20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc: Bứt phá trên quê hương "khoán hộ"
Tại đây, mọi cảnh vật như mới được tô điểm cho tươi đẹp, được khoác lên mình những bộ áo mới. Nhiều con đường nhựa, nhất là ở trung tâm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên mới được vệ sinh, nâng cấp láng bóng nằm dưới các hàng cây đô thị mướt dọc hai bên đường xanh mướt và điểm cờ hoa, băngrôn đủ sắc màu...
Vượt ra trung tâm, những nhà máy trong khu công nghiệp cũng đang tất bật công việc để kịp hoàn thành khối lượng sản phẩm theo đơn đặt hàng. Từng đoàn xe tải nối đuôi nhau về Vĩnh Phúc, chở những sản phẩm công nghiệp như ôtô, xe máy, các loại sản phẩm cơ khí, gạch đá ốp lát... có giá trị lớn về tiêu thụ tại ở các tỉnh, thành phố khác.
Những cảnh tượng ấy, bức tranh ấy khác rất xa so với một quê hương "khoán hộ" trước đây, từng được cả nước biết đến.
Từ một tỉnh nghèo khó
Ông Bùi Huy Vĩnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhớ lại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26-11-1996) về việc Vĩnh Phú đổi lại tên tỉnh cũ là tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Vĩnh Phúc có diện tích 1.238,6km2, bao gồm chín đơn vị hành chính với 137 xã, phường và thị trấn. Tỉnh nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có các vùng sinh thái khác nhau.
Cách đây 20 năm khi mới tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc còn là một miền quê nghèo cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh tế nông nghiệp bắt đầu có những chuyển biến tích cực nhưng đất canh tác ở Vĩnh Phúc khá nhỏ hẹp, kinh tế giai đoạn đó vẫn rất nghèo nàn, đời sống người dân gặp không ít khó khăn.
Năm 1997 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng và cùng thời điểm tỉnh cần nhiều sự cấp giúp của Trung ương do vừa tái lập nhưng bắt tay vào xây dựng đơn vị hành chính mới với nhiều khó khăn, thách thức.
Ông Nguyễn Quang Đắn, người dân thôn Thanh Giã, Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tâm sự trước đây thành phố Vĩnh Yên ở ngoài khu vực ngoài khu dân cư rất nhiều nơi là gò đồi, ao, hồ, kênh... Người dân những nơi này rất khổ sở do canh tác khó khăn, đất đai khô cằn, vùng trũng mưa nhỏ đã ngập.
Nhiều thanh niên trẻ dù ở đô thị những cũng phải phiêu bạt khắp các tỉnh, thành để tìm kiếm việc làm mưu sinh, nhưng công việc xa quê cũng bấp bênh. Lúc tái lập tỉnh, cái đói cơ bản không còn nữa, nhưng dân Vĩnh Yên cũng như bà con các huyện trong tỉnh vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu.
Tuy vậy, với sự năng động, sáng tạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành và sự đoàn kết, đồng lòng vượt khó của nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã dần phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả các tiềm năng, tranh thủ các nguồn lực để xây dựng và phát triển.
Đột phá nhờ công nghiệp
Trong nhiều Hội nghị lớn, tỉnh đã xác định phải đa dạng hóa sản xuất, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước xây dựng Vĩnh Phúc trở thành tỉnh phát triển giàu mạnh. Từ chỗ chỉ có một khu công nghiệp với quy mô 50ha, đến nay tỉnh có 19 danh mục khu công nghiệp được Thủ tướng phê duyệt với diện tích 5.500ha, trong đó có 11 khu đã được thành lập với diện tích 2.300ha.
Đến nay, Vĩnh Phúc đã có mặt hàng loạt doanh nghiệp lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định với nhiều sản phẩm chủ lực và có giá trị, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đóng góp chủ yếu cho ngân sách và gia tăng xuất khẩu cho tinh như Toyota, Honda, Piagio, Deawoo Bus, tập đoàn Prime, thép Việt Đức...
Ông Đỗ Đình Việt, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, cho biết sau 20 năm tái lập, tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, khẳng định và nâng cao vị thế so với các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước. Đến nay, Vĩnh Phúc đã thu hút được 856 dự án, gồm 227 dự án vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) với số vốn đăng ký đạt 3,4 tỷ USD và 629 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI) với số vốn đăng ký 49.200 tỷ đồng, trong đó phần lớn các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tốc độ tăng trưởng của Vĩnh Phúc nhiều năm đạt ở mức cao, đặc biệt có những năm đạt trên 20%, bình quân giai đoạn 1997-2016 ước đạt 15,37%. Ước đến năm 2016, quy mô nền kin tế tăng trưởng gấp 39,5 lần so với năm 1997 và đạt 77.200 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng 33,2 lần từ 2,18 triệu đồng lên 72,3 triệu đồng/người/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm xấp xỉ 70%...
Sản xuất công nghiệp khẳng định là nền tảng của nền kinh tế. Với phương châm “Tất cả các nhà đầu tư đến Vĩnh Phúc đều là công dân của Vĩnh Phúc,” tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư; chủ động cải cách các thủ tục hành chính nhất là cải cách thủ tục hành chính; tưng bước hoàn thiện hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp.
Môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện và được các nhà đầu tư đánh giá cao, nhiều năm liền Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) luôn nằm trong tốp đầu của cả nước.
Từ một tỉnh phụ thuộc vào ngân sách Trung ương, đến năm 2004, Vĩnh Phúc đã tự cân đối được và có điều tiết cho ngân sách Trung ương; năm 2009 thu ngân sách vượt mốc 10.000 tỷ đồng; đến năm 2014 đạt “mốc son” mới vượt 20.000 tỷ đồng và ước thực hiện năm 2016 đạt 28.500 tỷ đồng (tăng gần 251 lần so với năm 1997). Chi ngân sách được tăng cường, kiểm soát chặt chẽ theo dự toán, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đảm bảo phục vụ kịp thời nhiệm vụ của tỉnh.
Có nguồn thu ngân sách lớn, tỉnh Vĩnh Phúc đã có chủ trương đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn. Tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới hỗ trợ nông dân, huy động các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đến nay đạt được nhiều kết quả khả quan.
Vĩnh Phúc đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng xây dựng hệ thống giao thông nông nông, tu bổ và nâng cấp các công trình hồ chứa nước, kiên cố hóa hệ thống kênh mương, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao cho nông dân, miễn và giảm thuỷ lợi phí cho nông dân ở tất cả các địa phương trong tỉnh...
Các tuyến xe buýt được mở đến tất cả các huyện, thành, thị... Tính đến hết năm 2015 toàn tỉnh có 68/112 xã và hai huyện Yên Lạc, Bình Xuyên đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến hết năm 2016 có thêm 24-28 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Hướng đến phát triển bền vững
Một trong những vấn đề mà gần đây được Vĩnh Phúc quan tâm là tiếp tục khai thác những tiềm năng, lợi thế để phát triển. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững.
Ngoài các sản phẩm công nghiệp đã có, tỉnh đang thu hút một số ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ phụ trợ, sản phẩm công nghệ cao... Tiếp tục đầu tư xây dựng và khai thác hiệu quả ngành "công nghiệp không khói" trước mắt tập trung vào khu nghỉ mát thị trấn Tam Đảo, Khu danh thắng Tây Thiên, Đầm Vạc, Hồ Đại Lải, hệ thống di tích, các công trình văn hóa tín ngưỡng nói chung.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Vĩnh Phúc, đặc biệt là thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020, tầm nhìn 2030 thì Vĩnh Yên đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều dự án liên quan đến hạ tầng đô thị, tạo điểm nhấn cho đô thị xanh như hoàn thiện công viên cây xanh, hệ thống cây xanh đô thị được quy hoạch theo tuyến đường. Hệ thống cây xanh trên các tuyến phố hiện có và tuyến mới đã và đang được triển khai. Các vườn hoa, vườn dạo quanh các khu dân cư được quy hoạch hợp lý.
Cùng với đảm bảo không gian xanh với hệ thống vườn hoa công viên, công trình văn hóa công cộng, các vành đai xanh và hồ nước đẹp cũng được phân bố hợp lý trên từng địa bàn.
Vĩnh Phúc đang chủ động mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực, có uy tín và làm ra các sản phẩm giá trị có sức cạnh tranh về Vĩnh Phúc để đầu tư. Tỉnh không chấp nhập các doanh nghiệp làm ăn "chộp giật," coi nhẹ vấn đề môi trượng gây ảnh hưởng đến người dân. Tỉnh luôn "trải thảm đỏ" nhưng chỉ chấp nhận những "đôi giầy sạch"./.
10 sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2016  (25/12/2016)
10 sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2016  (25/12/2016)
Thủ tướng Anh kêu gọi người dân đoàn kết trong thông điệp Giáng sinh  (24/12/2016)
Cẩm Giàng tiếp tục xây dựng vùng nông nghiệp chất lượng cao  (24/12/2016)
20 năm tái lập tỉnh, Hải Dương nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất  (24/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên