Hội nghị thường niên ADB 2011 tổ chức tại Việt Nam
21:37, ngày 02-05-2011
Tại cuộc họp báo quốc tế trước Hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) lần thứ 44, chiều 2-5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) Nguyễn Văn Giàu cho biết: chủ đề lạm phát cũng như các giải pháp kiềm chế lạm phát tại các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam sẽ được thảo luận tại nhiều phiên họp của ADB tại Hội nghị thường niên năm nay.
Trước tình hình lạm phát có xu hướng tăng cao, từ đầu năm 2011, Việt Nam đã chấp nhận giảm giá đồng tiền Việt Nam để giảm cầu và giảm tổng cầu; đồng thời thực hiện thắt chặt tín dụng (tăng trưởng dưới 20%); tiết kiệm tiêu dùng 10%, giảm bội chi ngân sách và giảm 10% vốn đầu tư Nhà nước, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Đánh giá cao Nghị quyết số 11 của Chính phủ Việt Nam, Giám đốc ADB tại Việt Nam, ông A-y-u-mi Ko-ni-shi khẳng định: Chính phủ Việt Nam đã đề ra các giải pháp đúng đắn để kiềm chế lạm phát, nhất là cắt giảm chi tiêu công. Tuy nhiên, tất cả các chính sách đều cần có thời gian để phát huy hiệu quả và từ tháng 5 tới, chắc chắn tốc độ lạm phát sẽ chậm lại. Ông Ko-ni-shi cũng cho rằng: Chính phủ Việt Nam cần kiên định thực hiện biện pháp kiềm chế lạm phát đã đề ra, cho dù một số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng.
Bên cạnh chủ đề lạm phát, Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 cũng tập trung thảo luận hàng loạt các vấn đề lớn như: an ninh lương thực, vượt bẫy thu nhập trung bình, mô hình tăng trưởng, đối phó với sự bất ổn của dòng vốn nóng, phát triển hạ tầng, phát triển bền vững…
Việt Nam là một trong 67 thành viên của ADB. Từ tháng 8-2010 đến nay, Việt Nam đã tích cực chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 44 này và được ADB, cũng như các nước thành viên đánh giá cao.
Trong suốt 18 năm nối lại quan hệ với ADB từ năm 1993 đến nay, Việt Nam có khoảng 100 dự án, chương trình được vay vốn của ADB với tổng số vốn cam kết khoảng 10 tỉ USD, trong đó đã ký kết 6 tỉ USD. Việt Nam là một trong ba quốc gia vay vốn ưu đãi nhiều nhất của ADB, được thụ hưởng nhiều từ ADB, nhất là trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, y tế và xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, ADB còn hỗ trợ Việt Nam trong một số lĩnh vực khác như môi trường, tư vấn chính sách. Trong những năm tới, ADB vẫn cam kết thu xếp cho Việt Nam 1,3 tỉ USD/năm, cho dù Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, ADB cũng tư vấn và giúp Việt Nam mở rộng thêm một số hình thức vay vốn khác như: Hợp tác công tư, vay vốn thông qua bảo lãnh… nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh: thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam sau 25 đổi mới là đã vươn lên thành nước có thu nhập trung bình và về đích trước thời hạn một số Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ./.
Tổng bí thư Đảng Lao động Mê-hi-cô chúc mừng Việt Nam nhân ngày 30-4  (02/05/2011)
Một số cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu từ 1/5/2011  (02/05/2011)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bắt đầu thăm chính thức Nam Phi  (01/05/2011)
Pháp tiếp quản chức Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc  (01/05/2011)
Kỷ niệm Chiến thắng 30-4 tại Cu-ba  (01/05/2011)
Kết thúc cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế: Đội Ý giành giải nhất  (01/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay