Xóa bỏ tình trạng chạy chọt, tuyển dụng và bổ nhiệm người nhà
Chiều 26-12, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 ngành Nội vụ. Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự và chỉ đạo.
* Tinh giản 21.247 biên chế
Báo cáo công tác ngành Nội vụ do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn trình bày cho thấy, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, bộ và ngành Nội vụ đã tiếp tục thực hiện việc quản lý và kiểm soát biên chế chặt chẽ, tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị, đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức năm 2017 giảm 1,5% so với năm 2016. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã giao biên chế năm 2017 cho các bộ, ngành và địa phương để chủ động phân bổ và thực hiện.
Tính đến ngày 15-12, có 49 lượt bộ, ngành và 149 lượt địa phương đề nghị thẩm tra các phương án tinh giản biên chế năm 2015, 2016 và 2017, với tổng số tinh giản biên chế là 21.247 người. Trong đó, các cơ quan của Đảng, đoàn thể là: 880 người; các cơ quan hành chính là: 2.643 người; các đơn vị sự nghiệp công lập là: 13.694 người; cán bộ, công chức cấp xã là: 3.913 người; doanh nghiệp nhà nước: 117 người.
Năm 2016, có 19 lượt bộ, ngành và 62 lượt địa phương đề nghị thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế, với số đối tượng được giải quyết tinh giản biên chế là 11.915 người (10.384 người hưởng chính sách về hưu trước tuổi, 1.501 người hưởng chính sách thôi việc ngay). Năm 2017, có 12 lượt bộ, ngành và 43 lượt địa phương đề nghị thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế, với số đối tượng được giải quyết tinh giản biên chế là 3.557 người (3.126 người hưởng chính sách về hưu trước tuổi, 423 người hưởng chính sách thôi việc ngay). Một số bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tốt việc tinh giản biên chế, như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tỉnh Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Nghệ An, Cà Mau, Hà Giang, Hải Phòng...
Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, toàn ngành đã hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của cải cách chế độ công vụ, công chức. Vị trí việc làm và hệ thống tiêu chuẩn chức danh cơ bản đã hoàn thành. Chế độ đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm tiếp tục hoàn thiện cùng với đổi mới phương thức tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức… Việc phân cấp trung ương - địa phương tiếp tục được đẩy mạnh, kết hợp với ủy quyền và phân công. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tiếp tục được đẩy mạnh trong các đơn vị sự nghiệp. Công tác cải cách hành chính được tiến hành đồng bộ và có những chuyển biến tích cực. Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được quan tâm. Công tác thi đua khen thưởng có nhiều chuyển biến tích cực. Lĩnh vực văn thư, lưu trữ cơ bản đạt được kết quả tốt.
Bộ và ngành Nội vụ đã tham gia giúp Chính phủ và cùng chính quyền địa phương các cấp tổ chức tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
* Không bổ nhiệm đúng quy trình những không xứng đáng
Ghi nhận những kết quả đạt được của ngành Nội vụ năm 2016, song, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng chỉ rõ những mặt hạn chế của toàn ngành thời gian qua, đó là công tác cải cách hành chính còn chậm, tổ chức bộ máy hành chính vẫn có chỗ còn cồng kềnh, kết quả tinh giản biên chế chưa đạt yêu cầu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa được đánh giá chính xác và chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, việc xây dựng, ban hành một số văn bản, đề án còn chậm; chưa kịp thời đánh giá kết quả cải cách chế độ công vụ, công chức. Tình trạng quan liêu, hách dịch, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức chưa được khắc phục. Đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp và văn hóa công vụ còn có những biểu hiện vi phạm, chưa được chấn chỉnh kịp thời. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo, văn thư lưu trữ, thi đua khen thưởng còn hạn chế.
Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức, bảo đảm đồng bộ giữa quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước, nhất là công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá, kỷ luật; rà soát những vướng mắc trong công tác tuyển dụng, sử dụng thi nâng ngạch, quản lý công chức, viên chức để có giải pháp khắc phục. Trong lĩnh vực tuyển chọn công chức, viên chức, cần công khai tiêu chí, tiêu chuẩn minh bạch, để ứng viên cạnh tranh với khả năng thực sự, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng; rà soát, sửa đổi ngay các quy trình thủ tục bất hợp lý.
“Sớm xóa bỏ tình trạng chạy chọt, tuyển dụng và bổ nhiệm người nhà. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, giải quyết dứt điểm các vụ việc nổi cộm được dư luận xã hội quan tâm. Không để xảy ra tình trạng bổ nhiệm đúng quy trình nhưng thực chất con người được bổ nhiệm không xứng đáng với các tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm vào các vị trí ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Phó Thủ tướng, ngành Nội vụ cần đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý biên chế, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện tinh giản biên chế đồng bộ với các giải pháp khác. Cần chấn chỉnh ngay từ khâu tuyển dụng đến đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ. Nghiên cứu, kịp thời tham mưu các giải pháp để khắc phục hạn chế, bất cập trong việc thực hiện cơ chế tiền lương, phụ cấp; xây dựng và hoàn thiện Đề án tiền lương phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của nhà nước.
Phó Thủ tướng lưu ý Bộ và ngành Nội vụ cần tập trung xây dựng thể chế, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên các lĩnh vực mà Bộ, ngành Nội vụ được phân công, phấn đấu xây dựng thể chế đồng bộ, thống nhất. Đặc biệt chú ý đến Đề án tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; khẩn trương hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương và cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND, phù hợp với chủ trương tinh giản biên chế, bộ máy. Bộ cần gương mẫu rà soát chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc bộ để sắp xếp phù hợp với yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, xem xét kỹ chức năng nhiệm vụ của từng cơ sở đào tạo để sắp xếp lại, tránh chồng chéo. Phó Thủ tướng cũng lưu ý ngành Nội vụ khắc phục tình trạng nặng trên nhẹ dưới trong công tác khen thưởng./.
Đồng chí Đinh Thế Huynh tiếp Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Campuchia  (26/12/2016)
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai quy hoạch cán bộ nguồn cho các quận huyện, sở ngành đến năm 2025  (26/12/2016)
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai quy hoạch cán bộ nguồn cho các quận huyện, sở ngành đến năm 2025  (26/12/2016)
Kỳ họp thứ 9 Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (26/12/2016)
Kỳ họp thứ 9 Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (26/12/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên