Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc tại Phú Thọ về y tế cơ sở
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc tại Phú Thọ về y tế cơ sở.
Làm việc tại Phú Thọ về công tác y tế cơ sở, dự phòng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tỉnh cần quyết tâm, phát huy sáng tạo, xây dựng, triển khai cơ chế chăm sóc sức khoẻ để mỗi người dân như có bác sĩ riêng.
Trước khi làm việc với lãnh đạo tỉnh, ngành y tế Phú Thọ, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Phó Thủ tướng đã đến thăm, khảo sát trạm y tế xã Yên Tập (huyện Cẩm Khê), Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Khê.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng cho rằng những năm qua Phú Thọ rất mạnh dạn, sáng tạo tìm mọi phương thức đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, thu hút nhân lực y tế chất lượng cao cho các cơ sở khám chữa bệnh, đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để có một mô hình hệ thống y tế hoàn chỉnh, Phú Thọ cần dành nguồn lực, đầu tư mạnh mẽ cho y tế cơ sở, dự phòng.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh, y tế sơ sở là rễ, là gốc nhưng vì những điều kiện khác nhau, vì nhiều sức ép trước mắt về điều trị nên những năm qua y tế cơ sở, dự phòng chưa được quan tâm, đánh giá đúng vai trò. Vì vậy, dù sức khỏe của người dân Việt Nam được cải thiện nhiều nhưng tỷ lệ thấp còi, suy dinh dưỡng còn rất cao; gánh nặng điều trị bệnh mãn tính, bệnh không lây nhiễm rất lớn”, Phó Thủ tướng phân tích.
“Bài toán đặt ra là làm sao để 100% người dân Phú Thọ có thẻ bảo hiểm y tế (hiện là trên 85%); tỷ lệ chi từ quỹ bảo hiểm y tế cho y tế cơ sở phải tăng lên (hiện mới đạt khoảng 30%) và nhất là để mỗi người dân đều được chăm sóc sức khỏe như có bác sĩ riêng”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề.
Qua những ý kiến trong cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trạm y tế xã/phường đã được quy định chức năng, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý sức khỏe, lập hồ sơ cho từng người dân trên địa bàn. Tuy nhiên đây là nhiệm vụ chúng ta chưa hoàn thành và phải làm.
Để thực hiện được, Phó Thủ tướng cho rằng những năm qua đã ngành y tế, bảo hiểm xã hội đã có những bước chuẩn bị. Về tổ chức, việc chuyển trạm y tế xã/phường về trực thuộc trung tâm y tế huyện cho phép điều động, luân chuyển bác sĩ có đủ trình độ để chăm sóc, theo dõi sức khỏe ban đầu cho từng người dân.
Cùng với đó, để mở rộng bảo hiểm y tế cần phải làm cho người dân thấy được ích lợi của thẻ bảo hiểm y tế ngay từ việc được khám sức khỏe định kỳ, tư vấn, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, được giới thiệu đến đi chuyên khoa nào, lên bệnh viện nào, thậm chí bác sĩ nào để chữa bệnh.
Vấn đề cuối cùng là cần có cơ chế để sử dụng nguồn kinh phí từ quỹ bảo hiểm y tế dành cho các hoạt động chăm sóc ban đầu, tư vấn, lập hồ sơ sức khỏe cho người dân để không chỉ người dân được hưởng thụ lợi ích mà cán bộ y tế cơ sở cũng tăng thêm thu nhập, nâng cao trình độ chuyên môn, gắn bó hơn với công việc.
Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết dự thảo nghị định mới về phân bổ quỹ bảo hiểm y tế sẽ hướng nhiều hơn về y tế cơ sở. Theo đó, kinh phí bảo hiểm y tế sẽ được sử dụng để trạm y tế xã/phường khám định kỳ, lập hồ sơ sức khỏe điện tử và tích hợp vào thẻ an sinh xã hội.
Phó Thủ tướng cho rằng Phú Thọ nên là tỉnh đi đầu trong thực hiện cơ chế dành cho y tế cơ sở để người dân được theo dõi, chăm sóc sức khỏe ban đầu toàn diện như có bác sĩ riêng.
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Minh Châu cam kết sẽ triển khai trong thời gian sớm nhất, tiến tới mở rộng đến tất cả các xã/phường trên địa bàn để hơn 1,3 triệu người dân đều được thụ hưởng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự Đại hội Hội Hữu nghị Việt-Nga
Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga được thành lập trên cơ sở kế thừa tổ chức và kinh nghiệm hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Xô - một tổ chức đoàn kết của Việt Nam với nhân dân Liên Xô anh em, do Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập từ những năm 50 của thế kỷ trước. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Đại hội.
Hoạt động của các cấp Hội đã góp phần quan trọng để tiếp tục phát triển và làm sâu sắc tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.
Bên cạnh những đóng góp nổi bật để phát triển quan hệ giữa hai nước, hoạt động của Hội Hữu nghị Việt - Nga vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Ở một số lĩnh vực, phạm vi quan hệ, mạng lưới đối tác còn hạn chế, mối liên hệ chưa thường xuyên. Khả năng triển khai công tác đối ngoại chưa đồng đều, phương pháp tiếp cận một số vấn đề mới còn chưa phù hợp. Hội chưa phát huy tối đa kinh nghiệm, kiến thức của các hội viên là chuyên gia, các nhà khoa học lớn, những hạt nhân của công tác đối ngoại nhân dân Việt- Nga.
Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, khẳng định quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga luôn giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Dẫn câu nói của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tháng 11-2013, “quan hệ giữa Nga và Việt Nam có tính chất đặc biệt, thậm chí còn hơn cả chiến lược”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, việc tiếp tục củng cố và không ngừng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga, phát huy truyền thống tương trợ và luôn ủng hộ lẫn nhau trong bất cứ hoàn cảnh nào là nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân hai nước.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị các hoạt động của Hội Hữu nghị Việt-Nga cần đặc biệt chú trọng đến tính hiệu quả, đa dạng hóa hình thức hoạt động, góp phần làm cho bạn bè và các đối tác Nga hiểu đúng về tình hình Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức và cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam.
Hội cũng cần chủ động tìm kiếm, mở rộng bạn bè và đối tác; tập trung đẩy mạnh, phát huy các loại hình và lĩnh vực hoạt động Hội, gắn hoạt động Hội với việc cụ thể hóa quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại, giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - nghệ thuật, du lịch và giao lưu nhân dân.
Phó Thủ tướng đề nghị Hội cần chú trọng công tác phát triển hội viên, quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho việc thu hút giới trẻ của hai nước Việt-Nga đến với Hội.
Một yêu cầu đặc biệt mà Phó Thủ tướng nêu ra với các cấp Hội là từ thực tiễn hoạt động phải có những đóng góp thiết thực vào việc phân tích, nghiên cứu, dự báo, xây dựng chiến lược, chính sách về hoạt động đối ngoại, trong đó có việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước./.
Các nước ASEAN tăng cường quảng bá văn hóa tại Mexico  (11/12/2016)
Đặc khu phát triển Mariel của Cuba cải cách chính sách nhân công  (11/12/2016)
Hàn Quốc chính thức luận tội Tổng thống  (11/12/2016)
Hàn Quốc chính thức luận tội Tổng thống  (11/12/2016)
Sự cần thiết xây dựng một cơ chế hài hòa hóa pháp luật để Cộng đồng kinh tế ASEAN hợp tác bền vững  (10/12/2016)
Chủ tịch Quốc hội tiếp Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam  (10/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay