"Việt Nam tiếp tục chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ năm 2008"
TCCSĐT - Sáng nay, 2-6, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị giới thiệu Báo cáo “Việt Nam tiếp tục chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ năm 2008”. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh chủ trì Hội nghị.
Với việc tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, một lần nữa, Việt Nam khẳng định sự tôn trọng của mình về các giá trị và nguyên tắc trong Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc do 189 nguyên thủ quốc gia cam kết thực hiện tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc vào tháng 9-2000.
Báo cáo “Việt Nam tiếp tục chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ năm 2008” được xuất bản bằng hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Anh, gồm 4 phần:
- Tổng quan về việc Việt Nam tiếp tục thực hiện tuyên bố Thiên niên kỷ; tổng quát về thành tựu thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
- Chi tiết về các thành tựu của Việt Nam thực hiện 8 mục tiêu phát triển.
- Tình hình các mục tiêu hỗ trợ của Việt Nam nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ.
- Những thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển.
8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
Mục tiêu 1: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói
Mục tiêu 2: Phổ cập giáo dục tiểu học Mục tiêu 3: Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ Mục tiêu 4: Giảm tử vong ở trẻ em Mục tiêu 5: Tăng cường sức khỏe bà mẹ Mục tiêu 6: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác Mục tiêu 7: Bảo đảm bền vững về môi trường Mục tiêu 8: Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu về phát triển |
Thứ trưởng Cao Viết Sinh cho biết, do mỗi địa phương có đặc thù riêng, có hoàn cảnh kinh tế - xã hội, vị trí địa lý khác nhau nên mức độ thực hiện các muc tiêu không giống nhau nên không chỉ dừng lại ở tầm quốc gia, các mục tiêu thực hiện còn được đánh giá ở cả cấp tỉnh để qua đó có sự so sánh, các địa phương nỗ lực phấn đấu để hoàn thành mục tiêu đặt ra. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thực hiện việc "địa phương hóa" các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Tuy nhiên, là một nước đang phát triển có thu nhập thấp; nguồn lực để thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ còn bị hạn chế, mặt bằng dân trí chưa cao, chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư còn lớn, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm suy giảm kinh tế ở Việt Nam, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, mà Việt Nam được dự báo là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn... đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai thực hiện các mục tiêu. Một số chỉ tiêu, dự báo, vào năm 2015 có khả năng không đạt hoặc phải phấn đấu là: hệ số GINI; tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai; tỷ lệ rác thải sinh hoạt khu vực thành thị được thu gom, xử lý; tỷ lệ hộ gia đình sống trong nhà tạm.
Nhận thức được những khó khăn, thách thức đó, Chính phủ Việt Nam, một mặt, sẽ huy động tối đa các nguồn lực trong nước, đổi mới chỉ đạo điều hành, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp dân cư; mặt khác, sẽ mở rộng các mối quan hệ quốc tế, thu hút sự hỗ trợ cả về nguồn lực và kinh nghiệm từ các nước phát triển, từ cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ... để góp phần gia tăng khả năng hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ ở Việt Nam.
Thông qua báo cáo, Việt Nam muốn khẳng định và chia sẻ với cộng đồng thế giới những kinh nghiệm thành công của mình trong việc phát triển đất nước và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Việt Nam mong muốn có sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển để nâng cao chất lượng thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ hướng đến năm 2015.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đảm nhận nhiệm vụ Thứ trưởng Thường trực  (02/06/2009)
Cử 2 thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm  (02/06/2009)
Trẻ em cả nước vui Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6  (02/06/2009)
Khai mạc diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam  (01/06/2009)
Khai mạc Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ ASEAN - Hàn Quốc  (01/06/2009)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên