Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017 - 2022 sẽ khai mạc ngày 07-3-2017
TCCSĐT - Chiều 27-02-2017, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã họp báo thông tin về Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2017- 2022) sẽ được tổ chức từ ngày 07 đến ngày 09-3-2017 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội. Tinh thần của Đại hội là “Đoàn kết- Đổi mới- Bình đẳng- Hội nhập”.
Đại hội có nhiệm vụ đánh giá phong trào phụ nữ và kết quả hoạt động của Hội nhiệm kỳ 2012 - 2017; kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành khóa XI và bầu Ban Chấp hành khóa XII; đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2017 - 2022. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội lớn của các tầng lớp phụ nữ cả nước; đánh dấu sự phát triển của phụ nữ và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới.
Công tác chuẩn bị các văn kiện Đại hội được tập trung cao độ, đặc biệt là trong chuẩn bị dự thảo Báo cáo chính trị và Điều lệ Hội (sửa đổi, bổ sung). Để có căn cứ khoa học và thực tiễn, Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện 02 đề tài nghiên cứu; lấy ý kiến đóng góp từ Đại hội phụ nữ 3 cấp, các chuyên gia; đại diện các ban Đảng, bộ, ngành, đoàn thể, cán bộ Hội các cấp và lãnh đạo Hội các thời kỳ...
Dự Đại hội sẽ có 1.155 đại biểu chính thức là những phụ nữ tiêu biểu, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, các dân tộc, tôn giáo, các độ tuổi, các ngành nghề, các lĩnh vực công tác và các vùng, miền khác nhau trong cả nước, trong đó có 157 đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XI, 911 đại biểu được bầu tại Đại hội đại biểu Phụ nữ các tỉnh/thành, đơn vị và 87 đại biểu chỉ định. Trong thành phần đại biểu, có 39 đại biểu khối lực lượng vũ trang nhân dân (3,37%), 35 đại biểu là doanh nhân (3,03%), 158 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương (13,67%), 177 đại biểu đại diện cho 53 dân tộc thiểu số (15,31%), 25 đại biểu các tôn giáo (2,16%). Độ tuổi trung bình của đại biểu là 48 tuổi. Trong đó, đại biểu cao tuổi nhất là GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, 79 tuổi, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam; đại biểu trẻ tuổi nhất là chị Nguyễn Thu Minh Châu, 18 tuổi, học sinh lớp 12 chuyên toán trường chuyên Thăng Long, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Trong nhiệm kỳ 2017- 2022, các cấp hội tiếp tục phát động phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và hai cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh. Đại hội xác định hai khâu đột phá là: Nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ; Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Hội cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ; phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ.
Với mục tiêu: Đoàn kết, phát huy truyền thống, tiềm năng, sức sáng tạo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và vị thế của phụ nữ; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, chuyên nghiệp; phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng giới, tiến bộ của phụ nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiệm kỳ tới, các cấp Hội sẽ tập trung triển khai 3 nhiệm vụ trọng tâm: Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình hạnh phúc; vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện giám sát, phản biện xã hội; đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân. Để triển khai 3 nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, các cấp Hội sẽ triển khai nhiều giải pháp theo 6 nhóm là: Cải tiến công tác chỉ đạo, điều hành; đổi mới công tác tuyên truyền, vận động; phát huy vai trò làm chủ của hội viên, phụ nữ; đầu tư nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội; mở rộng các hoạt động liên kết, phối hợp.
Bên lề Đại hội sẽ diễn ra các hoạt động: Chương trình “Tự hào Phụ nữ Việt Nam” và trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2016 vào tối ngày 07-3-2017; Chương trình biểu dương tôn vinh 100 phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực và giao lưu với Thủ tướng Chính phủ (Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV1); Triển lãm “Phụ nữ Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới” tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình; Chương trình Nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội vào tối 09-3-2017.
Đại hội sẽ khai mạc vào sáng ngày 07-3-2017 (truyền hình trực tiếp trên VTV1, Truyền hình Quốc hội, phát thanh trực tiếp trên VOV hệ thời sự và chính trị tổng hợp). Phiên bế mạc vào ngày 09-3-2017./.
Tính chất phi lý của luận điểm “Muốn thực sự có dân chủ cho người dân và xã hội phát triển phải thực hiện “đa nguyên, đa đảng”  (28/02/2017)
APEC 2017: Tăng cường phối hợp thúc đẩy hợp tác kinh tế kỹ thuật, và những việc làm cuối cùng của Hội nghị SOM 1  (28/02/2017)
Những hình ảnh rất dung dị của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu  (28/02/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ thượng cờ tàu ngầm KILO  (28/02/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ thượng cờ tàu ngầm KILO  (28/02/2017)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên