Những điều kiện để Việt Nam trở thành Đất Lành cho khởi nghiệp
22:16, ngày 08-06-2017
TCCSĐT - Đó là nội dung chính của cuộc Tọa đàm “Việt Nam - Đất Lành cho khởi nghiệp” do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 08-6-2017.
Tham dự tọa đàm có hơn 70 đại biểu đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Ủy ban nhân dân các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, thành phố Cần Thơ; lãnh đạo các sở, ngành, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tại hội thảo, các đại biểu được đại diện lãnh đạo VCCI giới thiệu Báo cáo “Việt Nam - Đất Lành cho khởi nghiệp: Tại sao không?” được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của USAID. Theo đó, trong năm 2016, cả nước có 110.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 15.346 doanh nghiệp so với năm 2015. Những năm gần đây, các ý tưởng kinh doanh ở Việt Nam không chỉ được hiện thực hóa dưới hình thức doanh nghiệp mà còn theo hình thức cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp (hộ kinh doanh), trang trại hoặc cá nhân tự kinh doanh.
Các ngành nghề khởi nghiệp ngày càng có sự phân hóa đa dạng, trong đó các ngành bất động sản, nông lâm nghiệp và thủy sản, nghệ thuật, vui chơi giải trí, vận tải kho bãi và dịch vụ việc làm có số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp tăng cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 72% chủ doanh nghiệp khởi nghiệp từ 30 tuổi trở lên, 84% có bằng đại học; phần lớn xuất thân từ khu vực tư nhân (73%); đa số đi lên từ mô hình hộ gia đình (70%). Phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp thời gian gần đây vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển; trong đó, khoảng 36% đã định hình doanh nghiệp, 50% bắt đầu có doanh thu, 2% mở rộng sản xuất, 6% mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế. Đại đa số các doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ bé (63% dưới 10 lao động, 30% từ 10-49 lao động, chỉ có khoảng 7% có trên 50 lao động); ít tham gia vào hoạt động xuất khẩu (81% khách hàng chính của các doanh nghiệp khởi nghiệp là các tổ chức, cá nhân trong nước); hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn (40% có lãi chút ít, 19% hòa vốn, 32% thua lỗ chút ít, 5% thua lỗ lớn);…
Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nổi lên một số nguyên nhân đáng lưu ý như: Nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội vẫn chưa hiểu đúng về khởi nghiệp và giá trị của khởi nghiệp; ở nhiều địa phương, chính quyền vẫn chưa tích cực tạo ra cơ chế, điều kiện thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp; quyền tự do kinh doanh còn bị hạn chế bởi một số quy định lạ lùng hoặc do cách hành xử vô cảm của một bộ phận công chức, viên chức; giáo dục khởi nghiệp ở nhiều trường đại học bị xem nhẹ; thiếu hệ sinh thái và các định chế hỗ trợ khởi nghiệp. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp đều gặp khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng; nhiều doanh nghiệp - nhất là ở vùng nông thôn - gặp khó khăn trong hoạt động do hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, khó đưa sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước; nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp còn chung chung, chưa cụ thể, thiếu tính thiết thực;…
Trả lời cho câu hỏi “Cần những gì để Việt Nam trở thành "đất lành" cho khởi nghiệp?”, các đại biểu dự tọa đàm thống nhất trong thời gian tới, Chính phủ, các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương cũng như toàn xã hội cần quan tâm thực hiện đồng bộ những yêu cầu sau:
- Cần hiểu đúng về khái niệm khởi nghiệp và giá trị của khởi nghiệp. Đây là điều kiện tiên quyết để xác định đúng đối tượng, mục tiêu của các chương trình, chính sách khởi nghiệp; giúp mỗi người dân, mỗi thanh niên có cơ sở lựa chọn đúng ý tưởng và mô hình kinh doanh. Đây cũng là tiền đề đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách, chương trình hỗ trợ nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong cả nước.
- Xã hội có thái độ tích cực về khởi nghiệp và vai trò của cộng đồng khởi nghiệp. Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy, thái độ tích cực và ủng hộ khởi nghiệp của xã hội sẽ tạo ra sự tự tin của người dân, nhất là thanh niên, khi muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh; giúp họ nâng cao ý chí vượt qua rủi ro và có mức độ sáng tạo trong kinh doanh cao hơn.
- Chính quyền bao dung, thân thiện với doanh nghiệp và hành động vì doanh nghiệp. Thái độ bao dung, trân trọng doanh nghiệp của chính quyền sẽ khiến các doanh nhân khởi nghiệp tự tin, thấy rằng họ là động lực của sự phát triển và có trách nhiệm thực hiện tốt sứ mệnh của mình. Theo đó, doanh nghiệp nên được Nhà nước nhìn nhận là đối tác thay vì chỉ đơn thuần là đối tượng quản lý hay nguồn thu thuế.
- Quyền tự do kinh doanh, tự do sáng tạo của doanh nghiệp phải được đảm bảo. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là hệ thống pháp luật và các thể chế thị trường phải xác lập và tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do sáng tạo của người dân.
- Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp. Gánh nặng thủ tục hành chính, chi phí không chính thức, những lợi ích được “cài cắm” trong các quy định, quy trình, thủ tục cần sớm được phát hiện, gỡ bỏ để môi trường khởi nghiệp và kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn.
- Hệ thống giáo dục, dạy nghề phải tích cực hỗ trợ cho khởi nghiệp. Chú trọng tích hợp giáo dục khởi nghiệp với các chiến lược tăng trưởng kinh tế, chiến lược đổi mới khoa học và công nghệ…; đưa các chương trình giáo dục khởi nghiệp vào chính khóa để giảng dạy cho sinh viên ở các trường đại học; liên kết với doanh nghiệp tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp và tài trợ cho sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp khả thi.
- Có một hệ sinh thái và các định chế hỗ trợ khởi nghiệp. Trong đó, Chính phủ với năng lực thiết kế và thực thi pháp luật để thúc đẩy các tác nhân khác, có ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng đến việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp ở tầm vĩ mô.
- Thị trường năng động, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, khả năng tiếp cận tài chính thuận lợi. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường dễ dàng; tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng và giảm chí phí khi sử dụng; thuận lợi khi tiếp cận các nguồn vốn sẽ tạo ra một cú hích mạnh mẽ thúc đẩy nhiều người dân, thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp.
- Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp phải phù hợp với nhu cầu khởi nghiệp và dễ tiếp cận. Theo đó, các chương trình này cần đảm bảo các nguyên tắc: đáp ứng đúng nhu cầu người khởi nghiệp; có tiêu chí và lựa chọn đối tượng rõ ràng; minh bạch, công bằng trong quy trình lựa chọn; dễ tiếp cận, thủ tục đơn giản;…/.
Tại hội thảo, các đại biểu được đại diện lãnh đạo VCCI giới thiệu Báo cáo “Việt Nam - Đất Lành cho khởi nghiệp: Tại sao không?” được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của USAID. Theo đó, trong năm 2016, cả nước có 110.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 15.346 doanh nghiệp so với năm 2015. Những năm gần đây, các ý tưởng kinh doanh ở Việt Nam không chỉ được hiện thực hóa dưới hình thức doanh nghiệp mà còn theo hình thức cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp (hộ kinh doanh), trang trại hoặc cá nhân tự kinh doanh.
Các ngành nghề khởi nghiệp ngày càng có sự phân hóa đa dạng, trong đó các ngành bất động sản, nông lâm nghiệp và thủy sản, nghệ thuật, vui chơi giải trí, vận tải kho bãi và dịch vụ việc làm có số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp tăng cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 72% chủ doanh nghiệp khởi nghiệp từ 30 tuổi trở lên, 84% có bằng đại học; phần lớn xuất thân từ khu vực tư nhân (73%); đa số đi lên từ mô hình hộ gia đình (70%). Phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp thời gian gần đây vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển; trong đó, khoảng 36% đã định hình doanh nghiệp, 50% bắt đầu có doanh thu, 2% mở rộng sản xuất, 6% mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế. Đại đa số các doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ bé (63% dưới 10 lao động, 30% từ 10-49 lao động, chỉ có khoảng 7% có trên 50 lao động); ít tham gia vào hoạt động xuất khẩu (81% khách hàng chính của các doanh nghiệp khởi nghiệp là các tổ chức, cá nhân trong nước); hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn (40% có lãi chút ít, 19% hòa vốn, 32% thua lỗ chút ít, 5% thua lỗ lớn);…
Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nổi lên một số nguyên nhân đáng lưu ý như: Nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội vẫn chưa hiểu đúng về khởi nghiệp và giá trị của khởi nghiệp; ở nhiều địa phương, chính quyền vẫn chưa tích cực tạo ra cơ chế, điều kiện thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp; quyền tự do kinh doanh còn bị hạn chế bởi một số quy định lạ lùng hoặc do cách hành xử vô cảm của một bộ phận công chức, viên chức; giáo dục khởi nghiệp ở nhiều trường đại học bị xem nhẹ; thiếu hệ sinh thái và các định chế hỗ trợ khởi nghiệp. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp đều gặp khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng; nhiều doanh nghiệp - nhất là ở vùng nông thôn - gặp khó khăn trong hoạt động do hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, khó đưa sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước; nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp còn chung chung, chưa cụ thể, thiếu tính thiết thực;…
Trả lời cho câu hỏi “Cần những gì để Việt Nam trở thành "đất lành" cho khởi nghiệp?”, các đại biểu dự tọa đàm thống nhất trong thời gian tới, Chính phủ, các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương cũng như toàn xã hội cần quan tâm thực hiện đồng bộ những yêu cầu sau:
- Cần hiểu đúng về khái niệm khởi nghiệp và giá trị của khởi nghiệp. Đây là điều kiện tiên quyết để xác định đúng đối tượng, mục tiêu của các chương trình, chính sách khởi nghiệp; giúp mỗi người dân, mỗi thanh niên có cơ sở lựa chọn đúng ý tưởng và mô hình kinh doanh. Đây cũng là tiền đề đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách, chương trình hỗ trợ nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong cả nước.
- Xã hội có thái độ tích cực về khởi nghiệp và vai trò của cộng đồng khởi nghiệp. Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy, thái độ tích cực và ủng hộ khởi nghiệp của xã hội sẽ tạo ra sự tự tin của người dân, nhất là thanh niên, khi muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh; giúp họ nâng cao ý chí vượt qua rủi ro và có mức độ sáng tạo trong kinh doanh cao hơn.
- Chính quyền bao dung, thân thiện với doanh nghiệp và hành động vì doanh nghiệp. Thái độ bao dung, trân trọng doanh nghiệp của chính quyền sẽ khiến các doanh nhân khởi nghiệp tự tin, thấy rằng họ là động lực của sự phát triển và có trách nhiệm thực hiện tốt sứ mệnh của mình. Theo đó, doanh nghiệp nên được Nhà nước nhìn nhận là đối tác thay vì chỉ đơn thuần là đối tượng quản lý hay nguồn thu thuế.
- Quyền tự do kinh doanh, tự do sáng tạo của doanh nghiệp phải được đảm bảo. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là hệ thống pháp luật và các thể chế thị trường phải xác lập và tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do sáng tạo của người dân.
- Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp. Gánh nặng thủ tục hành chính, chi phí không chính thức, những lợi ích được “cài cắm” trong các quy định, quy trình, thủ tục cần sớm được phát hiện, gỡ bỏ để môi trường khởi nghiệp và kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn.
- Hệ thống giáo dục, dạy nghề phải tích cực hỗ trợ cho khởi nghiệp. Chú trọng tích hợp giáo dục khởi nghiệp với các chiến lược tăng trưởng kinh tế, chiến lược đổi mới khoa học và công nghệ…; đưa các chương trình giáo dục khởi nghiệp vào chính khóa để giảng dạy cho sinh viên ở các trường đại học; liên kết với doanh nghiệp tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp và tài trợ cho sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp khả thi.
- Có một hệ sinh thái và các định chế hỗ trợ khởi nghiệp. Trong đó, Chính phủ với năng lực thiết kế và thực thi pháp luật để thúc đẩy các tác nhân khác, có ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng đến việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp ở tầm vĩ mô.
- Thị trường năng động, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, khả năng tiếp cận tài chính thuận lợi. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường dễ dàng; tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng và giảm chí phí khi sử dụng; thuận lợi khi tiếp cận các nguồn vốn sẽ tạo ra một cú hích mạnh mẽ thúc đẩy nhiều người dân, thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp.
- Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp phải phù hợp với nhu cầu khởi nghiệp và dễ tiếp cận. Theo đó, các chương trình này cần đảm bảo các nguyên tắc: đáp ứng đúng nhu cầu người khởi nghiệp; có tiêu chí và lựa chọn đối tượng rõ ràng; minh bạch, công bằng trong quy trình lựa chọn; dễ tiếp cận, thủ tục đơn giản;…/.
Bảo hiểm VietinBank nâng cấp khung quản trị rủi ro  (08/06/2017)
Bảo hiểm VietinBank nâng cấp khung quản trị rủi ro  (08/06/2017)
Thảo luận về Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng  (08/06/2017)
Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Cuba sắp thăm chính thức Việt Nam  (08/06/2017)
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc  (08/06/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên