Khai mạc Hội thảo về các chủ đề ưu tiên của Năm APEC 2017
Phó Thủ tướng chính phủ Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 nhấn mạnh Hội thảo là cơ hội để các đại biểu thảo luận về các hướng ưu tiên của APEC 2017; bàn thảo các giải pháp, đề xuất góp phần duy trì vai trò của APEC như là một diễn đàn có đủ khả năng ứng phó với các vấn đề toàn cầu mang tính cấp bách.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Peru Luis Quesada, Chủ tịch SOM APEC Peru cho biết, ông đã chứng kiến thành công của Việt Nam trong việc tổ chức APEC 2006 và bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức thành vai trò chủ nhà APEC 2017.
Ông Luis Quesada nhấn mạnh Peru cam kết ủng hộ mạnh mẽ vai trò chủ nhà Việt Nam và Chương trình nghị sự APEC lần này.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 cho biết sau 30 năm đổi mới, Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp có ý nghĩa vào Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực. Quan hệ hợp tác kinh tế được tăng cường cùng với mạng lưới hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế thành viên là minh chứng sinh động cho cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với APEC nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
Chia sẻ một số ý kiến tại Hội thảo về chặng đường phát triển tiếp theo của APEC trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh cần phải thúc đẩy tăng trưởng bền vững sáng tạo và bao trùm. Chương trình nghị sự của APEC cần chú trọng vào cải cách thể chế. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo và thu hẹp khoảng cách phát triển.
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, cần phải hợp tác để thúc đẩy hội nhập và kết nối khu vực sâu rộng. Điều quan trọng là phải nắm bắt cơ hội, do các cơ chế khu vực hiện có như Cộng đồng ASEAN, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương tạo ra nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra, đề cao vai trò quan trọng của sự hợp tác công - tư trong việc tăng cường kết nối khu vực và tiểu vùng.
Các doanh nghiệp vừa và siêu nhỏ cần được tạo điều kiện mạnh mẽ, bằng cách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh sức sáng tạo tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp vừa và siêu nhỏ là động lực quan trọng đối với tăng trưởng và tạo công ăn việc làm.
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững cần tăng cường và chú trọng hơn nữa. APEC cần tìm ra các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho chuyển giao và ứng dụng công nghệ để tăng năng suất và chất lượng trong sản xuất nông nghiệp.
Hội thảo về các chủ đề ưu tiên của Năm APEC 2017 là dịp để Việt Nam nắm bắt mối quan tâm của các nền kinh tế thành viên, tranh thủ ý kiến của các đại biểu, các tổ chức quốc tế, giới học giả và doanh nghiệp Việt Nam và APEC về xu hướng hợp tác quốc tế và khu vực liên quan đến các hướng ưu tiên mà Việt Nam đã đề xuất./.
Các nước GCC có quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình  (08/12/2016)
Quốc hội Hàn Quốc ra kiến nghị luận tội Tổng thống Park Geun-hye  (08/12/2016)
Hà Nội thông qua nghị quyết, định hướng phát triển toàn diện thành phố  (08/12/2016)
Huyện Lập Thạch trên con đường phát triển  (08/12/2016)
Huyện Lập Thạch trên con đường phát triển  (08/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên