Thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác về bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản
22:45, ngày 14-06-2017
TCCSĐT - Trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI-2017, sáng 14-6-2017, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam diễn ra Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị các đô thị di sản” do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam, UNESCO tại Việt Nam và Chương trình Nhân cư Liên hợp quốc (UN-HABITAT) tại Việt Nam tổ chức.
Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu, đại diện các bộ, ngành trung ương; lãnh đạo Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; đại diện UN-HABITAT tại Việt Nam; trưởng văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam; các đại sứ, trưởng phái đoàn các nước bên cạnh UNESCO; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố có di sản thế giới của Việt Nam; các chuyên gia UNESCO và chuyên gia trong nước trên lĩnh vực di sản, kiến trúc, quản lý và quy hoạch đô thị.
Trong 01 ngày, đã có hơn 30 ý kiến thảo luận, trao đổi tại 02 phiên toàn thể và 02 phiên kỹ thuật. Nội dung tập trung xoay quanh các vấn đề chính: Quan điểm, định hướng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các đô thị di sản; Quy hoạch kiến trúc và phát triển bền vững tại các đô thị di sản; Quản lý di sản và cộng đồng địa phương; xem xét kết quả thực hiện Tuyên bố Hội An 2009; đồng thời phân tích, tìm kiếm các giải pháp phù hợp để bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị các đô thị di sản.
Trong đó, có nhiều tham luận nổi bật như: “Các cơ chế và hướng tiếp cận mới trong quản lý di sản đô thị bền vững” của TS. Susan Vice, Quyền Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam; “Các vấn đề chính trong bảo tồn các đô thị di sản ở châu Á: khung chính sách quốc tế và vấn đề quản lý cấp quốc gia và địa phương” của GS. William Logan, Chuyên gia UNESCO/ICOMOS; ‘Thu hút cộng đồng địa phương với cách tiếp cận trên cơ sở quyền về quản lý đô thị di sản” của TS. Peter Bille Larsen, Đại học Lucerne, Thụy Sỹ ; “Cân nhắc xây dựng quy hoạch và khung quy định pháp lý cho các khu đô thị cổ” của KTS. Virginia Gravalos, Chuyên gia Phát triển đô thị, AREP Nam Á; “Di sản thế giới và quyền con người ở Việt Nam khảo sát về mặt pháp lý” của TS. Nguyễn Linh Giang, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,…
Một số tham luận khác đề cập đến kết quả và kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị đô thị di sản. Cụ thể như, tham luận “Thích nghi và tái sử dụng các công trình di sản - cách tiếp cận di sản sống và kinh nghiệm từ Úc” của GS. Rubyn Bushell, Đại học Tây Sydney, Úc; “Phát huy vai trò của di sản và không gian công cộng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội” của KTS. Phạm Tấn Long, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; “Mô hình quan hệ đối tác công - tư trong quản lý du lịch di sản văn hóa ở Campuchia” của ông Chuk Chomno, Tổng Cục trưởng Cục phát triển sản phẩm du lịch, Bộ Du lịch Campuchia; “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản làm nền tảng cho sự phát triển bền vững - kinh nghiệm từ cố đô Huế” của TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế,..
Điểm nổi bật, là hầu hết các đại biểu tham gia Hội thảo đều đánh giá cao vai trò của thành phố Hội An và cho rằng, Hội An là mô hình lý tưởng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị đô thị di sản. Hội An vốn là một cảng thị truyền thống của Chăm-pa từ thời Trung đại. Đến thế kỷ 17, với chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Hội An là thương cảng quốc tế phát triển rực rỡ, là cơ sở trọng yếu về kinh tế và đối ngoại của các Chúa Nguyễn gần 3 thế kỷ. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, tiếp biến, giao thoa văn hóa.
Các hội quán, đền, miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Nhật Bản. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Những năm qua, bằng nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý phù hợp và hiệu quả, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới - đô thị cổ Hội An đã đạt được những thành quả tốt đẹp.
Tuy nhiên, theo các đại biểu, hiện nay Hội An đang đứng trước những nguy cơ, thách thức mới xuất hiện. Đó là ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng, dẫn đến xói lở bờ biển hay tình trạng bồi cạn, ngập úng. Ngoài ra, nguy cơ cháy nổ do hoạt động quá tải bởi các dịch vụ của con người trong khu phố cổ; những áp lực của vấn đề dân số, mật độ và thành phần dân cư trong đô thị và tác động mặt trái của tốc độ đô thị hóa, phát triển du lịch lên tính toàn vẹn, tính chân xác của di sản văn hóa, cảnh quan môi trường sống, cảnh quan di tích…
Các đại biểu cho rằng, những kết quả đạt được trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị đô thị cổ và những nguy cơ thách thức trong thời gian qua đối với đô thị cổ Hội An cũng chính là tình trạng phổ biến của các đô thị cổ khác trên thế giới. Do đó, cần có sự hợp tác tham khảo, học tập chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đô thị di sản trong nước và thế giới; ý kiến đóng góp của các chuyên gia Việt Nam và quốc tế trong công tác bảo tồn các đô thị cổ; sự hợp tác giúp đỡ về khoa học và tài chính của các tổ chức quốc tế nhằm mục đích bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa loại hình đô thị di sản này.
Trên cơ sở thảo luận và thống nhất những nội dung đặt ra, các đại biểu tại Hội thảo nhất trí ra Tuyên bố Hội An 2017 nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác về bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản./.
Trong 01 ngày, đã có hơn 30 ý kiến thảo luận, trao đổi tại 02 phiên toàn thể và 02 phiên kỹ thuật. Nội dung tập trung xoay quanh các vấn đề chính: Quan điểm, định hướng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các đô thị di sản; Quy hoạch kiến trúc và phát triển bền vững tại các đô thị di sản; Quản lý di sản và cộng đồng địa phương; xem xét kết quả thực hiện Tuyên bố Hội An 2009; đồng thời phân tích, tìm kiếm các giải pháp phù hợp để bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị các đô thị di sản.
Trong đó, có nhiều tham luận nổi bật như: “Các cơ chế và hướng tiếp cận mới trong quản lý di sản đô thị bền vững” của TS. Susan Vice, Quyền Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam; “Các vấn đề chính trong bảo tồn các đô thị di sản ở châu Á: khung chính sách quốc tế và vấn đề quản lý cấp quốc gia và địa phương” của GS. William Logan, Chuyên gia UNESCO/ICOMOS; ‘Thu hút cộng đồng địa phương với cách tiếp cận trên cơ sở quyền về quản lý đô thị di sản” của TS. Peter Bille Larsen, Đại học Lucerne, Thụy Sỹ ; “Cân nhắc xây dựng quy hoạch và khung quy định pháp lý cho các khu đô thị cổ” của KTS. Virginia Gravalos, Chuyên gia Phát triển đô thị, AREP Nam Á; “Di sản thế giới và quyền con người ở Việt Nam khảo sát về mặt pháp lý” của TS. Nguyễn Linh Giang, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,…
Một số tham luận khác đề cập đến kết quả và kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị đô thị di sản. Cụ thể như, tham luận “Thích nghi và tái sử dụng các công trình di sản - cách tiếp cận di sản sống và kinh nghiệm từ Úc” của GS. Rubyn Bushell, Đại học Tây Sydney, Úc; “Phát huy vai trò của di sản và không gian công cộng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội” của KTS. Phạm Tấn Long, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; “Mô hình quan hệ đối tác công - tư trong quản lý du lịch di sản văn hóa ở Campuchia” của ông Chuk Chomno, Tổng Cục trưởng Cục phát triển sản phẩm du lịch, Bộ Du lịch Campuchia; “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản làm nền tảng cho sự phát triển bền vững - kinh nghiệm từ cố đô Huế” của TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế,..
Điểm nổi bật, là hầu hết các đại biểu tham gia Hội thảo đều đánh giá cao vai trò của thành phố Hội An và cho rằng, Hội An là mô hình lý tưởng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị đô thị di sản. Hội An vốn là một cảng thị truyền thống của Chăm-pa từ thời Trung đại. Đến thế kỷ 17, với chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Hội An là thương cảng quốc tế phát triển rực rỡ, là cơ sở trọng yếu về kinh tế và đối ngoại của các Chúa Nguyễn gần 3 thế kỷ. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, tiếp biến, giao thoa văn hóa.
Các hội quán, đền, miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Nhật Bản. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Những năm qua, bằng nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý phù hợp và hiệu quả, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới - đô thị cổ Hội An đã đạt được những thành quả tốt đẹp.
Tuy nhiên, theo các đại biểu, hiện nay Hội An đang đứng trước những nguy cơ, thách thức mới xuất hiện. Đó là ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng, dẫn đến xói lở bờ biển hay tình trạng bồi cạn, ngập úng. Ngoài ra, nguy cơ cháy nổ do hoạt động quá tải bởi các dịch vụ của con người trong khu phố cổ; những áp lực của vấn đề dân số, mật độ và thành phần dân cư trong đô thị và tác động mặt trái của tốc độ đô thị hóa, phát triển du lịch lên tính toàn vẹn, tính chân xác của di sản văn hóa, cảnh quan môi trường sống, cảnh quan di tích…
Các đại biểu cho rằng, những kết quả đạt được trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị đô thị cổ và những nguy cơ thách thức trong thời gian qua đối với đô thị cổ Hội An cũng chính là tình trạng phổ biến của các đô thị cổ khác trên thế giới. Do đó, cần có sự hợp tác tham khảo, học tập chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đô thị di sản trong nước và thế giới; ý kiến đóng góp của các chuyên gia Việt Nam và quốc tế trong công tác bảo tồn các đô thị cổ; sự hợp tác giúp đỡ về khoa học và tài chính của các tổ chức quốc tế nhằm mục đích bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa loại hình đô thị di sản này.
Trên cơ sở thảo luận và thống nhất những nội dung đặt ra, các đại biểu tại Hội thảo nhất trí ra Tuyên bố Hội An 2017 nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác về bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản./.
Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta  (14/06/2017)
Quản trị kinh tế hướng tới một nhà nước kiến tạo  (14/06/2017)
Trung Quốc và Đức lần đầu tiên đối thoại an ninh cấp cao  (14/06/2017)
Sự cố môi trường biển: Hoàn thành chi trả bồi thường trước 30-6-2017  (14/06/2017)
Chủ tịch nước khen ngợi tập thể, cá nhân tích cực hiến máu tình nguyện  (14/06/2017)
FAO dự báo Việt Nam thuộc tốp 5 nước có sản lượng gạo lớn nhất 2017  (14/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên