Phó Thủ tướng: Bỏ một quyết định hành chính, tiết kiệm hàng tỷ đồng
20:31, ngày 28-12-2016
Thông tin tại cuộc họp Chính phủ với các địa phương ngày 28-12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, chỉ cần bãi bỏ, sửa đổi một quyết định hành chính đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng tỷ đồng.
Món quà lớn nhất của Chính phủ
Dẫn chứng cụ thể việc cải cách hành chính ở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng cho biết, việc Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký bãi bỏ được quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được hàng tỷ đồng.
"Với quyết định này, doanh nghiệp nói với tôi rằng đây là món quà lớn nhất của Chính phủ và Bộ trưởng Công Thương dành cho giới doanh nghiệp nhân ngày doanh nghiệp 13-10", Phó Thủ tướng nói.
Cũng liên quan đến việc cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương mới đây tiếp tục bãi bỏ việc xác định liên quan đến khai báo hóa chất, Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc làm này đã có những tác động rất lớn, giúp loại bỏ khoảng 55.000 tờ khai mỗi năm, qua đó tiết kiệm chi phí hàng trăm tỷ đồng chính thức và phi chính thức cho doanh nghiệp.
Một việc tiếp theo được Phó Thủ tướng đưa ra liên quan đến quyết định sửa đổi quy định về dán nhãn năng lượng. Theo đó, quy định này khiến phát sinh chi phí rất lớn, thời gian dài cho doanh nghiệp vì tất cả các thiết bị mà có sử dụng năng lượng đều phải dán nhãn năng lượng, trong khi nguồn lực có hạn, thậm chí nước ngoài đã dán nhãn rồi về nước tiếp tục phải dán nhãn lại.
"Doanh nghiệp cho rằng, nếu việc này được giải quyết thì đây còn là món quà lớn hơn rất nhiều so với món quà liên quan đến hàm lượng formaldehyt và Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã xem xét sửa đổi quyết định trên, đây là tín hiệu rất mừng cho doanh nghiệp", Phó Thủ tướng nói.
Chống "sân trước", "sân sau"
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, có tới 80% nhiệm vụ trong Nghị quyết 19/CP cần sự phối hợp liên ngành vì vậy rất cần làm rõ phần việc, trách nhiệm của từng bộ, ngành trong từng chỉ tiêu, chỉ số về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nói lên thực tế này theo Phó Thủ tướng, hầu hết các chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện nhiều nhưng để đuổi kịp các nước thì Việt Nam cần phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa đặc biệt ở khâu thực hiện ở địa phương.
“Thuế chúng ta cải cách cơ bản trên văn bản nhưng thực thi bên dưới còn khoảng cách, để văn bản xuống đến thực tế, cần các sở, ngành, địa phương vào cuộc cùng Trung ương. Hay trong khởi sự kinh doanh thì đăng ký doanh nghiệp theo văn bản quy định 3 ngày nhưng khảo sát thực tế ở địa phương lại lên đến 5 ngày. Mức độ vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương còn khác nhau”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Chỉ đạo thêm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cả bộ máy hành chính Nhà nước cần phải quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt.
Ngoài việc đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý cán bộ, công chức, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở mức cao nhất.
"Không được vô cảm với dân, quyền lực phải được giám sát, đặc biệt phải chống "sân trước" và "sân sau" và cán bộ phải tiên phong, gương mẫu", Thủ tướng lưu ý thêm./.
Dẫn chứng cụ thể việc cải cách hành chính ở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng cho biết, việc Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký bãi bỏ được quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được hàng tỷ đồng.
"Với quyết định này, doanh nghiệp nói với tôi rằng đây là món quà lớn nhất của Chính phủ và Bộ trưởng Công Thương dành cho giới doanh nghiệp nhân ngày doanh nghiệp 13-10", Phó Thủ tướng nói.
Cũng liên quan đến việc cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương mới đây tiếp tục bãi bỏ việc xác định liên quan đến khai báo hóa chất, Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc làm này đã có những tác động rất lớn, giúp loại bỏ khoảng 55.000 tờ khai mỗi năm, qua đó tiết kiệm chi phí hàng trăm tỷ đồng chính thức và phi chính thức cho doanh nghiệp.
Một việc tiếp theo được Phó Thủ tướng đưa ra liên quan đến quyết định sửa đổi quy định về dán nhãn năng lượng. Theo đó, quy định này khiến phát sinh chi phí rất lớn, thời gian dài cho doanh nghiệp vì tất cả các thiết bị mà có sử dụng năng lượng đều phải dán nhãn năng lượng, trong khi nguồn lực có hạn, thậm chí nước ngoài đã dán nhãn rồi về nước tiếp tục phải dán nhãn lại.
"Doanh nghiệp cho rằng, nếu việc này được giải quyết thì đây còn là món quà lớn hơn rất nhiều so với món quà liên quan đến hàm lượng formaldehyt và Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã xem xét sửa đổi quyết định trên, đây là tín hiệu rất mừng cho doanh nghiệp", Phó Thủ tướng nói.
Chống "sân trước", "sân sau"
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, có tới 80% nhiệm vụ trong Nghị quyết 19/CP cần sự phối hợp liên ngành vì vậy rất cần làm rõ phần việc, trách nhiệm của từng bộ, ngành trong từng chỉ tiêu, chỉ số về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nói lên thực tế này theo Phó Thủ tướng, hầu hết các chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện nhiều nhưng để đuổi kịp các nước thì Việt Nam cần phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa đặc biệt ở khâu thực hiện ở địa phương.
“Thuế chúng ta cải cách cơ bản trên văn bản nhưng thực thi bên dưới còn khoảng cách, để văn bản xuống đến thực tế, cần các sở, ngành, địa phương vào cuộc cùng Trung ương. Hay trong khởi sự kinh doanh thì đăng ký doanh nghiệp theo văn bản quy định 3 ngày nhưng khảo sát thực tế ở địa phương lại lên đến 5 ngày. Mức độ vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương còn khác nhau”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Chỉ đạo thêm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cả bộ máy hành chính Nhà nước cần phải quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt.
Ngoài việc đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý cán bộ, công chức, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở mức cao nhất.
"Không được vô cảm với dân, quyền lực phải được giám sát, đặc biệt phải chống "sân trước" và "sân sau" và cán bộ phải tiên phong, gương mẫu", Thủ tướng lưu ý thêm./.
Đại sứ Nguyễn Bá Hùng trình Quốc thư lên Chủ tịch nước Lào  (28/12/2016)
Thủ tướng: Hà Nội xây quá nhiều chung cư cao tầng nội đô  (28/12/2016)
Tổng Bí thư: Chống tham nhũng phải hành động quyết liệt hơn nữa  (28/12/2016)
Đoàn kiểm tra Bộ Chính trị làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  (28/12/2016)
Bộ Y tế: Tích cực chuẩn bị các phương án cho Tết Nguyên đán  (28/12/2016)
Hệ thống chính trị hai đảng ở Mỹ và những hệ lụy  (28/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên