Chính thức công bố Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2017
20:57, ngày 01-02-2017
TCCSĐT - Ngày 31-01, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy; Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Vẫn xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng
Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đại học để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Từ năm 2018 trở đi, khi các trường đã công khai đầy đủ và chuẩn xác các thông tin theo quy định của Quy chế này, mỗi trường tự xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào cho trường mình.
Các trường đại học đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi (tổng điểm 3 bài thi/môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển) thấp hơn ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào 1,0 điểm (theo thang điểm 10) và phải học bổ sung kiến thức một học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.
Không giới hạn số nguyện vọng đăng ký
Theo quy chế tuyển sinh mới ban hành, thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Trong đợt 1, đối với từng trường, ngành thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký. Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký vào nhiều trường/ngành, việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng.
Thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Thí sinh đăng ký xét tuyển các trường thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ngoài các quy định này còn phải thực hiện các quy định, hướng dẫn của Bộ liên quan.
Điểm xét tuyển là tổng điểm các môn thi/ bài thi theo thang điểm 10 đối với từng môn thi/ bài thi của từng tổ hợp xét tuyển và được làm tròn đến 0,25, cộng với điểm ưu tiên đối tuợng, khu vực. Nếu có các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách sẽ xét trúng tuyển đối với thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng ưu tiên cao hơn và theo các điều kiện phụ mỗi trường đã thông báo.
Bên cạnh đó, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Cụ thể, để xét tuyển đợt 1, thí sinh nộp phiếu đăng ký xét tuyển cùng với hồ sơ đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí theo quy định của trường. Sau khi có kết quả thi trung học phổ thông quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng trong thời hạn quy định, bằng phương thức trực tuyến (không phải gửi hồ sơ qua bưu điện hay phải đến nộp tại trường).
Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định bằng cách gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi đến trường bằng thư chuyển phát nhanh hay nộp bằng phương thức khác do trường quy định. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác bổ sung.
Việc xét tuyển bổ sung có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần. Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, trường công bố trên trang thông tin điện tử của trường và trên phương tiện thông tin đại chúng về điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt tuyển sinh trong năm.
Ít nhất 25% chỉ tiêu là các khối thi truyền thống
Theo quy định, những trường sử dụng tổ hợp các bài thi/môn thi mới ngoài các khối thi truyền thống (khối thi mà trường đã sử dụng từ năm 2014 trở về trước) để xét tuyển cho một ngành cần dành ít nhất 25% chỉ tiêu của ngành đó để xét tuyển theo các khối thi truyền thống. Quy định này chỉ thực hiện trong năm 2017.
Việc thêm các tổ hợp bài thi/môn thi mới để xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc: sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành.
Đối với các trường, ngành năng khiếu, sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó, có ít nhất một bài thi Toán hoặc Ngữ văn kết hợp với kết quả thi năng khiếu để xét tuyển. Tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể quy định bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển.
Theo quy chế mới được ban hành, các trường có thể không sử dụng kết quả thi trung học phổ thông để tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 mà có thể xét tuyển học bạ hoặc tổ chức thi riêng.
Đối với phương án xét tuyển bằng học bạ, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào là điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 đối với trình độ đại học (theo thang điểm 10).
Trường đại học đóng tại các tỉnh biên giới, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể xét tuyển các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh, địa phương này ở mức thấp hơn 0,5 điểm.
Các trường đại học phải công bố điều kiện bảo đảm chất lượng
Theo quy chế mới ban hành, các trường phải xây dựng đề án tuyển sinh báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo cùng một số thông tin quan trọng khác.
Từ năm 2018 trở đi, ngoài các thông tin nêu trên, các trường phải công bố thêm: tổng chi phí để đào tạo 1 sinh viên/năm, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 khóa gần nhất so với năm tuyển sinh (theo nhóm ngành). Những trường không công khai đầy đủ các thông tin theo quy định này không được thông báo tuyển sinh.
Bộ sẽ tổ chức thẩm định độc lập việc kê khai thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng của các trường. Nếu phát hiện kê thông tin không đúng sẽ quyết định dừng tuyển sinh đối với các ngành và nhóm ngành liên quan.
** Cùng ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông. Theo quy chế, năm 2017 sẽ tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục Trung học phổ thông; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông).
Để xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông, thí sinh học chương trình giáo dục Trung học phổ thông phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp; thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Để tăng cơ hội xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng thí sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường đại học, cao đẳng.
Năm 2017, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 12 Trung học phổ thông; năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 Trung học phổ thông; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình cấp Trung học phổ thông.
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tổ chức một cụm thi do sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Bộ Giáo dục và Đào tạo điều động cán bộ, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng đến các cụm thi để phối hợp tổ chức thi.
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thống nhất sử dụng phần mềm quản lý thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp; thiết lập hệ thống trao đổi thông tin về kỳ thi chính xác, cập nhật giữa trường phổ thông với sở giáo dục và đào tạo, giữa sở giáo dục và đào tạo với Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện đúng quy trình, cấu trúc, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thi Trung học phổ thông quốc gia hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bài thi tự luận được chấm theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm. Bài thi tự luận được tổ chức chấm thi theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại hai phòng chấm riêng biệt.
Chấm bài thi trắc nghiệm sẽ có 1 tổ xử lý bài thi tại khu vực chấm thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập và chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng Ban Chấm thi. Thành phần Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm: Tổ trưởng là lãnh đạo Ban Chấm thi; các thành viên là cán bộ và kỹ thuật viên; bộ phận giám sát gồm công an do Chủ tịch Hội đồng thi phân công và cán bộ thanh tra. Các Phiếu trả lời trắc nghiệm (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp.
Trong quá trình chấm thi, phải bố trí bộ phận giám sát trực tiếp và liên tục đến khi kết thúc chấm thi. Sau khi quét, phải tiến hành kiểm dò để đối chiếu và sửa hết các lỗi kỹ thuật (nếu có) ở quá trình quét./.
Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đại học để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Từ năm 2018 trở đi, khi các trường đã công khai đầy đủ và chuẩn xác các thông tin theo quy định của Quy chế này, mỗi trường tự xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào cho trường mình.
Các trường đại học đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi (tổng điểm 3 bài thi/môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển) thấp hơn ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào 1,0 điểm (theo thang điểm 10) và phải học bổ sung kiến thức một học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.
Không giới hạn số nguyện vọng đăng ký
Theo quy chế tuyển sinh mới ban hành, thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Trong đợt 1, đối với từng trường, ngành thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký. Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký vào nhiều trường/ngành, việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng.
Thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Thí sinh đăng ký xét tuyển các trường thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ngoài các quy định này còn phải thực hiện các quy định, hướng dẫn của Bộ liên quan.
Điểm xét tuyển là tổng điểm các môn thi/ bài thi theo thang điểm 10 đối với từng môn thi/ bài thi của từng tổ hợp xét tuyển và được làm tròn đến 0,25, cộng với điểm ưu tiên đối tuợng, khu vực. Nếu có các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách sẽ xét trúng tuyển đối với thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng ưu tiên cao hơn và theo các điều kiện phụ mỗi trường đã thông báo.
Bên cạnh đó, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Cụ thể, để xét tuyển đợt 1, thí sinh nộp phiếu đăng ký xét tuyển cùng với hồ sơ đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí theo quy định của trường. Sau khi có kết quả thi trung học phổ thông quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng trong thời hạn quy định, bằng phương thức trực tuyến (không phải gửi hồ sơ qua bưu điện hay phải đến nộp tại trường).
Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định bằng cách gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi đến trường bằng thư chuyển phát nhanh hay nộp bằng phương thức khác do trường quy định. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác bổ sung.
Việc xét tuyển bổ sung có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần. Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, trường công bố trên trang thông tin điện tử của trường và trên phương tiện thông tin đại chúng về điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt tuyển sinh trong năm.
Ít nhất 25% chỉ tiêu là các khối thi truyền thống
Theo quy định, những trường sử dụng tổ hợp các bài thi/môn thi mới ngoài các khối thi truyền thống (khối thi mà trường đã sử dụng từ năm 2014 trở về trước) để xét tuyển cho một ngành cần dành ít nhất 25% chỉ tiêu của ngành đó để xét tuyển theo các khối thi truyền thống. Quy định này chỉ thực hiện trong năm 2017.
Việc thêm các tổ hợp bài thi/môn thi mới để xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc: sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành.
Đối với các trường, ngành năng khiếu, sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó, có ít nhất một bài thi Toán hoặc Ngữ văn kết hợp với kết quả thi năng khiếu để xét tuyển. Tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể quy định bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển.
Theo quy chế mới được ban hành, các trường có thể không sử dụng kết quả thi trung học phổ thông để tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 mà có thể xét tuyển học bạ hoặc tổ chức thi riêng.
Đối với phương án xét tuyển bằng học bạ, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào là điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 đối với trình độ đại học (theo thang điểm 10).
Trường đại học đóng tại các tỉnh biên giới, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể xét tuyển các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh, địa phương này ở mức thấp hơn 0,5 điểm.
Các trường đại học phải công bố điều kiện bảo đảm chất lượng
Theo quy chế mới ban hành, các trường phải xây dựng đề án tuyển sinh báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo cùng một số thông tin quan trọng khác.
Từ năm 2018 trở đi, ngoài các thông tin nêu trên, các trường phải công bố thêm: tổng chi phí để đào tạo 1 sinh viên/năm, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 khóa gần nhất so với năm tuyển sinh (theo nhóm ngành). Những trường không công khai đầy đủ các thông tin theo quy định này không được thông báo tuyển sinh.
Bộ sẽ tổ chức thẩm định độc lập việc kê khai thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng của các trường. Nếu phát hiện kê thông tin không đúng sẽ quyết định dừng tuyển sinh đối với các ngành và nhóm ngành liên quan.
** Cùng ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông. Theo quy chế, năm 2017 sẽ tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục Trung học phổ thông; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông).
Để xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông, thí sinh học chương trình giáo dục Trung học phổ thông phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp; thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Để tăng cơ hội xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng thí sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường đại học, cao đẳng.
Năm 2017, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 12 Trung học phổ thông; năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 Trung học phổ thông; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình cấp Trung học phổ thông.
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tổ chức một cụm thi do sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Bộ Giáo dục và Đào tạo điều động cán bộ, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng đến các cụm thi để phối hợp tổ chức thi.
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thống nhất sử dụng phần mềm quản lý thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp; thiết lập hệ thống trao đổi thông tin về kỳ thi chính xác, cập nhật giữa trường phổ thông với sở giáo dục và đào tạo, giữa sở giáo dục và đào tạo với Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện đúng quy trình, cấu trúc, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thi Trung học phổ thông quốc gia hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bài thi tự luận được chấm theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm. Bài thi tự luận được tổ chức chấm thi theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại hai phòng chấm riêng biệt.
Chấm bài thi trắc nghiệm sẽ có 1 tổ xử lý bài thi tại khu vực chấm thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập và chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng Ban Chấm thi. Thành phần Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm: Tổ trưởng là lãnh đạo Ban Chấm thi; các thành viên là cán bộ và kỹ thuật viên; bộ phận giám sát gồm công an do Chủ tịch Hội đồng thi phân công và cán bộ thanh tra. Các Phiếu trả lời trắc nghiệm (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp.
Trong quá trình chấm thi, phải bố trí bộ phận giám sát trực tiếp và liên tục đến khi kết thúc chấm thi. Sau khi quét, phải tiến hành kiểm dò để đối chiếu và sửa hết các lỗi kỹ thuật (nếu có) ở quá trình quét./.
Chủ tịch nước chúc thọ nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười tròn 100 tuổi  (01/02/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 23 đến ngày 29-01-2017)  (01/02/2017)
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: "Việt Nam cần xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam"  (31/01/2017)
EVN: Không xảy ra sự cố lưới điện trong dịp Tết Nguyên đán  (31/01/2017)
Những hình ảnh đẹp của người bác sỹ trong năm 2016  (31/01/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển