Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt-Trung lần thứ 4 năm 2017
23:58, ngày 13-06-2017
Chiều 13-6-2017, tại buổi gặp mặt báo chí giới thiệu Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 4 năm 2017 do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức, Thiếu tướng Nguyễn Đại Hội, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), cho biết, đồng chí Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 4 tại tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Đây là hoạt động nằm trong thỏa thuận giữa hai lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc; nhận lời mời của đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Theo đó, đồng chí Phạm Trường Long thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 đến ngày 19-6. Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt-Trung diễn ra từ ngày 20 đến ngày 22-6.
Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc là một hoạt động nhằm xây dựng tình cảm hữu nghị, đoàn kết giữa chính quyền địa phương, nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới hai nước, qua đó tăng cường sự tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ hai nước, hai quân đội phát triển ổn định, bền vững; góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của hai nước về biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển lâu dài.
Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 4 gồm nhiều hoạt động có ý nghĩa như Tọa đàm giao lưu hữu nghị và giao lưu văn hóa, văn nghệ-hình thức sân khấu hóa; Khánh thành Nhà văn hóa Hữu nghị biên giới Việt-Trung; Sơ kết hai năm kết nghĩa cụm dân cư biên giới giữa bản Pô Tô (Huổi Luôn, Lai Châu, Việt Nam) và thôn Cửa Cải (trấn Kim Thủy Hà, Trung Quốc)…
Tại cuộc họp báo, Thiếu tướng Hồ Bá Vinh, Phó Cục trưởng Cục tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) đã thông báo những điểm mới trong Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt-Trung lần thứ 4.
Theo đó, cấp độ chủ trì chương trình giao lưu lần này cao hơn, phía Việt Nam là Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam; phía Trung Quốc là Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Điều đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội hai nước đối với chương trình giao lưu này. Nội dung chương trình giao lưu cũng phong phú hơn, mở rộng ra nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội. Đây cũng là lần đầu tiên diễn ra hoạt động phối hợp diễn tập liên hợp chống tội phạm xuyên biên giới với sự chuẩn bị công phu của lực lượng hai bên.
Thiếu tướng Nguyễn Đại Hội cho biết, hợp tác quốc phòng có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước đã thống nhất tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ quốc phòng thông qua nhiều cơ chế, hình thức hợp tác.
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung lần thứ nhất đã được tổ chức vào năm 2014 tại Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc); lần thứ hai năm 2015 tại Lào Cai (Việt Nam); lần thứ ba tại Lạng Sơn (Việt Nam) năm 2016.
Bên cạnh hoạt động giao lưu, hai bên cũng đã ký Thỏa thuận hợp tác về việc thiết lập cơ chế phối hợp biên phòng 3 cấp giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc nhằm tăng cường công tác phối hợp đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xuyên quốc gia, duy trì an ninh, trật tự trên khu vực biên giới chung.
Thông qua các hoạt động này, các đơn vị bảo vệ biên giới của hai nước ngày càng gắn bó, nâng cao khả năng phối hợp, giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra ở khu vực biên giới. Nhân dân hai nước ở khu vực giáp biên có cơ hội giao lưu, cùng nhau hợp tác, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, nâng cao nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia./.
Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc là một hoạt động nhằm xây dựng tình cảm hữu nghị, đoàn kết giữa chính quyền địa phương, nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới hai nước, qua đó tăng cường sự tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ hai nước, hai quân đội phát triển ổn định, bền vững; góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của hai nước về biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển lâu dài.
Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 4 gồm nhiều hoạt động có ý nghĩa như Tọa đàm giao lưu hữu nghị và giao lưu văn hóa, văn nghệ-hình thức sân khấu hóa; Khánh thành Nhà văn hóa Hữu nghị biên giới Việt-Trung; Sơ kết hai năm kết nghĩa cụm dân cư biên giới giữa bản Pô Tô (Huổi Luôn, Lai Châu, Việt Nam) và thôn Cửa Cải (trấn Kim Thủy Hà, Trung Quốc)…
Tại cuộc họp báo, Thiếu tướng Hồ Bá Vinh, Phó Cục trưởng Cục tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) đã thông báo những điểm mới trong Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt-Trung lần thứ 4.
Theo đó, cấp độ chủ trì chương trình giao lưu lần này cao hơn, phía Việt Nam là Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam; phía Trung Quốc là Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Điều đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội hai nước đối với chương trình giao lưu này. Nội dung chương trình giao lưu cũng phong phú hơn, mở rộng ra nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội. Đây cũng là lần đầu tiên diễn ra hoạt động phối hợp diễn tập liên hợp chống tội phạm xuyên biên giới với sự chuẩn bị công phu của lực lượng hai bên.
Thiếu tướng Nguyễn Đại Hội cho biết, hợp tác quốc phòng có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước đã thống nhất tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ quốc phòng thông qua nhiều cơ chế, hình thức hợp tác.
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung lần thứ nhất đã được tổ chức vào năm 2014 tại Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc); lần thứ hai năm 2015 tại Lào Cai (Việt Nam); lần thứ ba tại Lạng Sơn (Việt Nam) năm 2016.
Bên cạnh hoạt động giao lưu, hai bên cũng đã ký Thỏa thuận hợp tác về việc thiết lập cơ chế phối hợp biên phòng 3 cấp giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc nhằm tăng cường công tác phối hợp đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xuyên quốc gia, duy trì an ninh, trật tự trên khu vực biên giới chung.
Thông qua các hoạt động này, các đơn vị bảo vệ biên giới của hai nước ngày càng gắn bó, nâng cao khả năng phối hợp, giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra ở khu vực biên giới. Nhân dân hai nước ở khu vực giáp biên có cơ hội giao lưu, cùng nhau hợp tác, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, nâng cao nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia./.
Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Ấn thực chất hơn  (13/06/2017)
“Mệnh lệnh của trái tim” trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Cuba  (13/06/2017)
Làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Cuba-Việt Nam  (13/06/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 05 đến 11-6-2017)  (13/06/2017)
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc năm 2016, triển vọng năm 2017  (13/06/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên