Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Slovenia và New Zealand
21:51, ngày 22-02-2017
Chiều 22-02, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Slovenia tại Việt Nam, ông Janez Premoze.
Chào mừng Đại sứ đến nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, Thủ tướng cho rằng quan hệ hai nước phát triển tích cực trong những năm qua, nhất là trong những lĩnh vực ngoại giao, chính trị, thương mại và hợp tác tại các diễn đàn quốc tế.
Slovenia đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Kinh tế -Xã hội của Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2016 -2018, Ủy ban Luật pháp quốc tế nhiệm kỳ 2017 - 2021.
Việt Nam đã ủng hộ Slovenia vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2016 - 2018, Ủy ban Luật pháp Quốc tế 2017 - 2021, Ủy ban xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với với phụ nữ nhiệm kỳ 2017 - 2020.
Hai bên đã có nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao. Hợp tác thương mại hai nước được thúc đẩy thời gian gần đây. Kim ngạch hai chiều năm 2016 tăng 30% so với năm trước.
Thủ tướng cho rằng, hai bên còn nhiều tiềm năng có thể khai thác, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Bày tỏ vui mừng khi hai nước đã thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, Thủ tướng mong muốn Ủy ban chỉ đạo các chương trình, hợp tác cụ thể để nâng cao hơn nữa quan hệ thương mại, đầu tư.
Thủ tướng tin tưởng trong nhiệm kỳ của mình, Đại sứ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần vào phát triển quan hệ hai nước, nhất là đưa kim ngạch thương mại song phương tăng lên 3-4 lần so với hiện nay.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho các nhà đầu tư, trong đó có Slovenia. “Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, làm cầu nối để Slovenia tăng cường hợp tác với ASEAN, một thị trường 600 triệu dân”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng mong Đại sứ thúc đẩy Chính phủ Slovenia cấp ODA cho các vùng khó khăn của Việt Nam, nhất là khi Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy EU sớm ký Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam. Đây là nền tảng quan trọng, góp phần tạo khuôn khổ hợp tác dài hạn, toàn diện và sâu sắc hơn cho quan hệ Việt Nam - EU cũng như quan hệ Việt Nam - Slovenia.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Đại sứ Janez Premoze đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam đối với Nam Tư trước đây và Slovenia hiện nay và cho biết luôn theo dõi sát sao, đánh giá cao tiến triển tích cực của kinh tế Việt Nam; khẳng định Slovenia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng. Slovenia sẽ thúc đẩy EU ký Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam, qua đó sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam với EU cũng như Việt Nam với Slovenia.
Đại sứ cho biết đang nỗ lực xem xét, thúc đẩy việc tổ chức cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế trong năm nay. Đại sứ cho rằng con số tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương mà Thủ tướng vừa nêu chỉ là “sự khởi đầu nhỏ so với tiềm năng hai nước” và hy vọng tốc độ tăng tưởng này sẽ cao hơn thời gian tới. Bên cạnh đó, hai bên có nhiều cơ hội để thúc đẩy giao lưu nhân dân, nhất là chia sẻ, giao lưu giữa các nhà khoa học.
Đại sứ cam kết sẽ quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến cộng đồng doanh nghiệp Slovenia và hy vọng các doanh nghiệp Slovenia có thể tận dụng được chính sách FDI thông thoáng của Việt Nam, đồng thời mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Thủ tướng trong lĩnh vực này.
Cho biết Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách khắp nơi trên thế giới trong đó có Slovenia, Đại sứ mong muốn được đón nhiều du khách Việt Nam sang thăm Slovenia.
Chiều cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Wendy Irene Matthews đến chào nhân dịp nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng bà Wendy Irene Matthews được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam; tin tưởng Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp vào mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong nhiệm kỳ của mình.
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với New Zealand và những kết quả hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp. Cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn lớn, Thủ tướng mong muốn hai bên thúc đẩy hợp tác hơn nữa để khai thác tiềm năng này, hướng tới nâng quan hệ hai nước thành Đối tác chiến lược.
Việt Nam là nước có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, có đa dạng các loại nông, thủy sản và mong muốn hợp tác với New Zealand trong lĩnh vực này, Thủ tướng đề nghị Đại sứ làm cầu nối để đoàn doanh nghiệp New Zealand sang Việt Nam trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư.
Hai bên cần đẩy mạnh trao đổi đoàn cấp cao thời gian tới và mong muốn đón Thủ tướng New Zealand tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017 tại Việt Nam.
Cho rằng kim ngạch thương mại hai nước hiện còn thấp, khoảng 700 triệu USD, Thủ tướng mong muốn trong nhiệm kỳ của Đại sứ, kim ngạch thương mại hai chiều tăng lên từ 3-5 tỷ USD, mở ra chương mới về hợp tác thương mại và đầu tư hai nước.
Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác với New Zealand trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp chế biến nông thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, ứng phó với biến đổi khí hậu; quốc phòng an ninh. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp New Zealand đầu tư vào Việt Nam.
Với tiềm năng hợp tác về du lịch giữa hai nước còn rất lớn, Thủ tướng mong muốn hai bên khai thác hiệu quả đường bay thẳng Auckland (New Zealand) đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Với một nền giáo dục tốt, nhiều học sinh Việt Nam muốn du học tại New Zealand, Thủ tướng vui mừng nhận thấy ngày càng nhiều học sinh Việt Nam du học tại New Zealand. Thủ tướng đề nghị New Zealand tạo điều kiện cho du học sinh Việt Nam, dạy tiếng Anh tại Việt Nam.
Về phần mình, Đại sứ Wendy Irene Matthews cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và cho biết, Chính phủ New Zealand rất coi trọng mối quan hệ hợp tác với Việt Nam; bày tỏ thống nhất với đánh giá của Thủ tướng về quan hệ tốt đẹp giữa hai nước thời gian qua.
Với cương vị Đại sứ, bà Wendy Irene Matthews cho biết sẽ nỗ lực đóng góp thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp hơn nữa trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao và giao lưu nhân dân; mong muốn thúc đẩy hợp tác hai nước lên một nấc thang mới là Đối tác chiến lược.
Bà Đại sứ cho rằng, Việt Nam và New Zealand có nhiều lựa chọn để đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước. Dự kiến cuối năm nay, New Zealand sẽ cử đoàn công tác về thương mại sang Việt Nam, tìm cơ hội hợp tác, thúc đẩy thương mại hai nước.
Bà Đại sứ cho rằng, giáo dục và nông nghiệp đang là hai trụ cột chính trong quan hệ hợp tác hai nước nói chung và phát triển thương mại nói riêng. New Zealand tiếp tục cấp học bổng cho học sinh Việt Nam, đào tạo tiếng Anh cho cán bộ công chức của Việt Nam.
New Zealand là nước có thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp và mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này, nhất là trong các dự án về rau sạch, thanh long./.
Slovenia đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Kinh tế -Xã hội của Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2016 -2018, Ủy ban Luật pháp quốc tế nhiệm kỳ 2017 - 2021.
Việt Nam đã ủng hộ Slovenia vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2016 - 2018, Ủy ban Luật pháp Quốc tế 2017 - 2021, Ủy ban xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với với phụ nữ nhiệm kỳ 2017 - 2020.
Hai bên đã có nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao. Hợp tác thương mại hai nước được thúc đẩy thời gian gần đây. Kim ngạch hai chiều năm 2016 tăng 30% so với năm trước.
Thủ tướng cho rằng, hai bên còn nhiều tiềm năng có thể khai thác, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Bày tỏ vui mừng khi hai nước đã thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, Thủ tướng mong muốn Ủy ban chỉ đạo các chương trình, hợp tác cụ thể để nâng cao hơn nữa quan hệ thương mại, đầu tư.
Thủ tướng tin tưởng trong nhiệm kỳ của mình, Đại sứ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần vào phát triển quan hệ hai nước, nhất là đưa kim ngạch thương mại song phương tăng lên 3-4 lần so với hiện nay.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho các nhà đầu tư, trong đó có Slovenia. “Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, làm cầu nối để Slovenia tăng cường hợp tác với ASEAN, một thị trường 600 triệu dân”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng mong Đại sứ thúc đẩy Chính phủ Slovenia cấp ODA cho các vùng khó khăn của Việt Nam, nhất là khi Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy EU sớm ký Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam. Đây là nền tảng quan trọng, góp phần tạo khuôn khổ hợp tác dài hạn, toàn diện và sâu sắc hơn cho quan hệ Việt Nam - EU cũng như quan hệ Việt Nam - Slovenia.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Đại sứ Janez Premoze đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam đối với Nam Tư trước đây và Slovenia hiện nay và cho biết luôn theo dõi sát sao, đánh giá cao tiến triển tích cực của kinh tế Việt Nam; khẳng định Slovenia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng. Slovenia sẽ thúc đẩy EU ký Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam, qua đó sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam với EU cũng như Việt Nam với Slovenia.
Đại sứ cho biết đang nỗ lực xem xét, thúc đẩy việc tổ chức cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế trong năm nay. Đại sứ cho rằng con số tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương mà Thủ tướng vừa nêu chỉ là “sự khởi đầu nhỏ so với tiềm năng hai nước” và hy vọng tốc độ tăng tưởng này sẽ cao hơn thời gian tới. Bên cạnh đó, hai bên có nhiều cơ hội để thúc đẩy giao lưu nhân dân, nhất là chia sẻ, giao lưu giữa các nhà khoa học.
Đại sứ cam kết sẽ quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến cộng đồng doanh nghiệp Slovenia và hy vọng các doanh nghiệp Slovenia có thể tận dụng được chính sách FDI thông thoáng của Việt Nam, đồng thời mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Thủ tướng trong lĩnh vực này.
Cho biết Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách khắp nơi trên thế giới trong đó có Slovenia, Đại sứ mong muốn được đón nhiều du khách Việt Nam sang thăm Slovenia.
Chiều cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Wendy Irene Matthews đến chào nhân dịp nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng bà Wendy Irene Matthews được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam; tin tưởng Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp vào mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong nhiệm kỳ của mình.
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với New Zealand và những kết quả hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp. Cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn lớn, Thủ tướng mong muốn hai bên thúc đẩy hợp tác hơn nữa để khai thác tiềm năng này, hướng tới nâng quan hệ hai nước thành Đối tác chiến lược.
Việt Nam là nước có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, có đa dạng các loại nông, thủy sản và mong muốn hợp tác với New Zealand trong lĩnh vực này, Thủ tướng đề nghị Đại sứ làm cầu nối để đoàn doanh nghiệp New Zealand sang Việt Nam trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư.
Hai bên cần đẩy mạnh trao đổi đoàn cấp cao thời gian tới và mong muốn đón Thủ tướng New Zealand tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017 tại Việt Nam.
Cho rằng kim ngạch thương mại hai nước hiện còn thấp, khoảng 700 triệu USD, Thủ tướng mong muốn trong nhiệm kỳ của Đại sứ, kim ngạch thương mại hai chiều tăng lên từ 3-5 tỷ USD, mở ra chương mới về hợp tác thương mại và đầu tư hai nước.
Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác với New Zealand trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp chế biến nông thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, ứng phó với biến đổi khí hậu; quốc phòng an ninh. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp New Zealand đầu tư vào Việt Nam.
Với tiềm năng hợp tác về du lịch giữa hai nước còn rất lớn, Thủ tướng mong muốn hai bên khai thác hiệu quả đường bay thẳng Auckland (New Zealand) đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Với một nền giáo dục tốt, nhiều học sinh Việt Nam muốn du học tại New Zealand, Thủ tướng vui mừng nhận thấy ngày càng nhiều học sinh Việt Nam du học tại New Zealand. Thủ tướng đề nghị New Zealand tạo điều kiện cho du học sinh Việt Nam, dạy tiếng Anh tại Việt Nam.
Về phần mình, Đại sứ Wendy Irene Matthews cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và cho biết, Chính phủ New Zealand rất coi trọng mối quan hệ hợp tác với Việt Nam; bày tỏ thống nhất với đánh giá của Thủ tướng về quan hệ tốt đẹp giữa hai nước thời gian qua.
Với cương vị Đại sứ, bà Wendy Irene Matthews cho biết sẽ nỗ lực đóng góp thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp hơn nữa trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao và giao lưu nhân dân; mong muốn thúc đẩy hợp tác hai nước lên một nấc thang mới là Đối tác chiến lược.
Bà Đại sứ cho rằng, Việt Nam và New Zealand có nhiều lựa chọn để đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước. Dự kiến cuối năm nay, New Zealand sẽ cử đoàn công tác về thương mại sang Việt Nam, tìm cơ hội hợp tác, thúc đẩy thương mại hai nước.
Bà Đại sứ cho rằng, giáo dục và nông nghiệp đang là hai trụ cột chính trong quan hệ hợp tác hai nước nói chung và phát triển thương mại nói riêng. New Zealand tiếp tục cấp học bổng cho học sinh Việt Nam, đào tạo tiếng Anh cho cán bộ công chức của Việt Nam.
New Zealand là nước có thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp và mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này, nhất là trong các dự án về rau sạch, thanh long./.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản thăm, làm việc tại Việt Nam  (22/02/2017)
Hoàn thiện phương án điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất  (22/02/2017)
Tăng cường quan hệ đối tác giữa các địa phương Việt Nam - Nga  (22/02/2017)
APEC 2017: Tiếp tục cuộc họp của các nhóm công tác và tiểu ban SOM1  (22/02/2017)
Xem xét kỷ luật các cá nhân sai phạm liên quan đến vụ Formosa Hà Tĩnh  (22/02/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên