, việc chia tay với TPP, ngừng đàm phán về TTIP và mới đây lại đưa nước Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Bởi ông cho rằng, các thỏa thuận trên “không công bằng với Mỹ”, “chiếm đoạt công ăn việc làm của người Mỹ” và tuyên bố sẽ cố gắng đàm phán lại hoặc soạn ra một thỏa thuận mới nhằm đem lại lợi ích cho nước Mỹ.
Như vậy, trong bối cảnh khủng hoảng mô hình phát triển, với những động thái triển khai chính sách cho thấy, rất có thể Tổng thống Mỹ D. Trump đã chọn mô hình chủ nghĩa tư bản Công nghiệp mới. Theo đó, bảo đảm cho nước Mỹ tiếp tục dẫn đầu thế giới trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, khôi phục vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, vị thế của đồng USD… nhưng chấp nhận một thế giới đa cực, hợp tác cùng có lợi với các nước trên cơ sở “nước Mỹ trên hết” ./.
Tuổi trẻ Agribank “về nguồn”, tự tin tiếp bước  (05/07/2017)
Tuổi trẻ Agribank “về nguồn”, tự tin tiếp bước  (05/07/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 26-6 đến ngày 02-7-2017)  (04/07/2017)
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết xây dựng nông thôn mới  (04/07/2017)
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết xây dựng nông thôn mới  (04/07/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên