Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV: Cần giải pháp đột phá để khắc phục tồn tại đối với những vấn đề được chất vấn
Chiều 15-6, sau phần Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu làm rõ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại các phiên chất vấn trong ba ngày từ ngày 13 đến ngày 15-6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
* Chính phủ cam kết nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành
Chủ tịch Quốc hội đánh giá: Qua ba ngày làm việc tích cực và trách nhiệm, Quốc hội đã hoàn thành các nội dung phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3. Quốc hội đã nghe Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn. Các Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam, Vương Đình Huệ, Bộ trưởng các Bộ Công Thương, Giao thông Vận tải, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam... đã tham gia giải trình và báo cáo về những vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn với đại biểu Quốc hội.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã thay mặt Chính phủ báo cáo một số vấn đề thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2017; giải pháp bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước và xử lý các dự án thất thoát, thua lỗ lớn; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những nội dung liên quan đến 4 nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp.
Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng làm rõ thêm về công tác điều hành, quản lý ngân sách nhà nước, liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội, việc triển khai các dự án quan trọng quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy Nhà nước, công tác cán bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hỗ trợ tư pháp...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã cố gắng làm rõ được một số vấn đề, thẳng thắn nhận rõ trách nhiệm của Chính phủ; cam kết tập trung chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quyết tâm tạo sự chuyển biến trong thời gian tới; tuy nhiên, còn có một số nội dung liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực cần có thời gian nghiên cứu để có giải pháp mang tính căn cơ, dài hạn.
* Tranh luận để xác định trách nhiệm và có giải pháp khắc phục
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá: Các phiên chất vấn đã diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi và xây dựng. Tại các phiên chất vấn, đã có hơn 196 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn và 58 lượt đại biểu Quốc hội tham gia tranh luận. Những nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn là xác đáng, phù hợp với thực tế, được cử tri, dư luận xã hội cả nước quan tâm, đánh giá cao.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các đại biểu đã thể hiện tâm huyết, tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, chất vấn ngắn gọn, rõ ràng, bám sát nhóm vấn đề và tích cực tranh luận. Đặc biệt, hoạt động tranh luận không chỉ diễn ra giữa đại biểu với các thành viên Chính phủ mà còn giữa đại biểu với đại biểu; góp phần làm rõ thêm những hạn chế, yếu kém, xác định trách nhiệm và có giải pháp khắc phục.
Các thành viên Chính phủ cũng đã nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, thực trạng, ngành, lĩnh vực phụ trách, đã nghiêm túc trả lời đầy đủ, giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu nêu; thẳng thắn nhận trách nhiệm và có giải pháp, quyết tâm làm chuyển biến tình hình trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội ghi nhận sự nghiêm túc, cầu thị, tinh thần trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong việc trả lời chất vấn; tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành đã hết sức cố gắng, nỗ lực chỉ đạo, điều hành khắc phục những hạn chế, yếu kém, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch Quốc hội đánh giá các phiên chất vấn và trả lời vẫn còn tồn tại, hạn chế. Một số nội dung đã được Quốc hội chất vấn, giám sát nhưng chuyển biến còn chưa được như mong đợi; do vậy, cần phải có quyết tâm cao, giải pháp đột phá để khắc phục trong thời gian tới, phấn đấu thực hiện cho được các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đặt ra cho năm 2017 và những năm tiếp theo.
Tại Kỳ họp này, với 4 nhóm vấn đề được Quốc hội đưa ra chất vấn, đã có nhiều yêu cầu của đại biểu Quốc hội đặt ra đối với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan. Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chuẩn bị dự thảo Nghị quyết về chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 trình Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp làm cơ sở cho việc giám sát triển khai thực hiện. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành nghiên cứu tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc ý kiến của đại biểu Quốc hội, thực hiện các giải pháp có hiệu quả, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nêu trong từng lĩnh vực, báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp sau./.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Phó Thủ tướng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội  (15/06/2017)
Lễ ký Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết các hình thức giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (15/06/2017)
Vấn đề người di cư: Châu Âu tiếp tục đối mặt với viễn cảnh nguy hiểm  (15/06/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh: Sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội 6 tháng đầu năm 2017  (15/06/2017)
Bộ Ngoại giao Việt Nam: Trung Quốc cần hành động có trách nhiệm  (15/06/2017)
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình người Việt Nam tại Qatar  (15/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay