Tổng thống Donald Trump bảo vệ nền kinh tế Mỹ bằng việc xem xét lại các chính sách thương mại
21:40, ngày 02-04-2017
TCCSĐT - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 02-4 đã ký hai sắc lệnh, trong đó chỉ đạo các quan chức thương mại nước này tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại ở Mỹ, kiểm tra đánh giá cụ thể đối với từng quốc gia và từng sản phẩm giao thương. Với mức thâm hụt thương mại khoảng 500 tỷ USD mỗi năm, bằng việc ký các sắc lệnh này, Tổng thống Mỹ Trump đang nỗ lực tái định hình chính sách thương mại của Mỹ với mục tiêu bảo hộ nhiều hơn cho nền kinh tế Mỹ, điều mà ông đã nhiều lần nói đến trong chiến dịch tranh cử.
"Săm soi" thâm hụt thương mại với các đối tác
Ảnh minh họa. |
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 02-4 đã ký hai sắc lệnh, trong đó chỉ đạo các quan chức thương mại nước này tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại ở Mỹ, kiểm tra đánh giá cụ thể đối với từng quốc gia và từng sản phẩm giao thương.
Sắc lệnh thứ nhất, được xem như là một phần trong những nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng chính sách thương mại mà chính quyền Trump cho là không công bằng của các bạn hàng của Mỹ, được công bố ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hai ngày 06 và 07-4 tới, cũng như cuộc đối thoại kinh tế cấp cao giữa Mỹ và Nhật Bản, dự kiến diễn ra vào giữa tháng Tư tới. Trung Quốc và Nhật Bản sẽ là hai trong số các đối tác lớn của Mỹ trong diện bị "săm soi" theo sắc lệnh vừa ký.
Sắc lệnh thứ hai yêu cầu các quan chức đẩy nhanh việc thu thuế chống bán phá giá và các loại thuế cao đã được áp dụng đối với những sản phẩm từ nước ngoài được trợ giá hay trợ cấp một cách bất hợp pháp.
Phát biểu với các phóng viên trước khi ký kết các sắc lệnh, người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định động thái trên sẽ tạo điều kiện cho sự phục hồi mạnh của lĩnh vực chế tạo Mỹ, đồng thời nói: “Chúng ta sẽ bảo vệ ngành công nghiệp của đất nước và tạo ra một sân chơi công bằng cho người lao động Mỹ...”
Bộ Thương mại và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) sẽ nghiên cứu về mức thuế quan của các nước đối tác, những rào cản phi thuế quan, trợ cấp chính phủ, vấn đề quyền sử hữu trí tuệ cùng những hình thức giao dịch thương mại đi ngược với lợi ích của nước Mỹ và sẽ báo cáo lên Tổng thống trong vòng 90 ngày.
Với những kết quả thu thập được, rất có thể Washington sẽ buộc Trung Quốc, Nhật Bản và những đối tác thương mại khác phải mở cửa thị trường hơn nữa đối với các hàng hóa và dịch vụ đến từ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong báo cáo thường niên về “Ước tính tình hình thương mại hàng hoá quốc gia đối với các vấn đề rào cản thương mại quốc tế năm 2017” được công bố hôm 31-01, USTR đã chỉ trích Tokyo về "các rào cản lớn trong tiếp cận thị trường" đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ và "một loạt rào cản phi thuế quan" đối với ôtô.
Trong khi đó, phía Bắc Kinh cũng bị chỉ trích về tình trạng công suất dư thừa trong ngành công nghiệp sản xuất thép và nhôm do các chính sách hỗ trợ của nhà nước gây ra.
Nỗ lực tái định hình chính sách thương mại
Với mức thâm hụt thương mại khoảng 500 tỷ USD mỗi năm, bằng việc ký các sắc lệnh này, Tổng thống Mỹ Trump đang nỗ lực tái định hình chính sách thương mại của Mỹ với mục tiêu bảo hộ nhiều hơn cho nền kinh tế Mỹ, điều mà ông đã nhiều lần nói đến trong chiến dịch tranh cử. Phát biểu sau khi ký hai sắc lệnh, ông Trump nhấn mạnh tình trạng "đánh cắp sự thịnh vượng của Mỹ sẽ chấm dứt," đồng thời tuyên bố chính quyền của ông sẽ có hành động cần thiết và hợp pháp để chấm dứt các vụ lạm dụng thương mại. Ông Trump cũng cho rằng "hàng nghìn nhà máy đã bị đánh cắp khỏi đất nước" và cam kết tạo "sân chơi công bằng" cho người lao động Mỹ.
Trong buổi họp báo tại Nhà Trắng ngày 30-3, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross và Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia Peter Navarro cho rằng các biện pháp này không nhằm vào Trung Quốc, nhưng khẳng định cả hai sắc lệnh sẽ giúp giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại của Washington với Bắc Kinh mà Tổng thống Trump cho rằng đã dẫn đến việc mất hàng triệu việc làm của người lao động Mỹ và làm suy yếu ngành sản xuất nước này. Hai sắc lệnh được ký ban hành đúng một tuần trước khi diễn ra cuộc gặp của Tổng thống Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago thuộc bang Florida.
Ông Trump dự báo cuộc gặp sẽ "rất khó khăn", trong khi giới chuyên gia nhận định cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể định hình mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington trong những năm tới.
Đức chỉ trích sắc lệnh về thương mại của Tổng thống Mỹ Trump
Sắc lệnh thứ nhất, được xem như là một phần trong những nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng chính sách thương mại mà chính quyền Trump cho là không công bằng của các bạn hàng của Mỹ, được công bố ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hai ngày 06 và 07-4 tới, cũng như cuộc đối thoại kinh tế cấp cao giữa Mỹ và Nhật Bản, dự kiến diễn ra vào giữa tháng Tư tới. Trung Quốc và Nhật Bản sẽ là hai trong số các đối tác lớn của Mỹ trong diện bị "săm soi" theo sắc lệnh vừa ký.
Sắc lệnh thứ hai yêu cầu các quan chức đẩy nhanh việc thu thuế chống bán phá giá và các loại thuế cao đã được áp dụng đối với những sản phẩm từ nước ngoài được trợ giá hay trợ cấp một cách bất hợp pháp.
Phát biểu với các phóng viên trước khi ký kết các sắc lệnh, người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định động thái trên sẽ tạo điều kiện cho sự phục hồi mạnh của lĩnh vực chế tạo Mỹ, đồng thời nói: “Chúng ta sẽ bảo vệ ngành công nghiệp của đất nước và tạo ra một sân chơi công bằng cho người lao động Mỹ...”
Bộ Thương mại và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) sẽ nghiên cứu về mức thuế quan của các nước đối tác, những rào cản phi thuế quan, trợ cấp chính phủ, vấn đề quyền sử hữu trí tuệ cùng những hình thức giao dịch thương mại đi ngược với lợi ích của nước Mỹ và sẽ báo cáo lên Tổng thống trong vòng 90 ngày.
Với những kết quả thu thập được, rất có thể Washington sẽ buộc Trung Quốc, Nhật Bản và những đối tác thương mại khác phải mở cửa thị trường hơn nữa đối với các hàng hóa và dịch vụ đến từ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong báo cáo thường niên về “Ước tính tình hình thương mại hàng hoá quốc gia đối với các vấn đề rào cản thương mại quốc tế năm 2017” được công bố hôm 31-01, USTR đã chỉ trích Tokyo về "các rào cản lớn trong tiếp cận thị trường" đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ và "một loạt rào cản phi thuế quan" đối với ôtô.
Trong khi đó, phía Bắc Kinh cũng bị chỉ trích về tình trạng công suất dư thừa trong ngành công nghiệp sản xuất thép và nhôm do các chính sách hỗ trợ của nhà nước gây ra.
Nỗ lực tái định hình chính sách thương mại
Với mức thâm hụt thương mại khoảng 500 tỷ USD mỗi năm, bằng việc ký các sắc lệnh này, Tổng thống Mỹ Trump đang nỗ lực tái định hình chính sách thương mại của Mỹ với mục tiêu bảo hộ nhiều hơn cho nền kinh tế Mỹ, điều mà ông đã nhiều lần nói đến trong chiến dịch tranh cử. Phát biểu sau khi ký hai sắc lệnh, ông Trump nhấn mạnh tình trạng "đánh cắp sự thịnh vượng của Mỹ sẽ chấm dứt," đồng thời tuyên bố chính quyền của ông sẽ có hành động cần thiết và hợp pháp để chấm dứt các vụ lạm dụng thương mại. Ông Trump cũng cho rằng "hàng nghìn nhà máy đã bị đánh cắp khỏi đất nước" và cam kết tạo "sân chơi công bằng" cho người lao động Mỹ.
Trong buổi họp báo tại Nhà Trắng ngày 30-3, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross và Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia Peter Navarro cho rằng các biện pháp này không nhằm vào Trung Quốc, nhưng khẳng định cả hai sắc lệnh sẽ giúp giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại của Washington với Bắc Kinh mà Tổng thống Trump cho rằng đã dẫn đến việc mất hàng triệu việc làm của người lao động Mỹ và làm suy yếu ngành sản xuất nước này. Hai sắc lệnh được ký ban hành đúng một tuần trước khi diễn ra cuộc gặp của Tổng thống Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago thuộc bang Florida.
Ông Trump dự báo cuộc gặp sẽ "rất khó khăn", trong khi giới chuyên gia nhận định cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể định hình mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington trong những năm tới.
Đức chỉ trích sắc lệnh về thương mại của Tổng thống Mỹ Trump
Bộ trưởng Kinh tế Đức Brigitte Zypries. |
Theo Reuters, ngày 01-4, Bộ trưởng Kinh tế Đức Brigitte Zypries cho biết các sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thâm hụt thương mại và trốn thuế nhập khẩu là dấu hiệu cho thấy Washington muốn xa rời thương mại tự do và các thỏa thuận quốc tế.
Trong 2 sắc lệnh hành pháp được Tổng thống Trump nói là sẽ mở ra một chương mới cho người lao động và các doanh nghiệp Mỹ, ông Trump hôm 31-3 đã chỉ thị chính quyền Mỹ nghiên cứu các nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại Mỹ cũng như trừng phạt các nước vi phạm quy tắc thương mại.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Đức, mặc dù hai sắc lệnh trên hiện chỉ là hành động xem xét, "chúng cho thấy rõ ràng Mỹ muốn xa rời tự do thương mại và các thỏa thuận thương mại." Bà Zypries cho hay: "Chúng ta cần tìm kiếm đối thoại mang tính xây dựng và giải thích rằng các nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại Mỹ không chỉ là ở nước ngoài."
Suốt nhiều năm, Mỹ đã nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Đức hơn là xuất khẩu sang nền kinh tế lớn nhất châu Âu này, do khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty Đức và nhu cầu cao của người tiêu dùng Mỹ với hàng hóa "Made in Germany." Thâm hụt thương mại của Mỹ với Đức đã tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua từ khoảng 28,8 tỷ euro năm 2006 lên 49 tỷ euro năm 2016./.
Trong 2 sắc lệnh hành pháp được Tổng thống Trump nói là sẽ mở ra một chương mới cho người lao động và các doanh nghiệp Mỹ, ông Trump hôm 31-3 đã chỉ thị chính quyền Mỹ nghiên cứu các nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại Mỹ cũng như trừng phạt các nước vi phạm quy tắc thương mại.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Đức, mặc dù hai sắc lệnh trên hiện chỉ là hành động xem xét, "chúng cho thấy rõ ràng Mỹ muốn xa rời tự do thương mại và các thỏa thuận thương mại." Bà Zypries cho hay: "Chúng ta cần tìm kiếm đối thoại mang tính xây dựng và giải thích rằng các nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại Mỹ không chỉ là ở nước ngoài."
Suốt nhiều năm, Mỹ đã nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Đức hơn là xuất khẩu sang nền kinh tế lớn nhất châu Âu này, do khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty Đức và nhu cầu cao của người tiêu dùng Mỹ với hàng hóa "Made in Germany." Thâm hụt thương mại của Mỹ với Đức đã tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua từ khoảng 28,8 tỷ euro năm 2006 lên 49 tỷ euro năm 2016./.
Chủ tịch Quốc hội sẽ thăm chính thức Thụy Điển, Hungary và Séc  (02/04/2017)
Thái Lan có thể phê chuẩn hiến pháp mới trong tháng Tư  (02/04/2017)
Vinh danh 80 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng quốc gia và Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2016  (02/04/2017)
Đoàn Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU 136 tại Bangladesh  (02/04/2017)
Học viện Báo chí và Tuyên truyền kỷ niệm 55 năm ngày thành lập  (02/04/2017)
Doanh nghiệp Malaysia muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam  (02/04/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên