Việt Nam cam kết giải trừ quân bị và chống phổ biến vũ khí hủy diệt
21:24, ngày 29-06-2017
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc cho biết ngày 28-6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức phiên thảo luận mở với chủ đề “Nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn ngừa các chủ thể phi nhà nước phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Phiên thảo luận do Đại sứ Sacha Llorenti, Trưởng Phái đoàn Bolivia tại Liên hợp quốc, Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 6-2017, chủ trì.
Phát biểu khai mạc, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed và Đại diện cấp cao về các vấn đề giải trừ quân bị Izumi Nakamitsu, nhấn mạnh nguy cơ các chủ thể phi nhà nước, đặc biệt là các tổ chức khủng bố và cực đoan, sử dụng, phát triển và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và phương tiện phóng, đe dọa ngày càng nghiêm trọng hòa bình và an ninh quốc tế.
Thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nhân loại như phương tiện bay không người lái, trí thông minh nhân tạo, công nghệ in 3D, chợ ảo… bị các chủ thể lợi dụng phục vụ hoạt động tấn công phá hoại, nghiên cứu phát triển các loại vũ khí hóa học, sinh học, hạt nhân cũng như tuyển mộ, truyền bá tư tưởng, chủ nghĩa khủng bố.
Phó Tổng Thư ký khẳng định ưu tiên của Liên hợp quốc trong việc điều phối các nỗ lực tập thể để ứng phó thách thức này; kêu gọi các nước thực hiện đầy đủ các nghị quyết 1540 và 2325 của Hội đồng Bảo an về ngăn ngừa không để vũ khí hủy diệt hàng loạt rơi vào tay các chủ thể phi nhà nước và cam kết sẵn sàng hỗ trợ đào tạo và kỹ thuật giúp các quốc gia thành viên nâng cao năng lực quốc gia trong việc kiểm soát xuất nhập khẩu các loại vũ khí, vật liệu liên quan, tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, nâng cao khả năng chống chịu trước các hoạt động phổ biến, tấn công mạng…
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, kêu gọi cộng đồng quốc tế có quyết tâm chính trị, chung tay giải quyết thách thức này.
Đại sứ đánh giá cao vai trò ngoại giao đa phương của Liên hợp quốc và hợp tác giữa Liên hợp quốc với các cơ chế, chủ thể ở các cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu trong các nỗ lực chống phổ biến và giải trừ quân bị, đặc biệt là việc thông qua các Nghị quyết 2325 và 1540 của Hội đồng Bảo an.
Đại sứ cũng nêu rõ đóng góp quan trọng của các khu vực phi vũ khí hạt nhân trong các nỗ lực chống phổ biến và hoan nghênh Hội nghị Liên hợp quốc thương lượng một văn kiện pháp lý cấm hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định lập trường nhất quán và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với giải trừ quân bị, chống phổ biến đồng thời nêu rõ quyền của các quốc gia sử dụng các công nghệ, vật liệu liên quan đến hóa học, sinh học và hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Đại sứ nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hỗ trợ các nước, nhất là những nước đang phát triển, thực hiện hiệu quả các nghị quyết liên quan, xây dựng và triển khai các chiến lược quốc gia ứng phó với các loại hình tội phạm mới./.
Phát biểu khai mạc, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed và Đại diện cấp cao về các vấn đề giải trừ quân bị Izumi Nakamitsu, nhấn mạnh nguy cơ các chủ thể phi nhà nước, đặc biệt là các tổ chức khủng bố và cực đoan, sử dụng, phát triển và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và phương tiện phóng, đe dọa ngày càng nghiêm trọng hòa bình và an ninh quốc tế.
Thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nhân loại như phương tiện bay không người lái, trí thông minh nhân tạo, công nghệ in 3D, chợ ảo… bị các chủ thể lợi dụng phục vụ hoạt động tấn công phá hoại, nghiên cứu phát triển các loại vũ khí hóa học, sinh học, hạt nhân cũng như tuyển mộ, truyền bá tư tưởng, chủ nghĩa khủng bố.
Phó Tổng Thư ký khẳng định ưu tiên của Liên hợp quốc trong việc điều phối các nỗ lực tập thể để ứng phó thách thức này; kêu gọi các nước thực hiện đầy đủ các nghị quyết 1540 và 2325 của Hội đồng Bảo an về ngăn ngừa không để vũ khí hủy diệt hàng loạt rơi vào tay các chủ thể phi nhà nước và cam kết sẵn sàng hỗ trợ đào tạo và kỹ thuật giúp các quốc gia thành viên nâng cao năng lực quốc gia trong việc kiểm soát xuất nhập khẩu các loại vũ khí, vật liệu liên quan, tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, nâng cao khả năng chống chịu trước các hoạt động phổ biến, tấn công mạng…
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, kêu gọi cộng đồng quốc tế có quyết tâm chính trị, chung tay giải quyết thách thức này.
Đại sứ đánh giá cao vai trò ngoại giao đa phương của Liên hợp quốc và hợp tác giữa Liên hợp quốc với các cơ chế, chủ thể ở các cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu trong các nỗ lực chống phổ biến và giải trừ quân bị, đặc biệt là việc thông qua các Nghị quyết 2325 và 1540 của Hội đồng Bảo an.
Đại sứ cũng nêu rõ đóng góp quan trọng của các khu vực phi vũ khí hạt nhân trong các nỗ lực chống phổ biến và hoan nghênh Hội nghị Liên hợp quốc thương lượng một văn kiện pháp lý cấm hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định lập trường nhất quán và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với giải trừ quân bị, chống phổ biến đồng thời nêu rõ quyền của các quốc gia sử dụng các công nghệ, vật liệu liên quan đến hóa học, sinh học và hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Đại sứ nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hỗ trợ các nước, nhất là những nước đang phát triển, thực hiện hiệu quả các nghị quyết liên quan, xây dựng và triển khai các chiến lược quốc gia ứng phó với các loại hình tội phạm mới./.
Chính sách đối ngoại của Chính quyền Tổng thống Đ. Trăm: Chủ nghĩa dân tộc trong chủ nghĩa toàn cầu  (29/06/2017)
Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5  (29/06/2017)
Xây dựng Đảng về đạo đức cần gắn chặt với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức  (29/06/2017)
Thực hiện tốt hơn nữa các chương trình, đề án liên kết vùng  (29/06/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên